Hướng dẫn cách chia 3 ca làm việc khoa học và hợp lý cho nhân viên

cách chia 3 ca làm việc

Tại sao cần phải chia ca làm việc cho nhân viên?

Đảm bảo sức khỏe cho người lao động

Việc cứ cắm mặt làm việc hàng chục giờ liền để nâng cao sản lượng không bao giờ là một lựa chọn phù hợp. Điều đó chỉ khiến nhân viên bị quá tải, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và sức khỏe thể chất của nhân viên.

Do đó, để đảm bảo nhân viên có thể hoàn thành tốt công việc và mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng, chia ca sẽ là phương pháp giúp nhân viên có thêm thời gian nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng qua đó duy trì năng suất và hiệu suất công việc ổn định.

Tiến độ công việc diễn ra suôn sẻ

Bên cạnh lợi ích về sức khỏe cho người lao động, việc chia ca làm việc cũng sẽ giúp doanh nghiệp tránh tình trạng đình trệ trong công việc trong trường hợp dư việc nhưng thiếu nhân lực.

Ngoài ra khi mà nhân viên bị ốm hay gặp sự cố đột xuất nào đó, họ có thể linh hoạt đổi ca làm việc với nhau, qua đó đảm bảo sẽ có nhân viên khác thế chỗ công việc của họ, tránh ảnh hưởng đến tiến độ công việc chung.

Tiết kiệm chi phí nhân sự

Tùy theo tình trạng hiện tại của doanh nghiệp, cửa hàng vắng hay đông khách hoặc tính chất mùa vụ trong lĩnh vực kinh doanh, mà doanh nghiệp có thể phân chia nhân sự theo ca làm và số lượng nhân lực hợp lý để tiết kiệm phần nào chi phí nhân sự nhưng vẫn phải bảo đảm trả đủ lương như đã thỏa thuận cho nhân viên.

Tại sao cần phải chia ca làm việc

Pháp luật quy định như thế nào về ca làm việc?

Căn cứ vào điều 63 nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về ca làm việc và công tác tổ chức ca làm như sau:

Ca làm việc và tổ chức làm việc theo ca

  1. Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi kết thúc và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.
  2. Tổ chức làm việc theo ca là việc bố trí ít nhất 02 người hoặc 02 nhóm người thay phiên nhau làm việc trên cùng một vị trí làm việc, tính trong thời gian 01 ngày (24 giờ liên tục).
  3. Trường hợp làm việc theo ca liên tục để được tính nghỉ giữa giờ vào giờ làm việc quy định tại khoản 1 Điều 109 của Bộ luật Lao động là trường hợp tổ chức làm việc theo ca quy định tại khoản 2 Điều này khi ca làm việc đó có đủ các điều kiện sau:

a) Người lao động làm việc trong ca từ 06 giờ trở lên;

b) Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút.

Bên cạnh đó, khá nhiều người thắc mắc rằng doanh nghiệp có quyền kéo dài ca làm hơn so với quy định của pháp luật hay không, thì Điều 105 Bộ luật Lao động 2019, sẽ trả lời cho thắc mắc trên:

Thời giờ làm việc bình thường

  1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
  2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.

  1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.

Với điều luật trên, có thể thấy thời gian làm việc thông thường của người lao động không được quá 10 giờ/ ngày và cũng không được quá 48 giờ/tuần. Trường hợp lao động quá 10 giờ/ngày, doanh nghiệp phải có chính sách thưởng thêm giờ hoặc nghỉ bù.

Tham khảo: Lịch khai giảng các chương trình đào tạo cá nhân tại PMS

Hướng dẫn cách chia 3 ca làm việc trong ngày

Thông thường, trong một ngày sẽ có tổng cộng 3 ca làm việc, mỗi ca làm việc sẽ kéo dài khoảng 8 tiếng. Tuy nhiên, thời gian làm việc của mỗi ca có thể thay đổi tùy vào việc nhân viên làm việc với doanh nghiệp Part time hay Full time, hay nói cách khác là phụ thuộc vào thỏa thuận giữa lao động và nhà tuyển dụng.

Cách chia 3 ca làm việc cho nhân viên

Hiện nay, 3 ca làm ngày phổ biến nhất tại các doanh nghiệp thường diễn ra trong những khung giờ như sau:

  • Ca 1: Từ 6 giờ sáng đến 14 giờ chiều.
  • Ca 2: Từ 14 giờ chiều đến 22 giờ đêm.
  • Ca 3: Từ 22 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau.

Theo cách chia này, mỗi kíp sẽ thay phiên nhau làm việc trong 3 ca này nhằm đảm bảo từng kíp sẽ có đủ thời gian nghỉ ngơi là 24 tiếng sau quá trình làm việc căng thẳng và mệt mỏi suốt 8 tiếng trước đó.

Ngoài ra, trong một ca làm việc doanh nghiệp có thể linh hoạt chia ca gãy hoặc sắp xếp một khoảng nghỉ ngắn cho nhân viên tùy vào đặc điểm cũng như nhu cầu của mỗi doanh nghiệp.

Các cách chia ca làm việc phổ biến khác

Cách sắp xếp 3 ca làm việc cho nhân viên

Cách chia ca gãy

Cách chia ca gãy rất phổ biến đối với nhân viên đang làm việc tại các nhà hàng – Khách sạn. Với cách chia ca này, nhân viên không phải làm việc liên tục trong suốt 8 tiếng giờ hành chính mà thay vào đó, thời gian làm việc sẽ được chia thành 2 khung giờ cách xa nhau trong một ngày.

Thông thường, một ca gãy sẽ diễn ra từ:

  • 10h sáng đến 2h chiều và 6h tối đến 10h tối.
  • 8h sáng đến 12h trưa và 5h chiều đến 9h tối.

Cách chia 3 ca 3 kíp

Nên hiểu một chút về “kíp”, thì đây là từ mượn từ từ vựng tiếng Pháp là equippe (Phiên âm là ekip) có nghĩa là đội, nhóm hoặc tổ.

Cách chia 3 ca 3 kíp phù hợp với những doanh nghiệp ổn định cả về số lượng lẫn khối lượng công việc, mỗi ca sẽ do 1 kíp đảm nhận. Thời gian về ca sẽ tương tự như mục hướng dẫn chia ca ở trên hoặc có một chút thay đổi nhưng phải đảm bảo tuân thủ quy định về luật lao động tại Việt Nam

Cách chia 3 ca 4 kíp

Đây là cách chia ca thường áp dụng cho những doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc, lắp ráp phụ tùng, linh kiện điện tử. Ca làm việc sẽ được chia tương ứng đến từng kíp (nhóm nhân viên), cụ thể như sau:

Ngày đầu tiên: Ca 1 – Kíp 1, Ca 2 – Kíp 2 và Ca 3 – Kíp 3

Đến hôm sau kíp 4 mới bắt đầu làm việc vào ca 1, kíp 1 sẽ làm việc vào ca 2, kíp 2 làm ca 3,… cứ luân phiên như vậy trong các ngày tiếp theo.

Cách chia 3 ca 5 kíp

Đây là cách chia ca rất phù hợp với những doanh nghiệp có số lượng nhân viên nhiều trong khi khối lượng công việc không quá nặng. Cách chia 3 ca 5 kíp hầu như tương tự với cách chia 3 ca 4 kíp, ngoại trừ việc sinh ra thêm kíp thứ 5 do nhân viên nhiều hơn.

Cách chia 2 ca 3 kíp

Cách chia 2 ca 3 kíp thường được áp dụng trong các doanh nghiệp nhỏ, số lượng nhân viên khiêm tốn, hai ca trong ngày theo cách chia ca này sẽ được phân bổ như sau:

  • Ca ngày: Thời gian làm việc từ 6h sáng cho đến 18h chiều.
  • Ca đêm: Thời gian làm việc từ 18h cho đến 6h sáng hôm sau.

Quý anh/chị đang có mong muốn được hiểu biết thêm về các phương pháp, bộ công cụ lập kế hoạch – hoạch định hiệu quả cho cá nhân và doanh nghiệp có thể tham khảo khóa học lập kế hoạch và tổ chức công việc tại Học Viện Tư Vấn & Đào Tạo PMS.

Để biết thêm những thông tin chi tiết về chương trình và có cơ hội nhận được những ưu đãi hấp dẫn từ PMS, quý anh/chị hãy liên hệ ngay với PMS theo số hotline: 0965 845 468 – 028 7300 6069.

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *