3 điều tạo ra một người quản lý cấp trung xuất chúng trong công ty

Bạn có bao giờ tự hỏi điều gì tạo nên sự khác biệt giữa một nhà quản lý cấp trung xuất xắc với một nhà quản lý cấp trung bình thường chưa? Để tìm ra câu trả lời này, quý độc giả hãy cùng khám phá 3 yếu tố quan trọng tạo ra một nhà quản lý cấp trung xuất chúng và tại sao những điều đó lại quan trọng. Xem ngay!

3 Điều tạo ra một nhà quản lý cấp trung

Điều thứ nhất: Tổ chức thực hiện các mục tiêu

Sứ mệnh đầu tiên của một người đứng đầu trong bộ phận phòng ban là phải giúp cho phòng đó đạt được các mục tiêu theo tháng/quý/năm. Trong việc tổ chức thực hiện mục tiêu này, thì điều mà các lãnh đạo mong đợi ở các nhà quản lý cấp trung là làm thế nào để gắn kết các mục tiêu của bộ phận mình với các mục tiêu chiến lược công ty.

Điều này rất quan trọng, bởi vì khi ta đứng đầu các bộ phận nhân sự, tài chính, kế hoạch, nhà mày sản xuất thì chúng ta thường hay có xu hướng “cục bộ”. Nghĩa ra chúng ta chỉ biết đến các nhiệm vụ và mục tiêu của bộ phận mình, nhưng cái lãnh đạo ở trên cần là gắn kết các mục tiêu đó với mục tiêu của công ty.

Để làm được điều này, quản lý cấp trung phải đặt ra được câu hỏi:

  • Phòng ban mình sẽ thực hiện những công việc gì?
  • Sẽ thay đổi những hoạt động nào?
  • Mục tiêu của phòng ban của mình thiết lập của quý/năm này thì đâu là mục tiêu sẽ giúp cho công ty đạt được những mục tiêu đó?

Ví dụ, mục tiêu năm nay của công ty là tăng trưởng 20% doanh thu từ việc chiêu sinh các khóa đào tạo online, thì đây không phải là mục tiêu riêng của bên bộ phận kinh doanh. Nếu lấy vị trí trưởng phòng của bộ phận nhân sự, thì người đó cũng phải đặt ra một số câu hỏi là phòng nhân sự cần triển khai một số hoạt động gì để hiện thực hóa mục tiêu này, chẳng hạn như cần thay đổi các chương trình đào tạo kỹ năng bán hàng cho nhân viên hay có cần tuyển thêm nhân viên Sales vào hay không, vào thời điểm nào?

Tóm lại, những người quản lý cấp trung xuất xắc phải biết quản trị mục tiêu một cách hệ thống, bài bản và họ làm rõ được, đề xuất được các hoạt động của phòng ban mình giúp đạt được các mục tiêu của công ty và họ nhìn rất rõ và chặt chẽ các mục tiêu đó.

Tổ chức thực hiện các mục tiêu

Điều thứ hai: Phối hợp hiệu quả với các phòng ban

Chuỗi cung ứng phối hợp hiệu quả với bộ phận sản xuất như thế nào? Bộ phận sản xuất phối hợp với bên kinh doanh ra sao? Ví như như, một khách hàng khiếu nại về một sản phẩm không tốt thì các phòng ban như kỹ thuật, sales và sản xuất cùng phối hợp với nhau như thế nào để xử lý?

Hay phòng mua hàng phối hợp và hỗ trợ cho các phòng ban khác ra sao để mua hàng kịp tiến độ, nguyên vật liệu để cho kịp các tiến độ trong dây chuyền sản xuất để diễn ra thuận lợi, trôi chảy đạt được các mục tiêu.

Yếu tố thứ hai mà các nhà quản lý cấp trung được đánh giá rất cao từ các ban lãnh đạo đó là khả năng phối hợp với các trưởng bộ phận, phòng ban khác, đặt mình vào vị trí vào các phòng ban khác để hiểu các khó khăn họ đang gặp phải. Khi xây một kế hoạch hoạt động, một chương trình họ luôn tự đặt ra các câu hỏi bộ phận mình sẽ làm gì để giúp bộ phận khác hoàn thành công việc tốt hơn.

Tóm lại ở yếu tố thứ hai là những người quản lý cấp trung này luôn có “Tư duy dịch vụ”, nghĩa là luôn đặt bản thân vào các phòng ban liên quan, xem các phòng ban liên quan là đối tác và khách hàng của mình.

Phối hợp hiệu quả với các phòng ban

► Xem thêm: Khung năng lực chính của quản lý cấp trung

Điều thứ ba: Năng lực về quản trị nhân sự

 

Có thể trước đây chuyên môn của mình rất giỏi, nhưng khi chúng ta được chuyển qua vị trí đứng đầu một nhóm gồm 5-7-10 thành viên, thì một trong những kỹ năng giúp cho nhà quản lý cấp trung hoàn thành các mục tiêu cá nhân, bộ phận mình đạt được kết quả tốt nhất và hoàn thành sứ mệnh của một nhà quản lý đó là quản trị và phát triển đội ngũ nhân viên cấp dưới.

Và trong kỹ năng quản lý nhân sự, cái quan trọng nhất là khả năng đào tạo huấn luyện và giúp cho các thành viên trong team liên lục phát triển năng lực. Những nhà quản lý cấp trung được đánh giá cao là trong kế hoạch làm việc của họ luôn có những khoảng thời gian đào tạo cho nhân viên, và họ đưa những kế hoạch này vào lịch trình làm việc của họ. Thậm chí họ còn kèm cặp cho những nhân viên có tố chất tốt để các bạn đó nhanh chóng phát triển năng lực để tiến lên các vị trí đảm nhận các trọng trách lớn lao hơn trong công ty.

Tóm lại, yếu tố quan trọng thứ ba của người quản lý cấp trung là năng lực đào tạo và phát triển nhân viên bên dưới, và những bộ phận dưới sự điều hành của quản lý cấp trung qua khoảng thời gian hoạt động thì năng lực bộ phận đó nó cũng phát triển mạnh mẽ hơn.

Trên đây là toàn bộ ba điều quan trọng để tạo ra một nhà quản lý cấp trung xuất sắc trong công ty, họ mang lại những kết quả tốt dựa vào các năng lực và phẩm chất của một nhà quản lý. Đồng thời họ còn đào tạo và phát triển cho đội ngũ cấp dưới liên tục phát triển để trở thành một nhà quản lý giỏi trong tương lai.

Năng lực về quản trị nhân sự

Tại PMS, chúng tôi đang cung cấp khóa đào tạo dành cho quản lý cấp trung với sứ mệnh nâng cao năng lực, hiểu được rõ vai trò và nâng cao năng suất làm việc cho nhân viên. Để tham khảo khung nội dung chương trình và học phí ưu đãi, liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0965 845 468 để được hỗ trợ tư vấn trong thời gian sớm nhất.

Nguồn: PMS tổng hợp và biên soạn

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *