Hiện tại, có rất nhiều mô hình, lý thuyết và kiểu lãnh đạo khiến cho người quản lý có thể gặp khó khăn khi phải quyết định sử dụng phong cách nào và khi nào phù hợp để sử dụng phong cách đó. Trong các phong cách lãnh đạo phổ biến, thì lãnh đạo theo tình huống là một trong những phương pháp được biết đến nhiều và được sử dụng nhiều nhất.
Nhưng tại sao nó lại được áp dụng nhiều? Hãy cùng PMS tìm hiểu tất cả những thông tin về phong cách này ngay tại bài viết sau đây.
Lãnh đạo theo tình huống là gì?
Lãnh đạo theo tình huống (Situational Leadership) là phong cách lãnh đạo linh hoạt, cho phép các nhà lãnh đạo điều chỉnh cách tiếp cận của họ phù hợp với nhu cầu cụ thể của nhóm hoặc từng thành viên.
Được phát triển bởi Paul Hersey vào năm 1969, mô hình Hersey-Blanchard cung cấp một quy trình có thể lặp lại để liên kết hành vi lãnh đạo với nhu cầu thực hiện của những người bị ảnh hưởng. Khác với những kiểu lãnh đạo khác, lãnh đạo theo tình huống cho rằng, không tồn tại một phương pháp lãnh đạo nào là tốt nhất cho mọi người và mọi tình huống.
Nếu bạn chưa hiểu về mô hình Hersey-Blanchard vừa đề cập ở trên, hãy tìm hiểu nó ngay tại phần bên dưới.
Đọc thêm: Lãnh đạo giao dịch là gì? Ưu và nhược điểm, áp dụng cho ai?
Mô hình Hersey-Blanchard và các mức độ trưởng thành
Mô hình Hersey-Blanchard còn được gọi là mô hình hoặc lý thuyết lãnh đạo theo tình huống, được phát triển bởi tác giả Paul Hersey và chuyên gia lãnh đạo Ken Blanchard, người đã viết cuốn sách nổi tiếng “The One Minute Manager“.
Người quản lý sử dụng mô hình này phải lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp với sự phát triển của cấp dưới. Ví dụ, nếu nhân viên đã có kinh nghiệm, mô hình sẽ đề xuất người quản lý không cần hướng dẫn nhân viên của mình quá nhiều trong việc thực hiện nhiệm vụ. Ngược lại, nếu họ chưa có kinh nghiệm, người quản lý có thể cần chỉ dẫn cụ thể và giám sát công việc nghiêm ngặt để đảm bảo đội nhóm hiểu rõ mục tiêu và kỳ vọng của họ.
Mô hình này chia thành 4 mức độ trưởng thành, cụ thể:
- Độ trưởng thành cao (M4): Những cá nhân có năng lực, kinh nghiệm, làm việc độc lập tốt và có sự tự tin cao.
- Độ trưởng thành trung bình (M3): Những người có năng lực nhưng thiếu độ tự tin với khả năng của bản thân.
- Độ trưởng thành trung bình thấp (M2): Những cá nhân sẵn sàng làm nhiệm vụ nhưng còn thiếu kỹ năng để làm việc hiệu quả.
- Độ trưởng thành thấp (M1): Những cá nhân thiếu kiến thức, kỹ năng, không sẵn sàng để làm các công việc được bàn giao.
54% các nhà lãnh đạo chỉ sử dụng một phong cách lãnh đạo trong bất cứ tình huống nào. Có nghĩa là 50% các nhà lãnh đạo đang sử dụng sai phong cách lãnh đạo để đáp ứng nhu cầu của nhân viên.
– Ken Blanchard, Tác giả cuốn sách Vị Giám Đốc Một Phút
Đọc thêm: Lí thuyết lãnh đạo kiểu giao dịch ra đời từ đâu?
Tìm hiểu mô hình Hersey-Blanchard và các phong cách lãnh đạo
Hersey và Blanchard phân loại các kiểu phong cách lãnh đạo thành 4 loại dựa trên sự kết hợp giữa nhiệm vụ và mối quan hệ tại nơi làm việc, cụ thể:
- Ủy quyền (S4): Phong cách ủy quyền ít tập trung nhiệm vụ và quan hệ thấp. Nhà lãnh đạo chủ yếu tập trung vào việc cho phép nhóm tự quyết định về nhiệm vụ. Họ chỉ theo dõi tiến độ nhưng ít tham gia hoặc ra quyết định, phương pháp này phù hợp với những người có mức độ trưởng thành cao.
- Tham gia (S3): Phong cách tham gia ít tập trung vào nhiệm vụ nhưng có quan hệ cao. Nhà lãnh đạo sẽ tập trung vào các mối quan hệ và thường không đưa ra định hướng cho nhân viên. Phong cách tham gia sẽ hiệu quả khi áp dụng với những nhân viên có kinh nghiệm nhưng thiếu tự tin trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Huấn luyện (S2): Phong cách huấn luyện có mức độ nhiệm vụ cao và mối quan hệ cao. Trong đó, người lãnh đạo cố gắng truyền đạt ý tưởng của mình cho nhóm bằng cách hướng dẫn nhiệm vụ rõ ràng. Nhưng, những người ở phong cách này thường không sẵn lòng thực hiện công việc.
- Kể chuyện (S1): Phong cách kể chuyện hay chỉ đạo tập trung vào nhiệm vụ cao nhưng quan hệ thấp. Trong đó người lãnh đạo cung cấp hướng dẫn công việc cụ thể và giám sát công việc chặt chẽ đối với mỗi người. Phương pháp này phù hợp với những người có mức độ trưởng thành thấp.
Đọc thêm: Lãnh đạo chuyển đổi là gì? Đặc điểm, Ưu và nhược điểm
Những phẩm chất của nhà lãnh đạo theo tình huống
- Lắng nghe tích cực: Để nắm bắt và đáp ứng những nhu cầu của nhóm, nhà lãnh đạo theo cần phải sử dụng kỹ năng lắng nghe tích cực của mình. Để làm được điều đó, họ cần có sự kiên nhẫn và dành thời gian để hiểu về các thành viên trong đội nhóm của mình.
- Có định hướng rõ ràng: Nhà lãnh đạo theo tình huống cần giỏi trong việc cung cấp mức độ hỗ trợ và chỉ đạo phù hợp với nhu cầu của từng thành viên trong nhóm. Họ cần hiểu rõ mục tiêu của nhóm và biết rõ bước tiếp theo cần làm gì để đạt được mục tiêu đó.
- Tính linh hoạt: Nhà lãnh đạo theo tình huống luôn tập trung vào sự thay đổi theo nhu cầu của nhóm, nhiệm vụ và cả tổ chức. Vì thế, họ cần có sự linh hoạt để điều chỉnh phong cách lãnh đạo của mình khi cần thiết nhằm đem lại lợi ích tối đa cho các thành viên trong nhóm và đảm bảo đạt được kết quả thành công.
- Khả năng khuyến khích mọi người tham gia: Nhà lãnh đạo theo tình huống cần tạo ra cơ hội cho các thành viên trong nhóm chia sẻ suy nghĩ, kinh nghiệm và ý kiến đóng góp của họ. Điều này khuyến khích mọi người tích cực tham gia và xây dựng tinh thần động đội hiệu quả.
- Khả năng huấn luyện nhân viên: Để đạt hiệu quả cao nhất, những người lãnh đạo theo tình huống cần phát triển khả năng huấn luyện ở mức độ phát triển khác nhau của từng cá nhân. Khả năng này giúp họ tương tác với các thành viên trong nhóm để biết họ đang ở mức độ nào để biết mình nên hỗ trợ gì giúp họ đạt được những mục tiêu cụ thể.
Ưu và nhược điểm lãnh đạo theo tình huống
Ưu điểm
Lãnh đạo theo tình huống có thể mang lại nhiều lợi ích cho cả người lãnh đạo và nhóm hoặc tổ chức. Một số ưu điểm kiểu phong cách này bao gồm:
- Giúp các nhà lãnh đạo linh hoạt áp dụng các phong cách lãnh đạo phù hợp trong tình huống cụ thể.
- Tạo ra môi trường làm việc thoải mái cho nhân viên vì mục đích là đáp ứng phù hợp với từng nhu cầu của nhân viên.
- Phong cách này xem xét các cấp độ phát triển khác nhau của nhân viên và hỗ trợ giải quyết các nhu cầu và kỹ năng của từng cá nhân.
- Kiểu lãnh đạo này áp dụng rất đơn giản, chỉ cần đánh giá tình huống và điều chỉnh khi họ thấy phù hợp.
Nhược điểm
Tuy nhiên, phong cách này cũng có một số nhược điểm phải kể đến như:
- Có thể gây hiểu lầm trong tổ chức, vì người lãnh đạo theo phong cách này có thể thay đổi liên tục cách tiếp cận của mình để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng nhóm hoặc cá nhân.
- Phong cách này thường tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn nên dẫn đến việc bỏ qua các mục tiêu dài hạn.
- Thường không hiệu quả khi cần hoàn thành các nhiệm vụ lặp đi lặp lại.
- Thường hay đặt nhiều trách nhiệm lên nhà quản lý nên đôi khi sẽ có những quyết định của họ bị sai sót.
Ví dụ về phong cách lãnh đạo theo tình huống
Nếu bạn vẫn còn mơ hồ về việc thực hiện lãnh đạo theo tình huống hoặc cách áp dụng mô hình này vào phương pháp tiếp cận của mình. Dưới đây là một số ví dụ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn:
Trong giáo dục
Nếu bạn đang dạy học sinh ở cấp tiểu học, có lẽ các em cần nhận được chỉ dẫn và hướng dẫn cụ thể hơn so với những học sinh ở cấp cơ sở, phổ thông hay chuẩn bị vào đại học.
Với học sinh tiểu học, việc kể chuyện là một phương pháp lãnh đạo hiệu quả nhất. Tuy nhiên, đối với những học sinh lớn tuổi hơn, phong cách tham gia có thể là phong cách lãnh đạo mang lại hiệu quả cao hơn, thúc đẩy sự tham gia tích cực của các em vào quá trình học tập.
Trong quản lý dự án
Giả sử bạn là người quản lý án với mong muốn mọi người coi trọng và cải thiện sự công tác nhân viên, bạn sẽ xem xét hai tình huống sau:
Nếu bạn muốn thúc đẩy sự hợp tác trong nhóm và tin rằng họ có khả năng tự giải quyết vấn đề mà không cần sự can thiệp từ bạn, bạn có thể áp dụng phong cách uy quyền và cho phép họ tự do tự quản lý.
Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy rằng nhóm của bạn cần sự hỗ trợ và hướng dẫn để cải thiện sự hợp tác và khả năng giải quyết vấn đề, bạn có thể chọn phong cách tham gia và hợp tác cùng với họ để phát triển kỹ năng và nâng cao hiệu suất làm việc nhóm.
Trong y tế
Giả sử bạn là bác sĩ trưởng đang làm tại phòng cấp cứu, bạn sẽ xem qua các tình huống sau:
Khi ai đó đến sau một vụ tai nạn với vết thương nặng, bạn cần đánh giá tình hình và lựa chọn phương pháp lãnh đạo dựa trên phong cách kể chuyện. Trong trường hợp này, nhóm của bạn cần biết ngay lập tức phải làm gì và bạn không có thời gian để nghe những quan điểm khác, điều bạn cần làm là chăm sóc bệnh nhân này ngay lập tức.
Tuy nhiên, nếu bạn là trưởng nhóm nghiên cứu tại một bệnh viện, bối cảnh có thể không căng thẳng như trong phòng cấp cứu. Trong tình huống này, có thể phong cách tham gia hoặc ủy quyền sẽ phù hợp hơn. Bạn có thể dành thời gian nghe nhiều quan điểm khác nhau từ các thành viên trong nhóm và nhân viên có quyền ra quyết định.
Phong cách lãnh đạo theo tình huống sẽ là lựa chọn phù hợp cho những người lãnh đạo nhóm muốn tăng năng suất, thúc đẩy sự hợp tác và nâng cao tinh thần làm việc. Mô hình này khuyến khích sự linh hoạt và sự đồng cảm, đồng thời tập trung vào việc phát triển năng lực nhân viên hơn là người lãnh đạo.
Để biết mình phù hợp với phong cách nào và cách cải thiện kỹ năng lãnh đạo, PMS giới thiệu đến bạn khóa học về kỹ năng lãnh đạo nhóm chuyên sâu được các chuyên gia nghiên cứu cung cấp cho người tham gia. Đây là một chương trình đặc biệt được dẫn dắt bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực lãnh đạo, áp dụng phương pháp giảng dạy độc đáo, sôi nổi và thực hành nhóm trong suốt thời lượng học (khoảng 80%).
Xem thêm các phong cách lãnh đạo khác:
Đăng ký nhận bản tin
Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS