Đào tạo nguồn nhân lực là gì? Vai trò và các phương pháp đào tạo

Đào tạo nhân lực là quá trình quan trọng trong môi trường kinh doanh, mang lại sự phát triển và nâng cao năng suất của nhân viên. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá khái niệm đào tạo nguồn nhân lực là gì? Vai trò, các phương pháp đào tạo và quy trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng trong Doanh nghiệp.

1. Đào tạo nhân lực là gì?

Đào tạo nhân lực được định nghĩa là những hoạt động diễn ra trong một khoảng thời gian cụ thể tại Doanh nghiệp. Mục tiêu của những hoạt động này là cải thiện những kỹ năng, nâng cao kiến thức chuyên môn của nhân viên, giúp họ hiểu rõ hơn về nhiệm vụ của mình.

Đào tạo nhân sự là tối ưu hóa quy trình làm việc cho nhân viên
Đào tạo nhân sự là tối ưu hóa quy trình làm việc cho nhân viên

Thời gian đào tạo tùy thuộc vào nhiều yếu tố, có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn tùy vào khối lượng kiến thức, kỹ năng cần có của vị trí đó.

Mục tiêu chính của việc đào tạo nhân sự là tối ưu hóa quy trình làm việc cho nhân viên. Khi có một đội ngũ nhân sự mạnh, Doanh nghiệp có thể duy trì sự ổn định và thực hiện mục tiêu tái định hình cũng như các mục tiêu dài hạn của mình trong tương lai.

Xem ngay: Mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

2. Vai trò của đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

2.1 Đối với người lao động

  • Xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa Doanh nghiệp và người lao động qua quá trình đào tạo.
  • Hỗ trợ người lao động thích ứng nhanh chóng với công việc.
  • Giúp nâng cao tính chuyên nghiệp của mỗi cá nhân trong quá trình làm việc.
  • Đáp ứng linh hoạt nhu cầu học hỏi và phát triển kỹ năng của người lao động.
  • Khuyến khích tư duy sáng tạo, mở rộng góc nhìn để kích thích sự sáng tạo ở mỗi người.
  • Tạo ra thu nhập cao hơn và đáp ứng tốt hơn đến nhu cầu cuộc sống của bản thân để từ đó có cái nhìn tích cực cho tương lai.
Giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người lao động
Giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người lao động

2.2 Đối với doanh nghiệp

  • Đảm bảo, duy trì sự ổn định về chất lượng nguồn lao động trong Doanh nghiệp.
  • Tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, giúp quản lý dễ dàng theo dõi và đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên.
  • Đem lại cơ hội cho người lao động áp dụng các kỹ thuật – khoa học vào trong hoạt động quản lý của Doanh nghiệp.
  • Nâng cao hiệu quả và năng suất làm việc chung để từ đó giúp Doanh nghiệp ngày càng phát triển trong thời kỳ kinh tế hiện nay.
  • Gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Giúp Doanh nghiệp duy trì sử ổn định và nâng cao hiệu suất làm việc
Giúp Doanh nghiệp duy trì sử ổn định và nâng cao hiệu suất làm việc

3. Các phương pháp đào tạo nhân lực hiệu quả

3.1 Đào tạo trong công việc

Đào tạo trong công việc có thể thực hiện qua các hình thức như sau:

  • Phương pháp đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc:

Ban đầu sẽ giới thiệu các mục tiêu công việc và chỉ dẫn chi tiết từng bước thực hiện cho người lao động. Qua đó, người lao động sẽ có thể nhanh chóng học được những kiến thức, kỹ năng qua việc quan sát thực tế và được hướng dẫn trực tiếp từ người đào tạo trực tiếp. Hiện nay, phương pháp này đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn và mang lại độ hiệu quả cao. Trong quá trình này, người hướng dẫn sẽ đánh giá trực tiếp hiệu suất và năng lực của nhân viên, đồng thời liên tục theo dõi để cung cấp phản hồi và góp ý kịp thời cho họ.

  • Phương pháp đào tạo theo kiểu học nghề:

Bước đầu tiên của phương pháp này là tiếp cận việc học lý thuyết qua các giáo trình đào tạo nhân lực. Tiếp theo đó, học viên sẽ được chuyển đến môi trường làm việc để áp dụng kiến thức thông qua việc thực hành theo thời gian quy định cho đến khi họ hoàn toàn thuần thục tất cả các kỹ năng.

  • Phương pháp đào tạo kèm cặp:

Phương pháp này thường được áp dụng cho những nhân sự ở cấp quản lý, nhằm hỗ trợ họ phát triển toàn diện các kỹ năng cần thiết cho công việc hiện tại và tương lai. Vì thế, nhân viên sẽ được đồng hành và hướng dẫn bởi một người quản lý ở cấp cao hơn, một số lãnh đạo hoặc cố vấn có nhiêu kinh nghiệm.

  • Phương pháp đào tạo luân chuyển vị trí công việc:

Người lao động sẽ được luân chuyển qua nhiều công việc khác nhau để họ có kinh nghiệm về kiến thức và kỹ năng khác ở các bộ phận trong Công ty. Bằng cách này có thể giúp họ đảm nhận được vị trí cao hơn trong tương lai.

Hình thức đào tạo nhân sự bên trong công việc
Hình thức đào tạo nhân sự bên trong công việc

3.2 Đào tạo ngoài công việc

Đào tạo ngoài công việc là hình thức đào tạo mà người học không thực hiện công việc thực tế. Có các hình thức như sau:

  • Tổ chức các buổi hội thảo:

Doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi hội thảo trực tiếp tại trụ sở hoặc hợp tác với các đối tác bên ngoài để chia sẻ thông tin với đội ngũ nhân viên. Phương pháp này giúp cho việc xây dựng văn hóa Doanh nghiệp trở nên hiệu quả, đồng thời cung cấp cơ hội cho nhân viên học hỏi từ những người lãnh đạo và chuyên gia để từ đó thúc đẩy động lực làm việc.

  • Mở các lớp đào tạo bên ngoài:

Với những nghề phức tạp hoặc công việc đặc thù, không thể đào tạo bằng cách kèm cặp và hướng dẫn do không đáp ứng đủ số lượng và chất lượng nhân sự tham gia. Lúc này phương pháp mở các lớp đào tạo bên ngoài là lựa chọn phù hợp. Cụ thể, chương trình đào tạo sẽ bao gồm lý thuyết và thực hành, được giảng dạy bởi cán bộ và kỹ sư chuyên nghiệp. Lý thuyết sẽ được truyền đạt chủ yếu cho kỹ sư và cán bộ quản lý, còn phần thực hành sẽ được hướng dẫn trực tiếp tại xưởng bởi các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm. Phương pháp này thường được áp dụng đối với đội ngũ lao động sản xuất và các bộ phận kỹ thuật.

  • Gửi nhân sự đi học ở các trường chính quy:

Nếu không đủ điều kiện tổ chức các buổi đào tạo hoặc hội thảo tại nơi làm việc, Doanh nghiệp có thể quyết định gửi nhân viên đến tham gia các khóa đào tạo chính quy do các Bộ, Ngành hoặc cơ quan Trung ương tổ chức trong một khoảng thời gian cố định. Hình thức này thường đòi hỏi đầu tư cao về thời gian và chi phí, do đó thường được áp dụng đặc biệt cho các vị trí chuyên môn hoặc cấp quản lý.

Hình thức đào tạo nhân sự bên ngoài công việc
Hình thức đào tạo nhân sự bên ngoài công việc

4. Quy trình đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả

Bước 1: Xác định mục đích và đối tượng đào tạo

Mọi quy trình đào tạo đều bắt đầu bằng việc xác định rõ mục đích của buổi đào tạo và những kỹ năng, kiến thức cần phát triển cho nhân viên. Từ đó, lên kế hoạch đào tạo một cách chính xác để đạt hiệu quả cao.

Việc xác định rõ đối tượng và nhu cầu đào tạo giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian, đồng thời, giúp nhà quản lý dễ dàng đánh giá hiệu quả sau khi kết thúc buổi đào tạo.

Bước 2: Dự đoán nhu cầu nguồn nhân lực

Doanh nghiệp cần định rõ những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu nguồn nhân sự từ bên trong hay bên ngoài Doanh nghiệp, cụ thể:

  • Yếu tố bên ngoài: kinh tế, văn hóa xã hội, pháp luật, dân số và khách hàng
  • Yếu tố bên trong: chính sách, chiến lược, tầm nhìn, văn hóa và cổ đông.

Sau khi phân tích kỹ lưỡng các yếu tố này, doanh nghiệp cần đưa ra những phương án và chính sách hợp lý để linh hoạt đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực.

Cần xây dựng quy trình đào tạo nguồn nhân lực cho Doanh nghiệp
Cần xây dựng quy trình đào tạo nguồn nhân lực cho Doanh nghiệp

Bước 3: Xây dựng chương trình đào tạo

Doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng một chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu và mục tiêu đã đề ra. Các yếu tố cơ bản của chương trình bao gồm:

  • Đối tượng, người được đào tạo và số lượng như thế nào?
  • Thời gian diễn ra chương trình đào tạo?
  • Tấn suất đào tạo như ra sao?
  • Phương pháp đào tạo được sử dụng là gì?
  • Mức độ đào tạo như thế nào?
  • Hình thức đào tạo là online hay offline, thuê ngoài hay đào tạo nội bộ, …

Chương trình đào tạo càng chi tiết và rõ ràng, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm thời gian và nhân viên sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn.

Bước 4: Triển khai chương trình đào tạo

Triển khai quá trình đào tạo là bước tiếp theo trong kế hoạch đã đề ra. Mục tiêu chính của buổi đào tạo là cung cấp kiến thức, kỹ năng và thúc đẩy sự thay đổi tích cực trong hành vi và thái độ của nhân sự.

Để tối ưu hóa hiệu suất đào tạo, Doanh nghiệp có thể chọn áp dụng đào tạo theo nhóm nhỏ. Trong quá trình tham gia, người đào tạo nên khuyến khích sự tương tác, thảo luận, đóng góp ý kiến và đặt câu hỏi từ phía nhân viên.

Bước 5: Đánh giá kết quả đào tạo

Việc đưa ra đánh giá và nhận xét dựa trên số liệu sau khi hoàn thành quá trình đào tạo nhân sự rất quan trọng. Qua đánh giá này, Doanh nghiệp sẽ nhận thức được sự chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế, từ đó có thể xác định những điểm cần bổ sung hoặc điều chỉnh tại các bước và nội dung cụ thể trong chương trình đào tạo.

Qua việc đào tạo nguồn nhân lực, Doanh nghiệp có cơ hội tối ưu hóa hiệu suất làm việc của nhân viên, giúp họ thích nghi linh hoạt với sự biến động của thị trường. Nguyên tắc và quy trình đào tạo nhân lực không chỉ là chìa khóa quan trọng mở ra cơ hội phát triển, mà còn giúp doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày nay.

Cùng với đó, tại Học Viện PMS có cho triển khai một số chương trình đào tạo về phát triển nguồn nhân lực, nếu quý Doanh nghiệp cần nâng cao kỹ năng, kiến thức cho nguồn lực có thể tham khảo một số lớp học được tổ chức đều đặn của chúng tôi. Nếu quý Doanh nghiệp cần nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ nhân viên, có thể xem ngay các chương trình của chúng tôi ngay dưới đây:

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *