Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay, các tổ chức đang tìm kiếm những cá nhân xuất sắc với năng lực lãnh đạo quản lý vượt trội để dẫn dắt họ đến thành công. Lãnh đạo quản lý không chỉ đơn thuần là quản lý nhân sự hay điều hành các hoạt động hàng ngày, mà còn là những người tạo ra tầm nhìn, truyền cảm hứng và thúc đẩy sự phát triển của tổ chức.
Trong bài viết này, PMS sẽ giúp bạn định nghĩa, hiểu rõ vai trò của nhà lãnh đạo quản lý và xác định cách nâng cao năng lực để đáp ứng những yêu cầu ngày càng tăng của môi trường kinh doanh.
1. Năng lực lãnh đạo là gì?
Năng lực lãnh đạo quản lý là khả năng của một người trong việc vận dụng các kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cần có nhằm quản lý người khác hay một đội nhóm cách hiệu quả. Đó thường là kỹ năng tổ chức, tư duy chiến lược, ra quyết định sáng suốt, sở hữu khả năng phản biện và truyền cảm hứng tốt.
Hoặc có thể hình dung thế này, năng lực lãnh đạo chính là kết quả của năng lực phẩm chất kết hợp cùng khả năng lãnh đạo của một cá thể. Sự bù trừ cho nhau là vô cùng quan trọng để tạo nên một các nhân xuất sắc – là người dẵn dắt doanh nghiệp hướng đến các mục tiêu to lớn.
Xem thêm: Các kỹ năng cần có của nhà lãnh đạo
2. Vai trò của năng lực lãnh đạo quản lý
2.1 Giúp bạn trở thành “cố vấn đáng tin cậy” với người khác
Năng lực lãnh đạo quản lý được thể hiện cả trong lĩnh vực chuyên môn và trong các tình huống hàng ngày. Sở hữu điều này giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo được tín dụng. Nhân viên sẽ mong muốn có được sự hỗ trợ từ bạn nếu có điều gì đó làm khó khăn cho họ. Điều này có thể tạo ra sự giao tiếp hiệu quả hơn và có thể làm cho người khác có nhiều thiện cảm. Khi bạn đang dẫn dắt một nhóm, việc có sự tin tưởng và tự tin từ phía nhóm đó là vô cùng quan trọng để duy trì một môi trường làm việc thành công.
2.2 Xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả
Những nhà lãnh đạo giỏi nhất sẽ biết cách nắm rõ tình trạng hoạt động của nhân viên mình. Cùng với đó, bạn biết cách nắm bắt thị trường và đưa ra các chiến lược đúng đắn. Lên kế hoạch cụ thể cho mọi hoạt động, kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả từng nhiệm vụ của nhân viên. Khi thực hiện được những điều kể trên, bạn sẽ tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả.
2.3 Dẫn dắt đội ngũ phát triển
Cuối cùng, việc phát triển năng lực lãnh đạo quản lý có thể cải thiện chính bản thân bạn qua đó tác động tích cực đến toàn thể đội nhóm. Có nghĩa là những kỹ năng như giải quyết vấn đề, giao tiếp và sự tự tin có thể tăng lên khi bạn phát triển. Những phẩm chất này là rất quan trọng để khơi gợi và thúc đẩy nhân viên trau dồi thêm và hướng đến mục tiêu phát triển chúng.
Đọc thêm: Mục tiêu là gì? Phân loại và cách xác định mục tiêu hiệu quả
3. Các năng lực lãnh đạo quản lý của người lãnh đạo cần có
3.1 Biết thiết lập kế hoạch
Để trở thành một người có năng lực lãnh đạo quản lý xuất sắc, trước hết là việc biết thiết lập kế hoạch. Đây là năng lực định hướng tầm nhìn, xác định mục tiêu cần đạt được, từ đó xây dựng một kế hoạch bài bản cho tổ chức. Kế hoạch giúp xác định hướng đi, tạo ra sự phối hợp và hướng dẫn cho các hoạt động.
Ngoài ra, việc thiết lập kế hoạch cũng giúp các nhà lãnh đạo dự báo được các rủi ro có thể xảy đến trong tương lai. Qua đó giúp họ thiết kế các phương án dự phòng trong quá trình triển khai chiến lược, dự án…
3.2 Giao tiếp
Giao tiếp được coi là một trong những năng lực lãnh đạo quản lý quan trọng nhất bởi nhà lãnh đạo thường xuyên phải làm việc cùng với đối tác, khách hàng và đội ngũ nhân viên của mình.
Vì vậy, việc trang bị khả năng giao tiếp hiệu quả giữa người lãnh đạo và nhân viên không chỉ giúp truyền đạt thông tin một cách chính xác mà còn tạo ra môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ sự phát triển cá nhân. Việc hiểu và thấu hiểu người khác cũng là một khía cạnh quan trọng của giao tiếp hiệu quả.
3.3 Kiểm soát được cảm xúc, làm chủ bản thân
Kiểm soát cảm xúc và làm chủ bản thân cũng là một khía cạnh không thể thiếu của năng lực lãnh đạo quản lý. Người lãnh đạo cần có khả năng duy trì sự bình tĩnh và tự chủ trong mọi tình huống để đưa ra quyết định đúng đắn và hiệu quả, từ đó tạo niềm tin và sự ổn định cho tổ chức.
Bản chất của nhà lãnh đạo là thường xuyên phải gặp gỡ với nhiều đối tác và khách hàng khác nhau. Điều này cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ thường xuyên đối mặt với nhiều tình huống khó khăn, gặp nhiều áp lực và căng thẳng.
Nếu không biết cách làm chủ cảm xúc của mình, các nhà lãnh đạo dễ bị tổn thương, suy nghĩ tiêu cực gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả công việc.
3.4 Giải quyết vấn đề
Ở điểm này nhà lãnh đạo cần trang bị cho mình khả năng ra quyết định đúng đắn, phân tích logic và tư duy chiến lược. Ngoài ra các kiến thức liên quan đến chuyên môn như: hiểu rõ thị trường, sản phẩm, khách hàng cũng cần được nắm bắt kỹ càng. Điều này sẽ là cơ sở để nhà quản lý giải quyết các vấn đề cách hợp lý nhất.
Tất nhiên, năng lực lãnh đạo quản lý không chỉ là việc xác định vấn đề mà còn là khả năng tìm ra các giải pháp sáng tạo và hiệu quả để giải quyết tình huống phức tạp, từ đó nâng cao khả năng đàm phán và quản lý xung đột.
3.5 Khả năng lãnh đạo
Là việc nhà quản lý sử dụng năng lực của bản thân nhằm tạo ra sức ảnh hưởng và tác động đến đội ngũ nhân viên. Tuy nhiên, sự lãnh đạo không chỉ là việc chỉ đạo mà còn là việc truyền cảm hứng, động viên và tạo điều kiện cho sự phát triển của đội ngũ, từ đó thúc đẩy sự đổi mới và tiến bộ trong tổ chức.
3.6 Tư duy chiến lược
Tư duy chiến lược giúp nhà quản lý định hình được tổng quan bức tranh kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Tư duy tốt còn giúp lãnh đạo thấu hiểu ngành nghề, các bên cạnh tranh cũng như yếu tố bên ngoài. Qua đó đưa ra các quyết định nhằm xây dựng và thúc đẩy sự phát triển của tổ chức.
Ngoài ra, một tư duy chiến lược được hoạch định dài hạn giúp bạn dễ dàng thích ứng và xử lý những rủi ro có thể xảy đến.
3.7 Tổ chức công việc
Đồng thời, họ cũng cần biết cách tổ chức công việc một cách hiệu quả, từ việc phân chia nhiệm vụ, sắp xếp thời gian cho đến quản lý thời gian và tài nguyên. Điều này giúp cho công đoạn xử lý các nhiệm vụ được đẩy nhanh, tránh tình trạng tồn đọng khối lượng lớn công việc không kịp xử lý.
3.7 Dẫn dắt mọi người cùng phát triển
Một người lãnh đạo có năng lực lãnh đạo quản lý xuất sắc không chỉ là người chỉ đạo mà còn là người dẫn dắt đội ngũ của mình cùng phát triển. Họ cần khuyến khích sự hợp tác và sáng tạo trong công việc, giúp mọi người cảm thấy được động viên và phấn đấu hơn.
3.9 Kiến thức sâu rộng
Ngoài việc trang bị các kiến thức chuyên môn, để sở hữu năng lực lãnh đạo quản lý tốt, cần tích lũy kiến thức ở các lĩnh vực khác như: tài chính, kế toán, tiếp thị, PR, bán hàng. Việc cập nhật và áp dụng những kiến thức mới nhất vào thực tiễn công việc để sẽ giúp doanh nghiệp phát triển một cách vững mạnh.
3.10 Biết sử dụng nguồn nhân lực
Cuối cùng, việc biết cách sử dụng và phân bổ nguồn lực hiệu quả là chìa khóa để tạo ra sự thành công. Vì không ai có thể tự mình làm hết mọi công việc được, thế nên việc phối hợp giữa các phòng ban là điều cần thiết. Người sở hữu năng lực lãnh đạo quản lý thông minh sẽ biết cách phát huy tối đa năng lực của đội ngũ, tạo điều kiện cho họ phát triển và góp phần vào sự thịnh vượng của tổ chức.
Đọc thêm bài viết: Lãnh đạo là gì? Cách để trở thành nhà lãnh đạo tài ba
5. Cách nâng cao năng lực quản lý cho nhà lãnh đạo
5.1 Nỗ lực trau dồi kiến thức, kinh nghiệm liên tục
Để trở thành một người lãnh đạo hiệu quả, có nhiều cách để tăng cường năng lực lãnh đạo quản lý của bản thân. Đầu tiên, hãy không ngừng học hỏi và tích lũy kinh nghiệm vì điều này rất quan trọng. Bằng cách này, bạn sẽ luôn cập nhật thông tin mới nhất và áp dụng những phương pháp quản lý hiệu quả vào công việc hàng ngày.
5.2 Sẵn sàng nhận trách nhiệm
Thứ hai, hãy sẵn lòng chấp nhận trách nhiệm vì đó là yếu tố không thể thiếu của một người lãnh đạo xuất sắc. Việc đón nhận trách nhiệm giúp bạn tự tin đối mặt với thách thức và tìm ra giải pháp cho các vấn đề phát sinh.
5.3 Hiểu chính bản thân
Thứ ba, việc hiểu rõ bản thân là quan trọng để phát triển năng lực lãnh đạo quản lý. Bạn cần nhận biết điểm mạnh và điểm yếu của mình để tận dụng ưu điểm và khắc phục nhược điểm.
5.4 Nâng cao tính kỷ luật
Thứ tư, việc nâng cao tính kỷ luật giúp bạn duy trì sự tổ chức và kỷ luật trong công việc hàng ngày. Kỷ luật giúp bạn hoàn thành công việc đúng hạn và theo đúng quy trình, xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển cá nhân và tổ chức.
5.5 Rèn luyện kỹ năng cần thiết
Cuối cùng, việc rèn luyện kỹ năng cần thiết là bước quan trọng giúp bạn trở nên xuất sắc hơn. Bằng cách liên tục cải thiện và phát triển kỹ năng quản lý, bạn có thể đạt được hiệu suất làm việc cao hơn và đưa doanh nghiệp đến thành công. Chúc bạn thành công trong việc trở thành một người lãnh đạo xuất sắc!
Tóm lại, năng lực lãnh đạo quản lý là yếu tố cốt lõi cho sự thành công của bất kỳ tổ chức nào. Tại khóa học kỹ năng quản lý lãnh đạo của PMS, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ tầm quan trọng và phát triển các năng lực này để có thể tạo động lực cho nhân viên, cải thiện hiệu suất, thúc đẩy đổi mới và đạt được mục tiêu tổ chức. Đầu tư vào việc bồi dưỡng các nhà lãnh đạo quản lý giỏi không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân mà còn cho toàn thể tổ chức.
Đăng ký nhận bản tin
Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS