Kỷ luật bản thân là gì? Nguyên tắc và các bước rèn luyện bạn cần biết

Kỷ luật bản thân là gì? Trong tất cả các lĩnh vực, tính kỷ luật của mỗi cá nhân luôn rất quan trọng và là yếu tố để doanh nghiệp đánh giá được sự nghiêm túc trong công việc của mỗi cá nhân. Vậy để rèn luyện kỷ luật bản thân chúng ta cần tuân theo những nguyên tắc nào? Cần rèn luyện theo trình tự các bước như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

kỷ luật bản thân

Kỷ luật bản thân là gì?

Kỷ luật bản thân là khả năng mỗi cá nhân có thể kiểm soát, điều chỉnh những hành vi của mình để có thể tuân theo những nguyên tắc đã được đặt ra trong những công việc, hoạt động cụ thể, cố gắng tránh xa những cám dỗ, ham muốn của bản thân gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

Lợi ích mà kỷ luật bản thân đem lại trong công việc

lợi ích của kỷ luật bản thân

Kỷ luật bản thân đem lại những lợi ích vô cùng thiết thực cho mỗi chúng ta bao gồm:

  • Nâng cao năng suất làm việc: Tính kỷ luật đem lại sự tập trung tuyệt đối cho những nhiệm vụ mình đang làm, loại bỏ các suy nghĩ bốc đồng, cám dỗ gây phân tâm trong công việc.
  • Khám phá bản thân: Kỷ luật bản thân cũng hướng chúng ta tập trung vào những việc mà bản thân đang thực sự mong muốn được thử sức, cũng như tìm ra những thứ mà mình thực sự yêu thích để làm việc một cách hiệu quả nhất.
  • Cải thiện tinh thần làm việc: Những người có tính kỷ luật luôn được đánh giá rất cao về khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân, điều này giúp họ không dễ rơi vào trạng thái chán nản, mệt mỏi khi phải đối diện với những thách thức. Họ biết khả năng của mình có thể làm được những gì, cũng như dồn sự cố gắng và tập trung cao độ của bản thân để hoàn thành công việc hiệu quả.
  • Loại bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng đến công việc: Khi bạn đã dành sự ưu tiên trong việc cố gắng kỷ luật bản thân, bạn sẽ biết cách kiểm soát sức khỏe của mình một cách tối ưu nhất để tránh ảnh hưởng đến công việc. Đó là lý do những thói quen xấu như thức đêm, lười vận động, ngủ ngày,.. sẽ không bao giờ xuất hiện ở những người có tính kỷ luật trong công việc.
  • Thúc đẩy lòng tự trọng: Khi bạn biết tuân thủ những nguyên tắc trong công việc do tổ chức hoặc do chính bản thân bạn đề ra, bạn sẽ cảm thấy hài lòng về bản thân, trong khi với những việc nhỏ chưa hoàn thành tốt, họ sẽ biết cách để tìm ra lý do và phương án khắc phục cho những lần làm việc sau.

4 các cấp độ kỷ luật bản thân

cấp độ kỷ luật bản thân

Cấp độ 1: Động lực và ý chí

Đây là cấp độ dễ tạo nhưng cũng dễ biến mất khi thực hiện một công việc nào đó. Nguyên nhân do cá nhân ở cấp độ này thường làm việc không có mục tiêu rõ ràng và chưa có động lực đủ mạnh để duy trì sự kỷ luật.

Lấy ví dụ đơn giản, khi vừa mua một chiếc máy chạy bộ mới, anh A rất háo hức chạy thử và trong ngày đầu tiên, anh chạy rất nhiều và lâu, nhưng vốn bản thân là người không thích chạy bộ và cũng không có kế hoạch rõ ràng liên quan đến việc chạy bộ mà chỉ một thời gian ngắn sau, số thời gian chạy bộ của anh ít đi và anh hầu như không còn động đến máy chạy bộ sau 2 tuần tập.

Vì vậy tính kỷ luật ở cấp độ này là vô cùng mỏng manh, ví như một sợi chỉ mỏng, khi bị kéo quá căng thì nó sẽ rất dễ bị đứt.

Cấp độ 2: Kỷ luật

Ở cấp độ này, mỗi cá nhân đã bắt đầu biết thiết lập mục tiêu rõ ràng hơn, có thể tạm thời sử dụng ý chí của mình để bỏ qua được những cám dỗ nhất thời.

Tuy nhiên, ở cấp độ này mục tiêu nên được thay đổi và mang tính sáng tạo hơn, chẳng hạn như bạn có thể tự thêm cho mình hình thức tự thưởng bản thân một thứ gì đó khi hoàn thành mục tiêu để tiếp thêm động lực thay đổi bản thân cho mỗi người và biến những hành động ở cấp độ này thành thói quen lâu dài.

Cấp độ 3: Thói quen

Đây là cấp độ mà những nhiệm vụ, hoạt động được lên kế hoạch và mục tiêu đã trở thành một thói quen hằng ngày mà không cần phải tìm cách để tạo động lực nhiều như cấp độ trước. Bên cạnh đó, giai đoạn này bạn đã có thể làm chủ bản thân trước những tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến sự kỷ luật.

Chẳng hạn như việc tập chạy bộ đã không đơn thuần để giảm calo hay theo một trào lưu nào đó, mà chúng ta đã thực sự xem nó như một phần không thể thiếu của bản thân trong việc duy trì sức khỏe, phòng ngừa những căn bệnh nguy hiểm

Cấp độ 4: Nhân dạng

Đây được xem là cấp độ kỷ luật bản thân cao nhất, khi hoạt động mà chúng ta đề ra để tuân thủ kỷ luật đã trở thành bản sắc riêng của mình.

Bây giờ ta có thể vừa duy trì thói quen đọc sách, song song với đó là tìm mua những cuốn sách mới, vì đọc sách đã không còn là thói quen mà nó đã trở thành thứ mà mình thật sự yêu thích. Khi đã đạt đến cấp độ này, chúng ta không cần phải tìm động lực thực hiện nữa vì giờ nó đã thành sở thích của mình rồi kia mà.

8 nguyên tắc quan trọng để rèn luyện kỷ luật bản thân

Dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp 8 nguyên tắc kỷ luật bản thân mà mọi người cần phải lưu ý:

Xác định rõ ràng mục tiêu của mình

Chúng ta không thể có đủ động lực và năng lượng để làm việc nếu không biết những việc mình đang hoặc định làm sẽ đem lại lợi ích gì cho bản thân.

Để rèn luyện kỷ luật bản thân trước tiên mỗi người cần xác định mục tiêu một cách cụ thể, rõ ràng. Cần xác định xem mục tiêu đó có thực tế hay không, tính khả thi có cao để đảm bảo bản thân duy trì được động lực và từ đó đề ra những nhiệm vụ cần phải thực hiện để hoàn thành mục tiêu tương ứng.

Việc thiết lập mục tiêu được xem là một trong những phương pháp cơ bản giúp bạn thấu hiểu bản thân. Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Thấu hiểu bản thân là gì? 7 cách giúp bạn thấu hiểu chính mình

Thiết lập kế hoạch bài bản

thiết lập kế hoạch

Chỉ khi chúng ta có tầm nhìn một cách rõ ràng về những điều mà bản thân hy vọng có thể đạt được, chúng ta mới có thể duy trì được tính tự giác mà đạt được cấp độ 2 trong kỷ luật bản thân, còn nếu hành động một cách ngẫu hứng, thích thì làm thì sẽ rất dễ bỏ cuộc khi gặp thách thức.

Bạn nên phác thảo rõ ràng kế hoạch về những bước chúng ta sẽ làm để đạt được mục tiêu, đi kèm với thời gian cụ thể, ưu tiên những công việc quan trọng trước và đảm bảo các kế hoạch sẽ đi liền mạch nhau, không bị ngắt quãng giữa chừng.

Việc lập kế hoạch bài bản sẽ giúp chúng ta quản lý thời gian một cách hiệu quả hơn, đảm bảo tiến độ công việc có sự đồng đều để đạt được mục tiêu trong thời gian sớm nhất.

Hành động ngay sau khi lên kế hoạch và đặt mục tiêu

Một trong những điều tối kỵ khi kỷ luật bản thân đó là sự trì hoãn. Nó sẽ dẫn đến nguồn năng lượng, động lực thực hiện mục tiêu giảm dần, cuối cùng là sinh ra sự nản chí, mọi kế hoạch và mục tiêu đã đặt ra từ đầu đều uổng công vô ích.

Do đó, bạn nên hành động ngay khi mục tiêu và kế hoạch đã được thiết lập xong nhắm giúp chúng ta có thể thực hiện công việc với sự quyết tâm có sẵn ngay từ đầu. Từ những thành công sớm có được khi chúng ta biết hành động kịp thời sẽ giúp bạn duy trì động lực để đạt được những thành tựu to lớn hơn.

Đưa ra cam kết để thúc đẩy động lực

Bạn nên chủ động thiết lập cam kết về việc hoàn thành từng mục tiêu nhỏ để tạo nên động lực khởi đầu cho việc duy trì sự kỷ luật của bản thân. Chẳng hạn nếu bạn muốn giảm cân nhờ vào việc tập Gym, hãy dựa vào tình hình thể trạng và khả năng tập luyện hiện tại của mình để đặt ra mục tiêu mỗi tuần sẽ giảm được bao nhiêu Kg, sau khi đã thực hiện thành công, với hiệu quả được chứng thực là bạn đã hình thành được cho mình một động lực to lớn để duy trì việc tập Gym như một thói quen.

đưa ra cam kết

Rèn luyện tính kỷ luật như một thói quen

Giống như bất kỳ kỹ năng nào khác, kỷ luật bản thân yêu cầu mỗi người đều phải tích cực luyện tập, thực hành một công việc nào đó thường xuyên. Chẳng hạn như việc đi bộ qua vạch kẻ khi qua đường là đúng luật, do đó, dù ở bất kỳ con đường nào cũng phải tuân thủ với mục đích là tránh những tai nạn giao thông không đáng có, chỉ cần duy trì suy nghĩ đó thì đến một khoảng thời gian, nó sẽ trở thành một thói quen mà đôi lúc chính bạn cũng không hay biết.

Tập trung ưu tiên những việc thật sự quan trọng

Mỗi người có một thế mạnh riêng về năng lực chuyên môn, không ai có thể tinh thông toàn bộ kiến thức trên mọi lĩnh vực, vì vậy chúng ta không nên đảm nhận quá nhiều công việc cùng một lúc, khi này, do khối lượng công việc quá nhiều trong khi khả năng tiếp thu của chúng ta thì có hạn sẽ dẫn đến hệ quả tất yếu là tình trạng bỏ cuộc giữa chừng, đánh mất đi sự kỷ luật trong công việc.

ưu tiên những việc quan trọng

Thông qua việc tập trung ưu tiên vào những việc quan trọng khi lên kế hoạch, tạm thời dời những việc phụ vào dịp khác để giúp các cá nhân giảm bớt sự phân tán tâm trí và nâng cao sự tập trung để hoàn thành trước những công việc quan trọng.

Duy trì thái độ tích cực và lạc quan

Đừng tự ép buộc bản thân mình phải làm việc thật nhiều. Điều quan trọng là bạn phải luôn có sự lạc quan trong những công việc mình được giao trước. Thái độ tích cực chính là nền tảng quan trọng nhất để bạn duy trì sự kỷ luật, kiên trì trong công việc. Chỉ khi làm việc với một trạng thái áp lực vừa phải đi kèm với động lực thúc đẩy sự tích cực trong công việc chúng ta mới có thể đặt bản thân mình trong khuôn khổ kỷ luật lâu dài để đạt được hiệu quả trong công việc.

Kết hợp với thời gian nghỉ ngơi hợp lý

Nếu bạn quá cố gắng bó buộc kỷ luật bản thân đến mức làm tổn hại sức khỏe bản thân thì kể cả khi bạn có đạt được thành quả từ sự cố gắng tiêu cực đó. Cái giá sẽ trả là rất đắt.

Chẳng hạn như bạn cố gắng học bài cả ngày lẫn đêm, không ăn không ngủ chỉ để sớm có được thành công. Đến khi phải vào bệnh viện để rồi phải trả một mức viện phí cao để chữa bệnh thì liệu sự thành công đó có còn ý nghĩa?

nghỉ ngơi hợp lý

Vì vậy bạn hãy cố gắng cân bằng giữa gia đình và công việc, trước hết là hãy sắp xếp thời gian làm việc sao cho bản thân bạn vẫn có thời gian để dành cho mái ấm gia đình. Ngoài ra, hãy thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, tránh làm việc quá sức. Thành công không thể đến một sớm một chiều, tuy nhiên khi bạn có sức khỏe và sự hạnh phúc thì dù thành công có đến chậm một chút, cũng là xứng đáng.

Các bước để rèn luyện tính kỷ luật của bản thân

lợi ích của kỷ luật bản thân

Bước 1: Liệt kê những điều vô kỷ luật của bản thân

Trước tiên bạn phải hiểu rõ bản thân để liệt kê những việc mà bản thân thật sự muốn sửa đổi vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và công việc của mình. Bạn nên sắp xếp những điều vô kỷ luật theo mức độ quan trọng để dễ dàng trong việc tìm giải pháp cụ thể cho từng vấn đề trước mắt.

Ví dụ như thói quen ngủ trễ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của cả một buổi sáng, nhưng đây là cách bản thân có thể dễ dàng khắc phục qua việc ngủ đủ giấc. Còn với thói quen vô kỷ luật ở mức độ nặng như thường xuyên bị nhắc nhở vì không hoàn thành KPI công việc, phải kết hợp với những kỹ năng quản lý thời gian để cải thiện, do đó mức độ nghiêm trọng là cao hơn và cần giải pháp mang tính quyết liệt.

Bước 2: Chia nhỏ mục tiêu, bắt đầu hành động từ những việc đơn giản trước

Khi đã lựa chọn được vấn đề mà bản thân cảm thấy ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến chất lượng công việc, bạn cần hành động ngay thông qua các giải pháp mang tính thực tiễn để bắt đầu đi vào nề nếp kỷ luật.

Bí quyết ở bước này là bạn nên chia nhỏ mục tiêu, thực hiện các bước một cách từ từ chậm rãi, ưu tiên bắt đầu từ mục tiêu bạn dễ hoàn thành trước, sau khi đã hoàn thành mỗi mục tiêu chia nhỏ và nhận thấy bản thân đã dần đi vào khuôn khổ kỷ luật, bạn có thể chuyển sang bước tiếp theo.

Chẳng hạn như bình thường bạn chỉ có thể làm 4 trong số 8 việc được giao hằng ngày, bạn hãy loại bỏ một vài thứ gây xao nhãng công việc để hoàn thành được 5 công việc vào hôm tiếp theo, qua hôm sau đó lại tiếp tục tăng sự tập trung để đạt được khối lượng công việc tăng dần và cuối cùng là đạt được chỉ tiêu.

Bước 3: Đưa ra những thách thức cao hơn cho bản thân

Sau khi bạn đã bắt đầu hoàn thành tốt những nguyên tắc kỷ luật cơ bản, hãy đẩy mức độ thách thức một cách từ từ khi thực hiện kỷ luật bản thân lên mức trung bình đến cao. Khi đối mặt với những thách thức khó khăn hơn sẽ giúp bạn có động lực để vượt qua giới hạn và đạt được trọn vẹn mục tiêu đã đề ra.

Bạn không nên quá vội vàng nâng cao mức thử thách, việc này vô tính đổ dồn toàn bộ áp lực nặng nề lên người khiến bạn dễ bỏ cuộc. Thách thức nên nhắm chừng trong khả năng bản thân có thể cố gắng để vượt qua và mức độ khó của thử thách nên được đẩy lên một cách từ từ và hợp lý.

Là con người thì không ai hoàn hảo cả, đôi lúc chúng ta dù vô tình hay cố ý vẫn sẽ mắc phải những sai lầm trong cuộc sống. Quan trọng là chúng ta biết cách điều chỉnh, cân bằng giữa công việc và những thú vui trong cuộc sống để hình thành nên đức tính kỷ luật, đi theo những điều tốt và tránh xa những thói hư tật xấu.

đưa ra thách thức

Bài viết trên đã đề cập cho bạn đọc về lợi ích mà kỷ luật bản thân mang lại, trình bày các nguyên tắc và thiết lập các bước cơ bản để bạn tự rèn luyện đức tính kỷ luật. Tuy nhiên, để có thể tự thực hiện thì bản thân bạn cần phải đặt sự quyết tâm rất lớn với một nguồn động lực dồi dào, bởi không ít người đã phải bỏ cuộc giữa chừng vì thiếu sự định hướng và không có phương pháp bó buộc bản thân hiệu quả.

Đó chính là lý do bạn nên tham gia lớp học tư duy tích cực của Học Viện PMS. Tại đây với sự hướng dẫn của các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm và chương trình đào tạo áp dụng thực hành tình huống làm trọng tâm, học viên sẽ nắm bắt được các phương pháp triển khai kỷ luật bản thân hiệu quả để vận dụng vào cuộc sống và công việc của bản thân.

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *