Hiệu suất công việc là gì? 7 phương pháp đánh giá hiệu suất nhân viên

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong hiệu suất công việc của nhân viên và hiệu suất làm việc của cả tổ chức được nâng cao nhằm đảm bảo sự phát triển của cả tổ chức. Vậy hiệu suất làm việc là gì? Có những phương pháp đánh giá nào và phải làm sao để nâng cao hiệu suất làm việc cho toàn thể nhân viên? Tìm hiểu ngay!

hiệu suất làm việc

Hiệu suất làm việc là gì?

Hiệu suất làm việc là mức độ hoàn thành công việc của một cá nhân hay một nhóm trong một khoảng thời gian nhất định. Nó được đo lường dựa vào việc so sánh giữa kết quả đạt được và nguồn lực bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Hiệu suất công việc được xem là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá năng suất lao động, năng lực quản lý và phát triển doanh nghiệp, nó giúp doanh nghiệp gia tăng năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ, giảm chi phí sản xuất và tối ưu hóa tài nguyên, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

hiệu suất công việc

Chỉ số đánh giá hiệu suất công việc là gì?

Chỉ số đánh giá hiệu suất công việc là tập hợp những chỉ số đo lường hiệu quả công việc của một cá nhân hoặc một tổ chức. Những chỉ số là cơ sở để nhà quản lý có những động thái quan tâm kịp thời nhằm cải thiện hiệu suất làm việc hiệu quả.

Những chỉ số đánh giá hiệu suất công việc thường được sử dụng bao gồm:

  • Thời gian hoàn thành: Là thời gian hoàn thành một sản phẩm/dịch vụ được đo lường tính từ thời điểm khách đặt hàng cho đến khi sản phẩm/dịch vụ được giao.
  • Số lượng nhiệm vụ công việc hoàn thành: Là số lượng công việc hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định, có thể được tính thông qua số lượng cụ thể hoặc tỷ lệ % so với mục tiêu đặt ra.
  • Chất lượng sản phẩm/dịch vụ: Được đánh giá bằng những chỉ số như số lượng sản phẩm đạt chuẩn/không đạt chuẩn, tỷ lệ feedback tích cực/tiêu cực và tỷ lệ lỗi sản phẩm/dịch vụ.
  • Tỷ lệ chuyển đổi: Là chỉ số đo lường số lượng khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực sự của doanh nghiệp (Đã trải nghiệm sản phẩm sau quá trình họ được tư vấn).
  • Tỷ suất lợi nhuận: Là chỉ số đo lường lợi nhuận thực tế thu được so với số vốn đầu tư ban đầu.

hiệu suất làm việc là gì

Công thức tính hiệu suất công việc của doanh nghiệp

Để đo lường hiệu suất công việc trong dự án và hoạt động kinh doanh, chúng ta có thể sử dụng công thức:

Hiệu suất công việc = Kết quả đạt được / Chi phí bỏ ra

Dựa vào cách tính hiệu suất công việc việc ở trên, doanh nghiệp có thể suy ra các yếu tố sau:

  • Hiệu suất công việc việc sẽ tỷ lệ với kết quả đo được, nghĩa là kết quả càng tốt thì hiệu suất càng cao. Ngược lại, nếu kết quả không như mong đợi trong khi chi phí bỏ ra lớn thì hiệu suất làm việc sẽ bị đánh giá thấp.
  • Để đạt được hiệu suất cao, doanh nghiệp cần phải giảm chi phí bỏ ra và nâng cao kết quả công việc.

Cách tính hiệu suất làm việc của nhân viên

Đối với hiệu suất của riêng nhân viên, tùy thuộc vào chỉ tiêu mà phòng ban hoặc doanh nghiệp đề ra, sẽ có 3 công thức tính hiệu suất làm việc của nhân viên phổ biến như sau:

  1. Tỷ lệ hoàn thành công việc = Số lượng công việc hoàn thành/ Tổng số công việc được giao
  2. Năng suất làm việc = Số lượng công việc hoàn thành/ Thời gian hoàn thành
  3. Chỉ số chất lượng = Số lượng thành phẩm đạt chất lượng cao/ Tổng số thành phẩm.

Phương pháp đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên

Đánh giá 360 độ

Khác biệt so với phương pháp đánh giá truyền thống (Chỉ có cấp trên đánh giá cấp dưới), với phương pháp 360 độ, những đánh giá sẽ được đến và đi vô cùng đa chiều bao gồm:

  • Nhân viên đánh giá ban lãnh đạo, quản lý
  • Bộ phận quản lý đánh giá cấp dưới
  • Nhân viên tự đánh giá bản thân
  • Các nhân viên đồng cấp đánh giá lẫn nhau
  • Đồng nghiệp đánh giá đối phương
  • Khách hàng đánh giá những nhân viên đón tiếp họ.

Từ những đánh giá đa chiều đó mà mỗi cá nhân đều sẽ có vai trò nhất định trong việc đánh giá, giúp doanh nghiệp có cái nhìn rộng mở hơn về năng lực thực sự của ban lãnh đạo, quản lý và nhân viên.

Standard Base

Đây là phương pháp đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên trong tổ chức dựa trên một tiêu chuẩn cụ thể được đề ra. Kết quả mà nhân viên đạt được trong một khoảng thời gian nhất định sẽ được so sánh với tiêu chuẩn đề ra ban đầu để đánh giá thành tích công việc.

Competency-based

Đây là phương pháp đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên dựa trên năng lực, kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà họ có để thực hiện công việc. Doanh nghiệp có thể tạo ra những bài kiểm tra năng lực thường xuyên để có cơ sở đánh giá năng lực theo phương pháp này.

Result-oriented

Đây là phương pháp đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên dựa vào kết quả cuối cùng mà họ đạt được trong công việc, trong phương pháp này quá trình thực hiện mục tiêu thường sẽ không được chú trọng quá kỹ lưỡng, mà người quản lý chỉ quan tâm đến kết quả họ đạt được.

Innovation-based

Đây là phương pháp đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên dựa trên khả năng sáng tạo của họ trong công việc và vai trò của họ trong việc đóng góp những ý tưởng khác biệt để giúp doanh nghiệp thành công hơn.

OKRs (Objectives and Key Results)

okr

OKR là phương pháp đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên dựa theo thang điểm Key Results về những phần của mục tiêu chung đã thực hiện được. Thang điểm cụ thể như sau:

0: Không thực hiện được những phần nào của mục tiêu đề ra

0.6-0.7: Mục tiêu đang đi đúng hướng

1: Hoàn thành xuất sắc mục tiêu

Quản trị theo mục tiêu (MBO – Management by Objectives)

Đây là phương pháp tập trung vào việc thiết lập những mục tiêu cụ thể đến nhân viên và đánh giá mức độ hiệu quả công việc dựa trên mức độ hoàn thành những mục tiêu đó.

Phương pháp này khác biệt so với OKR ở chỗ là các đánh giá thường diễn ra định kỳ vào cuối năm. Hơn nữa những mục tiêu của phương pháp MBO thiên về thành tích mà cá nhân đó đạt được hơn là thành tích cho cả tổ chức như OKR.

Phương pháp nâng cao hiệu suất làm việc hiệu quả

Xác định mục tiêu rõ ràng: Nhân viên cần phải được phổ biến rõ ràng về mục tiêu từ ngắn hạn cho đến dài hạn của doanh nghiệp và kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu đó. Hơn nữa, những mục tiêu cần phải cụ thể, có thể đo lường và đánh giá được, tránh đề ra mục tiêu quá mơ hồ hoặc bất khả thi.

Nhân viên được cung cấp đầy đủ tài nguyên cần thiết: Nhân viên cần được cung cấp đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ làm việc cần thiết để đảm bảo công việc được tiến hành một cách ổn định.

Cung cấp những phản hồi và đánh giá thường xuyên: Việc nhà quản lý thường xuyên phản hồi và đánh giá chất lượng, năng suất làm việc của nhân viên theo tinh thần góp ý, xây dựng sẽ giúp nhân viên nhận biết được điểm mạnh và điểm yếu của mình qua đó tìm cách khắc phục điểm yếu và phát huy những điểm mạnh.

Xây dựng chiến lược đào tạo, phát triển nhân viên: Những chương trình đào tạo và phát triển nhân viên sẽ giúp họ nâng cao vốn kiến thức, kỹ năng để quá trình làm việc diễn ra hiệu quả hơn, góp phần cải thiện hiệu suất công việc cho nhân viên.

Tạo môi trường làm việc tích cực: Môi trường làm việc tích cực sẽ giúp nâng cao tinh thần làm việc cho nhân viên, tránh cho họ những áp lực và ngột ngạt không đáng có, qua đó nâng cao hiệu suất làm việc cho toàn thể nhân viên để đóng góp vào sự thành công chung cho cả doanh nghiệp.

Khen thưởng cho nhân viên có thành tích cao: Khen thưởng cho những nhân viên hoàn thành tốt công việc luôn là liều thuốc vô cùng hữu hiệu để kích thích tinh thần, động lực làm việc và sự trung thành của nhân viên đối với tổ chức, thúc đẩy hiệu suất công việc của họ ngày càng cao hơn.

Quý anh/chị đang có nhu cầu nâng cao kỹ năng hoạch định quy trình hoạt động và hoạch định kế hoạch thực hiện mục tiêu nhằm nâng cao năng suất và hiệu suất công việc cho toàn thể nhân viên có thể tham khảo khóa học nâng cao năng lực quản lý cấp trung tại Học Viện PMS.

Liên hệ ngay với PMS theo số hotline: 0965 845 468 – 028 7300 6069 để nhận được những tư vấn chi tiết hơn về khóa học và nhận được những ưu đãi độc quyền từ chúng tôi.

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *