Trong thời buổi kinh doanh cạnh tranh ngày nay, việc xây dựng và triển khai chiến lược cạnh tranh là quan trọng để đảm bảo sự bền vững và phát triển của mọi doanh nghiệp trên thị trường. Vậy cụ thể chiến lược cạnh tranh là gì? Tại sao nó lại quan trọng và các loại phổ biến hiện nay. Mọi thông tin chi tiết sẽ được PMS trình bày ngay tại bài viết dưới đây.
1. Chiến lược cạnh tranh là gì?
Chiến lược cạnh tranh là một kế hoạch chiến lược ngắn hạn và dài hạn mà doanh nghiệp xây dựng với mục tiêu đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Điều này được thực hiện thông qua việc đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) của đối thủ trong ngành, sau đó so sánh với tình hình của doanh nghiệp.
Sự hiểu biết về nguyên tắc cơ bản của chiến lược cạnh tranh giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh doanh thông minh và hiệu quả trong quá trình thực hiện chiến lược.
Chiến lược cạnh tranh trong một lĩnh vực kinh doanh được đánh giá dựa trên hai yếu tố chính đó là “tạo ra lợi thế cạnh tranh và bảo vệ lợi thế đó”.
>> Xem ngay: Chiến lược là gì? Tổng quan thông tin về chiến lược từ A-Z
2. Tại sao chiến lược cạnh tranh lại quan trọng?
Chiến lược cạnh tranh đóng vai trò quan trọng đến chiến lược tổng thể của doanh nghiệp. Nếu thiếu chiến lược cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ không tìm ra lợi thế độc đáo so với đối thủ. Ngoài ra, chiến lược này còn giúp tìm kiếm và phát triển ý tưởng mới cho sản phẩm và dịch vụ mà công ty có thể cung cấp. Dưới đây là các lợi ích của việc triển khai chiến lược này bao gồm:
- Khám phá ra những cơ hội mới
- Duy trì lòng trung thành của khách hàng bằng các sản phẩm/dịch vụ tốt hơn
- Tăng trưởng doanh số bán hàng
- Luôn đổi mới để theo kịp những thay đổi công nghệ trên thị trường
3. Các chiến lược cạnh tranh phổ biến nhất
3.1 Chiến lược tập trung vào chi phí
Chiến lược cạnh tranh này áp dụng nguyên tắc dẫn đầu về chi phí nhưng đặt trọng điểm chủ yếu vào một đối tượng thị trường cụ thể. Chiến lược này vẫn giữ nguyên mục tiêu cung cấp mức giá thấp nhưng vẫn chú trọng vào việc nhắm đến một phân khúc thị trường với sở thích và nhu cầu cụ thể. Khi các tổ chức triển khai chiến lược tập trung vào chi phí, họ có thể thiết lập nhận thức về thương hiệu trong thị trường địa lý cụ thể.
Ví dụ: Vietravel là một công ty du lịch hàng đầu tại Việt Nam, họ tập trung phục vụ đối tượng khách hàng bình dân thông qua việc cung cấp các tour du lịch với mức giá hợp lý.
3.2 Chiến lược tập trung khác biệt hóa
Chiến lược tập trung vào sự khác biệt hóa đề cập đến việc cung cấp một sản phẩm chuyên biệt cho một phân khúc thị trường cụ thể thay vì toàn bộ thị trường. Các tổ chức thực hiện chiến lược này chỉ hướng đến một lượng khách hàng nhất định, nhưng họ vượt trội trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
Chiến lược khác biệt hóa là tập trung vào việc cải thiện sản phẩm thông qua các đặc điểm độc đáo của sản phẩm (USP) của họ so với các đối thủ cạnh tranh bằng cách nhấn mạnh các tính năng cụ thể của sản phẩm. Với mục tiêu là thu hút nhiều khách hàng tiềm năng và gia tăng thị phần trên thị trường.
3.3 Chiến lược dẫn đầu về chi phí
Ở chiến lược dẫn đầu về chi phí, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ với giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Điều này yêu cầu doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí để tạo ra sản phẩm và đồng thời đảm bảo có lợi nhuận đáng kể khi bán với giá thấp.
Để thành công trong chiến lược dẫn đầu về chi phí, việc kiểm soát chi phí trong toàn bộ chuỗi giá trị là điều cần phải làm. Nhà cung cấp cần cung cấp nguyên liệu với giá thấp nhất, quy trình sản xuất cần diễn ra ở thị trường lao động có chi phí thấp nhất và tự động hóa các hoạt động để tăng hiệu suất.
Ví dụ: hai thương hiệu trong ngành sản xuất ô tô là Toyota và Honda áp dụng chiến lược dẫn đầu về chi phí để cạnh tranh với các đối thủ như General Motors và Ford. Những nhà sản xuất ô tô này tận dụng các kỹ thuật sản xuất tiên tiến nhất và tối ưu hóa chuỗi cung ứng để giảm chi phí sản xuất.
3.4 Chiến lược dẫn đầu về sự khác biệt
Trong chiến lược cạnh tranh này, doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh bằng cách sở hữu một sản phẩm độc đáo so với đối thủ cạnh tranh. Sự khác biệt của sản phẩm có thể bao gồm các tính năng, chất lượng, các chức năng nâng cao. Các công ty thực hiện chiến lược dẫn đầu về khác biệt hóa thường có khả năng đề xuất giá cao hơn cho sản phẩm/dịch vụ của họ, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
Chiến lược dẫn đầu về sự khác biệt hoàn toàn đối lập với chiến lược dẫn đầu về chi phí. Không phải tất cả các sản phẩm/dịch vụ trên thị trường đều được bán với giá thấp. Trong chiến lược này, các công ty nỗ lực tạo ra sự độc đáo cho sản phẩm bằng cách gia tăng giá trị, thu hút những khách hàng sẵn lòng chi trả giá cao hơn để sở hữu chúng.
Ví dụ: Apple áp dụng chiến lược tập trung vào sự khác biệt hóa để tạo ra các sản phẩm điện tử cao cấp, nổi bật với thiết kế độc đáo và công nghệ tiên tiến. Chiến lược này giúp Apple thu hút đối tượng khách hàng sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn cho sản phẩm của họ.
4. Yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược cạnh tranh trong doanh nghiệp
4.1 Yếu tố bên trong
Yếu tố bên ngoài là những yếu tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát, bao gồm:
- Mục tiêu và nguồn nhân lực doanh nghiệp: Mục tiêu của doanh nghiệp là những kết quả mà họ mong muốn đạt được, trong khi nguồn nhân lực là các yếu tố cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp cần phải điều chỉnh sao cho phù hợp với cả mục tiêu và nguồn lực mà doanh nghiệp đang sở hữu.
- Năng lực cốt lõi doanh nghiệp: Điều quan trọng trong chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp là tận dụng những năng lực cốt lõi của doanh nghiệp, tức là những khả năng mà doanh nghiệp làm tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
- Chiến lược tổng thể doanh nghiệp: Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp cần được xây dựng sao cho phù hợp với chiến lược tổng thể dài hạn của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh doanh.
4.2 Yếu tố bên ngoài
Yếu tố bên ngoài là những yếu tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát, bao gồm:
- Đối thủ: Mức độ cạnh tranh đều chịu ảnh hưởng từ các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Doanh nghiệp sở hữu sản phẩm/dịch vụ chất lượng sẽ luôn giữ được lợi thế vững chắc, mở rộng thị phần với mức lợi nhuận cao nhất. Các hình thức cạnh tranh thường được áp dụng bởi các đối thủ là về giá cả và chất lượng của sản phẩm/dịch vụ.
- Xu hướng thị trường: Điều này bao gồm sự biến đổi trong nhu cầu của khách hàng và những xu hướng đặc biệt trong ngành. Chiến lược cạnh tranh phải linh hoạt để phản ứng với những thay đổi này của thị trường.
- Thay đổi công nghệ: Sự thay đổi trong công nghệ có thể mang lại cơ hội mới hoặc thách thức đối với hoạt động kinh doanh. Cần phải đảm bảo tính linh hoạt để thích ứng trong bối cảnh thay đổi công nghệ liên tục ngày nay.
Với sự phát triển nhanh chóng của môi trường kinh doanh ngày nay, mỗi doanh nghiệp đều đang nỗ lực tăng cường lợi thế cạnh tranh để vượt qua đối thủ. Khi một thương hiệu gặp thất bại, thương hiệu khác ngay lập tức bước vào thay thế. Do đó, việc lên kế hoạch và triển khai chiến lược cạnh tranh trở nên cực kỳ quan trọng và đòi hỏi sự tập trung cao từ các nhà lãnh đạo.
Bài viết cùng chủ đề:
- Chiến lược thâm nhập thị trường? Ưu nhược điểm của chiến lược thâm nhập thị trường
- Chiến lược toàn cầu là gì? Mục tiêu chiến lược toàn cầu
- Chiến lược khác biệt hóa là gì? Ưu – nhược điểm chiến lược khác biệt hóa
- Chiến lược cấp doanh nghiệp là gì? 4 loại chiến lược trong doanh nghiệp
Bên cạnh đó, để nâng cao khả năng quản lý cho các nhà quản lý cấp trung, các bạn có thể tham khảo ngay chương trình đào tạo ngay bên dưới.
Đăng ký nhận bản tin
Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS