Giá trị cốt lõi (Core Values): Tầm quan trọng, yếu tố hình thành và ví dụ

Ngày nay, thế giới đang thay đổi nhanh chóng, việc xác định đúng giá trị cốt lõi cá nhân và doanh nghiệp giúp định hình hướng đi chính xác để đạt được mục tiêu chung. Vậy giá trị cốt lõi là gì? Tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Làm sao để xác định? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây.

1. Giá trị cốt lõi là gì?

Giá trị cốt lõi (Core Values) là tập hợp các nguyên tắc chung, niềm tin, lý tưởng và chuẩn mực cơ bản của một tổ chức, nhóm người hay một cá nhân tuân thủ trong mọi hoạt động và quyết định. Các yếu tố này được tạo ra trong một thời gian dài để nó hình thành nên tính cách của mỗi doanh nghiệp.

Việc xác định giá trị cốt lõi giúp thiết lập một hướng dẫn chung và sâu sắc cho cách thức hành xử, ứng xử và đưa ra quyết định của cá nhân hoặc tổ chức trong tất cả các khía cạnh cuộc sống và hoạt động kinh doanh. Quá trình này làm rõ các nguyên tắc cơ bản, định hướng chung và tạo dựng tầm nhìn.

giá trị cốt lõi là gì

Các giá trị cốt lõi cho biết tổ chức, cá nhân đó mang những nét đặc trưng như thế nào (ví dụ: nhanh chóng, chuyên nghiệp, tin cậy,…) hoặc phương châm kinh doanh của họ ra sao (ví dụ: lấy khách hàng là trọng tâm, khách hàng là thượng đế,…)

2. Các khái niệm giá trị cốt lõi phổ biến khác

2.1 Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì?

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đại diện cho những nguyên tắc cốt lõi và tôn chỉ mà doanh nghiệp đặt lên hàng đầu và tuân thủ trong mọi hoạt động. Đây là những điểm chủ chốt định hình văn hóa tổ chức và hướng dẫn quyết định của các thành viên trong tổ chức. Giá trị này thường không trải qua sự thay đổi theo thời gian và không chịu ảnh hưởng từ sự biến động trong môi trường kinh doanh.

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì

Ví dụ một số giá trị cốt lõi của doanh nghiệp:

  • Lấy khách hàng là trọng tâm
  • Sự sáng tạo
  • Chất lượng
  • Có trách nhiệm với xã hội
  • Độ tin cậy
  • Sự bền vững
  • Sự rõ ràng
  • Tính đa dạng
  • Công bằng
  • Chính trực
  • Trung thực
  • Tầm nhìn
  • Tính bền vững

2.2 Giá trị cốt lõi của thương hiệu là gì?

Giá trị cốt lõi của thương hiệu bao gồm những nguyên tắc, tư tưởng, niềm tin mà thương hiệu đại diện muốn mang đến cho khách hàng. Đây là nền tảng để tạo ra sự nổi bật và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

Core values của thương hiệu thường xác định hành vi, sự tương tác và trải nghiệm cảm xúc cho khách hàng. Những giá trị này thường thể hiện qua các thông điệp quảng cáo, câu chuyện, hành động và quyết định trong mọi khía cạnh hoạt động kinh doanh.

Giá trị cốt lõi của thương hiệu là gì

Ví dụ giá trị cốt lõi của thương hiệu về thời trang:

  • Sự sáng tạo
  • Chất lượng vật liệu
  • Trẻ trung
  • Năng động
  • Tinh tế
  • Sự thoải mái
  • Cá nhân hóa

2.3 Giá trị cốt lõi của con người là gì?

Giá trị cốt lõi của con người là tập hợp những nguyên tắc, niềm tin và lý tưởng cơ bản mà mỗi cá nhân coi trọng và thể hiện qua hành động. Đây là cách họ tương tác với thế giới xung quanh và đưa ra quyết định trong cuộc sống.

Giá trị cốt lõi của con người là gì

Ví dụ về giá trị cốt lõi của con người:

  • Trách nhiệm
  • Lòng trắc ẩn
  • Lòng biết ơn
  • Khiêm tốn
  • Niềm hạnh phúc
  • Sáng tạo
  • Kiên trì
  • Can đảm
  • Tôn trọng
  • Sự đồng cảm
  • Cầu tiến
  • Kỷ luật
  • Học hỏi

Những giá trị này góp phần tạo ra môi trường xã hội tốt hơn, từ đó giúp xây dựng các mối quan hệ chất lượng hơn cho cuộc sống mỗi người.

3. Tầm quan trọng của giá trị cốt lõi

3.1 Giúp nhân viên hành xử đúng đắn

Khi một doanh nghiệp định hình rõ ràng các giá trị cốt lõi, nhân viên sẽ hiểu về những gì họ đang đại diện cho doanh nghiệp. Các giá trị này trở thành những chuẩn mực, giúp định hướng những suy nghĩ, hành động và cách hành xử đúng đắn của nhân viên trong môi trường làm việc.

Giá trị cốt lõi giúp nhân viên hành xử đúng đắn, chuẩn mực

3.2 Thu hút và giữ chân nhân tài

Đa số người lao động thường muốn tìm kiếm các công ty có quy mô chặt chẽ, chuyên nghiệp và sở hữu những giá trị cốt lõi chất lượng. Do đó, những giá trị này góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp, thu hút và tuyển dụng nhân tài hiệu quả. Điều này sẽ tạo dựng được một đội ngũ nhân viên giỏi, cam kết làm việc lâu dài với tổ chức.

-> Tham khảo: Khóa học tuyển dụng nhân sự hiệu quả

3.3 Định vị thương hiệu trong mắt khách hàng

Mỗi doanh nghiệp sẽ có một giá trị cốt lõi riêng, điều này tạo nên sự khác biệt giúp khách hàng nhận diện thương hiệu đó trên thị trường. Đây cũng là bản chất của chiến lược kinh doanh được nhìn nhận bởi khách hàng và đối tác, giúp tạo dựng sự tin tưởng và sự an tâm cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Giá trị cốt lõi giúp định vị thương hiệu trong mắt khách hàng

3.4 Kim chỉ nam cho hoạt động của doanh nghiệp

Giá trị cốt lõi đóng vai trò là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Khi những giá trị này được truyền đạt rõ ràng, nhất quán và minh bạch, nhân viên sẽ hiểu rõ về trách nhiệm và vị trí của họ trong tổ chức. Điều này giúp doanh nghiệp có những quyết định phù hợp để hướng tới mục tiêu và sứ mệnh đã đề ra.

Cùng với đó, Core values cũng tạo dựng nền tảng cho đạo đức trong kinh doanh. Ví dụ, khi doanh nghiệp chọn “Sáng tạo” làm giá trị cốt lõi của mình, họ cần đảm bảo đáp ứng phục vụ các nhu cầu và đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng.

3.5 Đồng nhất với các thông điệp Marketing

VIệc xây dựng giá trị cốt lõi rõ ràng, phù hợp và thực hiện đúng sẽ giúp các thông điệp Marketing trở nên đồng nhất hơn. Điều này giúp Doanh nghiệp tạo ra hình ảnh đồng nhất và đáng tin cậy hơn trong mắt khách hàng.

Giá trị cốt lõi của công ty là gì

Ví dụ: Doanh nghiệp đang muốn truyền tải giá trị cốt lõi về các chương trình đào tạo “Thực tiễn tạo khác biệt” thì các chiến lược Marketing cần phải được thiết kế thực hiện đúng theo phương châm đặt ra. Đồng thời, các thông điệp này cần truyền tải đến cho khách hàng biết từ các kênh quảng cáo khác về mặt hình ảnh, nội dung, video của Doanh nghiệp.

4. Yếu tố hình thành nên Core Values

4.1 Yếu tố khách quan

Các yếu tố khách quan hình thành giá trị cốt lõi sẽ bao gồm phản hồi từ nhân viên, nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng,… Việc xác định những giá trị này được thực hiện cho cả doanh nghiệp và các bên liên quan.

Tính khả thi cao hơn nếu giá trị này được xác định qua việc nghiên cứu khách hàng và tổng hợp ý kiến từ nhân viên. Đây là nền tảng để đưa ra các hoạt động kinh doanh thành công hơn.

4.2 Yếu tố chủ quan

Các yếu tố chủ quan hình thành giá trị cốt lõi bao gồm ý tưởng của lãnh đạo, những khát vọng và những giá trị mà doanh nghiệp hướng tới để mang lại cho khách hàng và cộng đồng.

Mục tiêu việc xây dựng giá trị cốt lõi nhằm định rõ hướng đi cho doanh nghiệp và là động lực, nguyên tắc thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Do đó, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp thường bị ảnh hưởng và tác động bởi những yếu tố chủ quan này.

5. Các nguyên tắc khi xây dựng giá trị cốt lõi

Các nguyên tắc cần nắm khi xây dựng giá trị cốt lõi

5.1 Tập trung vào các giá trị cốt lõi trọng tâm

Giá trị cốt lõi đại diện cho những đặc tính riêng biệt của doanh nghiệp. Vì thế, các nhà lãnh đạo cần xây dựng các giá trị dựa trên cách làm việc chung của tất cả mọi người. Điều này giúp tạo ra sự đồng thuận, hợp tác và nhân viên sẽ cam kết gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

5.2 Đưa ra mục tiêu rõ ràng

Cùng với việc xác định giá trị cốt lõi, doanh nghiệp cũng cần đưa ra các mục tiêu hoạt động rõ ràng. Với đặc tính riêng của hai yếu tố này sẽ hỗ trợ cho nhau hoàn thiện hơn, từ đó giúp cải thiện hiệu quả làm việc của nhân viên và đồng thời thúc đẩy sự phát triển và vững mạnh hơn cho tổ chức.

5.2 Thay đổi để đáp ứng theo tình hình thị trường thực tế

Ngày nay, thị trường thường xuyên biến động, điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp cũng phải thích ứng với những biến động này. Do đó, Core values của doanh nghiệp cần phải điều chỉnh để đáp ứng tình hình thực tế. Việc đánh giá lại giá trị cốt lõi và văn hóa doanh nghiệp định kỳ là điều cần thiết thực hiện.

Nếu Core Values còn phù hợp, doanh nghiệp có thể tiếp tục áp dụng; nếu có sự thay đổi, doanh nghiệp cần dành thời gian nghiên cứu để cải tiến, làm cho chúng trở nên phù hợp hơn để phù hợp với thị trường.

5.4 Tôn trọng giá trị văn hóa đặt ra

Bước đầu tiên trong quá trình xây dựng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là công nhận và tôn trọng những giá trị hiện có. Trước khi tìm hiểu về Core values của doanh nghiệp là gì? Các nhà lãnh đạo cần xem xét những giá trị đã thâm nhập sâu vào văn hóa tổ chức đến thời điểm hiện tại như:

  • Tổ chức đã đạt được những thành công như thế nào?
  • Những yếu tố gì đã giúp thu hút và giữ chân nhân tài trong doanh nghiệp?

Giá trị cốt lõi cần dễ hiểu, dễ nắm bắt

Giá trị tiềm ẩn phải phát sinh từ sự chân thành và sự tôn trọng để tạo ra sự đồng nhất trong tổ chức. Giá trị cốt lõi không chỉ là các điều để trang trí bề ngoài tiểu sử của doanh nghiệp, mà đây là quá trình xây dựng và bảo vệ một nền văn hóa doanh nghiệp.

5.5 Giá trị cốt lõi cần dễ hiểu, dễ nắm bắt

Giá trị cốt lõi hình thành từ giai đoạn thành lập doanh nghiệp và gắn bó với công ty lâu dài dài. Giá trị cốt lõi không chỉ là thông điệp dành nhân viên hiện tại mà còn dành cho khách hàng và cộng đồng.

Vì vậy, core values cần phải được diễn đạt một cách súc tích, dễ hiểu và dễ nắm bắt đến mọi người. Nếu nội dung của giá trị cốt lõi quá dài, người đọc có thể cảm thấy chán nản và khó nắm bắt để tin tưởng.

6. Giá trị cột lõi và tầm nhìn, sứ mệnh có liên quan gì?

Giá trị cốt lõi và tầm nhìnGiá trị cốt lõi và sứ mệnh
Tính liên quan
  • Giá trị cốt lõi đại diện cho những nguyên tắc và chuẩn mực mà tất cả mọi người trong công ty tôn trọng và tuân theo.
  • Tầm nhìn là hình ảnh hoặc mục tiêu lớn mà tổ chức hướng đến để đạt được trong tương lai.
  • Giá trị cốt lõi là nền tảng cho các nguyên tắc chính và phương pháp hoạt động của tổ chức.
  • Sứ mệnh thể hiện mục tiêu cụ thể và nhiệm vụ cần thực hiện trong việc đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng hoặc khách hàng.
Mối quan hệ
  • Các giá trị cốt lõi đòng vai trò trong việc hình thành và hướng dẫn tầm nhìn đi đúng hướng.
  • Tầm nhìn là sự phản ánh của những mục tiêu lớn mà tổ chức theo đuổi, được xây dựng trên nền tảng của các giá trị cốt lõi.
  • Giá trị cốt lõi hỗ trợ trong việc hình thành và phát triển sứ mệnh của tổ chức.
  • Sứ mệnh thường được xây dựng trên nền tảng của các giá trị cốt lõi.

-> Đọc thêm: Tầm nhìn và sứ mệnh là gì? Ý nghĩa & cách xác định tầm nhìn sứ mệnh

7. Ví dụ các giá trị cốt lõi của các Doanh nghiệp hàng đầu thế giới

Các giá trị cốt lõi của các Doanh nghiệp hàng đầu thế giới

5.1 Coca-Cola

  • Khả năng lãnh đạo: có nghĩa là có can đảm để định hình tương lai tốt hơn.
  • Hợp tác: đòn bẩy để có được thiên tài của tập thể.
  • Chính trực: nghĩa là có thật.
  • Đam mê: giữ trái tim và khối óc của bạn luôn cam kết.
  • Phẩm chất: biết phải làm gì và làm tốt.
  • Tính đa dạng: giữ nó bao hàm như các thương hiệu.
  • Trách nhiệm : nếu vậy thì tùy họ.

5.2 Google

  • Tập trung vào khách hàng và tất cả điều còn lại sẽ theo sau
  • Tập trung thực hiện một công việc thật tốt
  • Nhanh lúc nào cũng tốt hơn chậm
  • Bình đẳng trong mọi hoạt động
  • Trở nên vĩ đại nhưng không dừng lại
  • Bạn không cần cố định một vị trí làm việc để tìm ra câu trả lời
  • Bạn có thể kiếm tiền nhưng không làm việc xấu
  • Khám phá thông tin vượt ra ngoài biên giới
  • Bạn có thể nghiêm túc mà không cần mặc vest
  • Chỉ tốt thôi thì chưa đủ

5.3 Apple

  • Sáng tạo: Tìm kiếm những cách mới để cải tiến sản phẩm và dịch vụ.
  • Đơn giản: Sản phẩm và dịch vụ đơn giản, dễ sử dụng.
  • Chất lượng: Cam kết sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao nhất.
  • Tính bền vững: Cam kết hoạt động một cách bền vững và giảm tác động môi trường.
  • Trách nhiệm xã hội: Có trách nhiệm với người tiêu dùng, nhân viên, cộng đồng và môi trường.

5.4 Nike

  • Chúng tôi dám thiết kế lại tương lai của thể thao
  • Một đội ngũ được trao quyền, đa dạng và hoà nhập
  • Thế giới là cộng đồng của chúng tôi
  • Một tương lai bền vững, công bằng cho mọi vận động viên

5.5 Microsoft

  • Tôn trọng con người: Chúng tôi tôn trọng con người và tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập.
  • Cung cấp các giải pháp sáng tạo: Chúng tôi cung cấp các giải pháp sáng tạo giúp mọi người làm việc và sống hiệu quả hơn.
  • Cam kết chất lượng: Chúng tôi cam kết cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao.
  • Hợp tác: Chúng tôi tin tưởng vào sức mạnh của hợp tác để đạt được mục tiêu chung.
  • Trách nhiệm: Chúng tôi nhận thức được trách nhiệm của mình đối với xã hội và môi trường.

5.6 Viettel

Khẩu hiệu “theo cách của bạn” là câu Slogan mới của Viettel. Nhưng các giá trị cốt lõi của Viettel vẫn được thể hiện qua 8 điều dưới đây:

  • Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý
  • Trưởng thành qua những thách thức và thất bại
  • Sáng tạo là sức sống
  • Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh
  • Tư duy hệ thống
  • Kết hợp Đông Tây
  • Truyền thống và cách làm của người lính
  • Ngôi nhà chung mang tên Viettel

5.7 Vinamilk

Là một trong những thương hiệu sữa lớn nhất tại Việt Nam, giá trị cốt lõi của Vinamilk được thể hiện qua 5 điều sau đây:

  • Chính trực: Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.
  • Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, Tôn trọng đồng nghiệp, Tôn trọng Công ty, Tôn trọng đối tác, Hợp tác trong sự tôn trọng.
  • Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác.
  • Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo đức.
  • Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách, quy định của Công ty.

Tóm lại, mỗi Doanh nghiệp cần phải có giá trị cốt lõi riêng để biết những giá trị mình mang lại cho khách hàng để từ đó có thể phát triển, duy trì bền vững cũng như quản lý nhân sự hiệu quả hơn.

Cùng với đó, để nâng cao môi trường làm việc, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong công ty. Các bạn có thể tìm hiểu qua các chương trình đào tạo nhân sự chất lượng được đánh giá cao bởi nhiều Học viên đã trải nghiệm tại PMS. Nếu có nhu cầu, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline 24/7: 0965 845 468 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *