Lãnh đạo phục vụ là gì? Triết lý lãnh đạo lấy con người làm đầu

Servant Leadership còn gọi là lãnh đạo phục vụ hay đầy tớ, nghe tên gọi trong rất nghịch lý nhưng khi tìm hiểu kỹ về phong cách này sẽ có rất nhiều lợi ích mà nó mang lại cho tổ chức. Vậy cụ thể phong cách lãnh đạo tự phục vụ là gì? Nguồn gốc, ưu nhược điểm và những thông tin liên quan khác ra sao? Hãy cùng PMS khám phá chi tiết hơn tại bài viết này.

phong cách lãnh đạo phục vụ

1. Lãnh đạo phục vụ là gì?

Lãnh đạo phục vụ (Servant Leadership) là triết lý lãnh đạo tập trung vào việc phục vụ và phát triển những người được họ dẫn dắt. Trong đó một cá nhân sẽ tương tác với người khác với tư cách là nhà quản lý hoặc đồng nghiệp với mục đích tạo ra môi trường tích cực nơi mọi người cùng nhau hỗ trợ, tin tưởng và tôn trọng nhau để có thể phát huy tiềm năng của mình hơn là việc chỉ tập trung vào quyền lực.

lãnh đạo phục vụ là gì

2. Lý thuyết Servant Leadership được biết từ đâu?

Lý thuyết Servant Leadership được ra đời bởi Robert K. Greenleaf – giám đốc điều hành tại AT&T, người đã phổ biến thuật ngữ này trong một bài tiểu luận vào những năm 1970 có tựa đề “Người phục vụ là người lãnh đạo” và trong nhiều năm qua, nó đã thu hút sự chú ý vì được coi là một phong cách lãnh đạo hiệu quả nhất.

Sau khi đọc cuốn sách “Hành trình về phương Đông – Journey to the East“, Greenleaf được truyền cảm hứng từ nhân vật chính là Leo, người phục vụ, người tạo cảm hứng cho cả đoàn bởi tinh thần lạc quan và giọng ca của anh ấy. Nhưng sau đó. Leo mất tích khỏi nơi làm việc, năng suất và hiệu quả của những công nhân ở lại bị giảm sút, cho thấy rằng Leo thực sự là một nhà lãnh đạo. Điều này đã làm cho Greenleaf tin rằng lãnh đạo phục vụ có hiệu quả bởi khả năng tạo ra một môi trường mà người lao động có thể tương tác và liên kết tự nhiên với người lãnh đạo, đồng thời cũng tạo ra niềm tin và quyền tự chủ cho họ.

lý thuyết servant leadership của Robert Greenleaf
Cuốn sách hành trình về Phương Đông – Greenleaf

Robert K. Greenleaf, được coi là cha đẻ của lãnh đạo phục vụ, đưa ra định nghĩa như sau: “Lãnh đạo phục vụ là một triết lý lãnh đạo tập trung vào việc phục vụ. Quan trọng không phải là việc đứng đầu, mà là sự phục vụ cho cá nhân và tổ chức một cách tốt nhất. Người lãnh đạo phục vụ phải ưu tiên sự phục vụ lên trên và sử dụng quyền lực của mình để hỗ trợ, động viên và phát triển những người khác, giúp họ phát huy hết tiềm năng của mình.”

3. Ví dụ về phong cách lãnh đạo phục vụ

Fred Smith, nhà sáng lập FedEx, là một doanh nhân tài ba, ông là nhà lãnh đạo xuất sắc với phong cách lãnh đạo đầy tớ. Ông luôn đặt lợi ích của nhân viên, khách hàng và cộng đồng lên hàng đầu.

Fred Smith luôn trân trọng nhân viên, coi họ là tài sản quý giá nhất của công ty. Ông thường xuyên gặp gỡ và lắng nghe ý kiến của họ, tạo điều kiện làm việc tích cực và khuyến khích phát triển tiềm năng. Ngoài ra, ông cũng cung cấp mức lương và chế độ đãi ngộ tốt để thu hút và giữ chân nhân viên tài năng.

ví dụ về phong cách lãnh đạo phục vụ Fedex

Là một nhà lãnh đạo gương mẫu, Fred Smith không chỉ ra lệnh mà còn trực tiếp tham gia vào công việc. Ông thường xuyên thăm các chi nhánh của FedEx trên khắp thế giới để gặp gỡ nhân viên và khách hàng. Nhờ điều này, ông trở thành tấm gương sáng về sự chăm chỉ, cống hiến và tinh thần trách nhiệm, truyền cảm hứng cho toàn thể đội ngũ nhân viên.

Nhờ phong cách lãnh đạo phục vụ hiệu quả của Fred Smith, FedEx đã trở thành một trong những công ty vận chuyển lớn và thành công nhất trên toàn cầu. Công ty được đánh giá cao về dịch vụ khách hàng, môi trường làm việc và hoạt động cộng đồng.

Đọc thêm: Lãnh đạo giao dịch có tác động gì đối với nhân viên?

4. Áp dụng lãnh đạo phục vụ trong doanh nghiệp như như thế nào?

Để áp dụng phong cách này vào doanh nghiệp hiệu quả, bạn cần phải xem qua các điều sau:

  • Ưu tiên phục vụ nhân viên: Tạo môi trường làm việc mà nhân viên cảm thấy được quan tâm và động viên. Lắng nghe ý kiến của họ, hỗ trợ và tạo điều kiện để họ phát triển kỹ năng và nâng cao hiệu suất làm việc.
  • Xây dựng môi trường làm việc tích cực: Tạo ra môi trường làm việc khuyến khích sự đoàn kết, hợp tác và sáng tạo. Điều này có thể thúc đẩy tinh thần nhóm và giữ chân nhân viên giỏi.
  • Truyền cảm hứng: Lãnh đạo phục vụ thường là nguồn động lực và tấm gương cho cấp dưới noi theo. Họ khuyến khích sự cống hiến và trách nhiệm, đồng thời giúp các thành viên trong nhóm đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
  • Tạo cơ hội cho sự phát triển: Nhà lãnh đạo cần phát triển kỹ năng và phát huy tiềm năng của mỗi người, đồng thời tạo cơ hội cho họ thăng tiến trong công việc. Hành động này không chỉ giữ chân nhân viên mà còn khuyến khích họ làm việc chăm chỉ và đạt được thành công trong tương lai.

5. Ưu và nhược điểm phong cách lãnh đạo phục vụ

5.1 Ưu điểm

  • Nhà lãnh đạo được tôn trọng bởi những người khác.
  • Ý kiến của nhân viên góp phần trong việc đưa ra các quyết định của công ty để đạt được kết quả tốt hơn.
  • Các cấp dưới dễ thăng tiến trong môi trường khi nhận được sự hỗ trợ, quan tâm.
  • Khuyến khích tự chủ cho nhân viên, từ đó họ sẽ có cơ hội phát triển khả năng của họ.
  • Nhân viên sẽ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp khi họ được tôn trọng và có cơ hội phát triển lâu dài.

5.2 Nhược điểm

  • Mất nhiều thời gian để lắng nghe, hỗ trợ và phát triển nhân viên.
  • Việc áp dụng phong cách này có thể đòi hỏi sự thay đổi về văn hóa doanh nghiệp.
  • Phong cách này không thích hợp cho việc ra quyết định nhanh chóng.
  • Lợi dụng sự trao quyền từ lãnh đạo, một số nhân viên sẽ nhận những trách nhiệm vượt quá khả năng mình.
  • Phong cách này không phù hợp với các doanh nghiệp cần có cơ cấu và hệ thống phân cấp rõ ràng.
  • Nhiều nhà lãnh đạo không quen thuộc với phong cách này.

6. Làm sao để trở thành một nhà lãnh đạo phục vụ?

10 đặc điểm phong cách lãnh đạo đầy tớ

Dựa trên các bài viết của Greenleaf, các chuyên gia quản lý đã xây dựng các phẩm chất mà một nhà lãnh đạo phục vụ cần có. Larry Spears, giám đốc điều hành của Trung tâm lãnh đạo phục vụ Larry C. Spears, cùng với Robert K. Greenleaf đã mô tả 10 đặc điểm sau đây:

  1. Lắng nghe: Khả năng nghe và nói mà nhà lãnh đạo nào cũng cần có, do đó nhà lãnh đạo đầy tớ cần phải sẵn sàng lắng nghe người khác một cách chăm chú.
  2. Nhận thức: Nhận thức là khả năng tự quan sát, điều chỉnh và đánh giá sâu sắc về cảm xúc, hành vi của bản thân. Đồng thời xem xét tác động của chúng đến môi trường xã hội xung quanh và phù hợp với các giá trị của bạn như thế nào.
  3. Đồng cảm: Một nhà lãnh đạo đầy tớ luôn nỗ lực để đồng cảm với các thành viên trong nhóm. Chấp nhận tính cách của mỗi người và luôn giả định rằng mỗi người đều mang ý tốt, ngay cả khi không chấp nhận với tác phong của họ.
  4. Thuyết phục: Những nhà lãnh đạo phục vụ dựa vào sự thuyết phục thay vì quyền lực hoặc ép buộc để thuyết phục người khác. Spears viết: “Yếu tố đặc biệt này tạo ra sự khác biệt rõ ràng nhất giữa mô hình lãnh đạo độc đoán và mô hình lãnh đạo phục vụ”.
  5. Tầm nhìn xa: Trong vai trò nhà lãnh đạo, bạn cần phải chú ý đến tương lai và dự báo những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tổ chức. Bạn cũng cần phải có tầm nhìn xa về tổ chức và bạn cũng là người có thể ra quyết định và hành động khi cần thiết.
  6. Chữa lành: Chữa lành tinh thần đang suy giảm là một phương pháp vô cùng hiệu quả để chuyển hóa và hòa nhập. Sự liên kết giữa nhà lãnh đạo đầy tớ và những người được phục vụ sẽ tốt hơn nếu cả hai bên đều nhận ra rằng họ đang cùng nhau hướng tới mục tiêu chung.
  7. Quản lý: Quản lý đảm nhận trách nhiệm về hành động và hiệu suất của nhóm, cũng như giám sát vai trò của các thành viên trong tổ chức của bạn.
  8. Khái niệm hóa: Servant Leadership đòi hỏi khả năng áp dụng tư duy toàn diện. Điều này giúp họ hình thành và triển khai các kế hoạch cho cả nhóm và tổ chức của họ.
  9. Cam kết cho sự phát triển của con người: Các nhà lãnh đạo phục vụ cảm thấy mình có trách nhiệm thúc đẩy sự phát triển của nhân viên nếu họ tin tưởng vào giá trị bên trong của mỗi cá nhân
  10. Xây dựng cộng đồng: Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách tạo ra các cơ hội cho mọi người tương tác với nhau trong toàn bộ công ty. Ví dụ, bạn tổ chức các bữa trưa trong nhóm và tiệc nướng ngoài trời để khuyến khích mọi người trò chuyện thân mật ngoài khu vực làm việc của họ và dành vài phút đầu tiên của mỗi cuộc họp cho các cuộc trò chuyện không liên quan đến công việc.

Bài viết cùng chủ đề:

7. So sánh lãnh đạo phục vụ với lãnh đạo truyền thống

lãnh đạo phục vụ vs lãnh đạo truyền thống

Có sự khác nhau rõ ràng giữa triết lý lãnh đạo phục vụ và lãnh đạo truyền thống khi chúng có cách tiếp cận và mục tiêu khác nhau, cụ thể:

Đặc điểmLãnh đạo phục vụLãnh đạo truyền thống
Vai tròLà người sẽ hỗ trợ, phục vụ người khácLà người sẽ chỉ ra lệnh và kiểm soát người khác
Tập trungNhu cầu của người khácMục tiêu và sự hiệu quả
Cách thức ra quyết địnhLấy ý kiến đóng góp, tham vấn từ mọi ngườiTự ra quyết định mà không cần hỏi ai
Đồng lựcPhục vụ cộng đồng, phát triển cá nhânQuyền lực và sự thành công
Mối quan hệTương tác, tôn trọng và đồng hành với nhau với nhau để đạt được mục tiêu uy tín hơn là quyền lựcThường là theo thứ bậc từ cấp trên xuống cấp dưới

Tuy khác nhau về cách tiếp cận và mục tiêu nhưng giữa hai phong cách lãnh đạo này không hoàn toàn đối lập tuyệt đối. Một nhà lãnh đạo có thể tích hợp cả 2 phong cách này để đạt được hiệu quả cao nhất.

Để thành công trong việc áp dụng bất kỳ phong cách lãnh đạo nào trong tổ chức, nhà lãnh đạo cần phải sở hữu những tố chất và kỹ năng cần thiết. Hiểu được điều đó, đội ngũ PMS giới thiệu đến bạn khóa học kỹ năng lãnh đạo và quản lý chuyên nghiệp, đặc biệt chương trình tại PMS rất đề cao tính ứng dụng cao vào thực tế. Để biết thông tin về khóa học và các ưu đãi dành cho Học Viên, nhanh tay liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn cụ thể, Hotline 0965 845 468.

Xem thêm các kiểu lãnh đạo khác:

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *