Để xây dựng một nhóm hoạt động hiệu quả và gắn kết với nhau không phải dễ nhưng cũng không quá khó để làm được. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn 9 nguyên tắc làm việc nhóm hiệu quả, hãy tìm hiểu và áp dụng những nguyên tắc này cho nhóm của mình để giải quyết những vấn đề khó khăn trong công việc và đem lại sự thành công cho nhóm và cả tổ chức.
Nguyên tắc 1: Cần xác định mục tiêu chung
Việc đầu tiên khi bắt tay vào làm việc theo nhóm (Teamwork) cần xác định mục tiêu chung của nhóm là gì? Việc làm này giúp mỗi cá nhân xác định và hiểu được mục tiêu nhóm mình, từ đó nhóm sẽ đưa ra được những kế hoạch hành động cụ thể và thực hiện cùng nhau nhằm đạt được mục tiêu đó với kết quả tốt nhất.
Đã làm việc tập thể với nhau, không được đặt cái tôi và làm việc theo cảm tính của bản thân, thay vào đó cần phải thảo luận và đóng góp ý kiến chung với nhau để tìm ra những phương án tốt nhất cho nhóm, vì một sai lầm từ cá nhân mà không theo sự thống nhất của nhóm sẽ ảnh hướng tới lợi ích của cá nhóm.
► Xem thêm: Các kỹ năng làm việc theo nhóm hiệu quả
Nguyên tắc 2: Giao tiếp hiệu quả
Giao tiếp là nền tảng cho hoạt động nhóm hiệu quả. Giao tiếp giúp kết nối giữa mọi người với nhau, tạo ra môi trường làm việc cởi mở nơi các thành viên có thể thoải mái tương tác, chia sẻ thông tin, thảo luận và đưa ra các ý tưởng của mình mà không sợ bị phê bình. Từ đó khuyến khích mọi người tự do đưa ra các ý tưởng sáng tạo, độc đáo để giải quyết các vấn đề khó khăn trong công việc.
Nguyên tắc 3: Lắng nghe và thấu hiểu
Lắng nghe là yếu tố tiên quyết dẫn đến sự thành công trong làm việc nhóm. Vì thế, mọi thành viên trong nhóm hãy tập trung và lắng nghe chủ động để thể hiện sự tôn trọng với người nói.
Hơn nữa, hãy lắng nghe với tinh thần cởi mở, không áp đặt suy nghĩ lên người khác. Nhờ vậy mà bạn có thể thấu hiểu những suy nghĩ và cảm xúc mà người nói đang muốn truyền tải tới là gì và họ muốn gì, đây là chìa khóa giúp hoạt động nhóm trở nên hiệu quả hơn.
► Xem thêm: Các khó khăn gặp phải khi làm việc nhóm và cách khắc phục
Nguyên tắc 4: Xây dựng niềm tin và tôn trọng nhau
Niềm tin là yếu tố cho sự thành công của làm việc nhóm, cần xây dựng một môi trường làm việc nơi các thành viên trong nhóm tin tưởng và tôn trọng quan điểm, ý kiến của nhau. Niềm tin thúc đẩy sự hợp tác và giao tiếp cởi mở, cho phép các ý tưởng và phản hồi giữa các thành viên với nhau. Xây dựng niềm tin cần có thời gian và sự nỗ lực đối với thành công lâu dài của nhóm.
Nguyên tắc 5: Có tinh thần trách nhiệm
Để hướng tới đạt được mục tiêu chung, mỗi thành viên cần phải làm việc có trách nhiệm và tính cam kết trong công việc chung của nhóm. Điều này giúp mỗi cá nhân thực hiện nhiệm vụ của mình một cách chủ động. Mỗi cá nhân trong nhóm cần phải đảm bảo khối lượng công việc được giao từ quản lý, đồng thời đảm bảo công việc thực hiện đúng thời hạn và chất lượng.
Sự thành công của tập thể không được quyết định dựa trên yếu tố cá nhân, mà nó được dựa trên sự đóng góp từ mọi người. Vì lẽ đó mà mỗi thành viên cần hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong nhóm.
Nguyên tắc 6: Làm việc trên tinh thần hợp tác
Làm việc trên tinh thần hợp tác có nghĩa là làm việc cùng nhau để đạt được cùng một mục tiêu, không phải làm việc riêng lẻ hoặc với các mục tiêu khác nhau. Các thành viên trong nhóm hãy làm việc cùng nhau một cách hài hòa, tận dụng các kỹ năng chuyên môn và quan điểm của mình để giải quyết vấn đề và ra quyết định hoặc hoàn thành nhiệm vụ.
Sự hợp tác thành công thường dẫn đến các giải pháp sáng tạo hiệu quả hơn, đồng thời tạo ra tinh thần teamwork (làm việc nhóm) tích cực và gắn bó lâu dài.
Nguyên tắc 7: Đóng góp tích cực
Trong một số nhóm, mỗi người đều có vai trò và trách nhiệm cụ thể, họ đều biết mình làm gì và họ chỉ làm điều đó. Nhưng với các nhóm hiệu quả hơn, các thành viên sẽ sử dụng chiều rộng kiến thức, kỹ năng chuyên môn của mình để đóng góp, ngay cả khi điều đó không nằm trong mô tả công việc của họ.
Nguyên tắc 8: Phân công hiệu quả
Việc phân công nhiệm vụ đóng vai trò rất quan trọng trong làm việc nhóm. Vì nếu phân công đúng công việc dựa trên năng lực của từng người sẽ giúp họ hoàn thành công việc đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và tránh được những xung đột trong quá trình làm việc.
Đối với nhà quản lý, cần đảm bảo khối lượng công việc cho các thành viên luôn cân bằng và tránh tình trạng quá tải, dẫn đến căng thẳng và ảnh hưởng tới năng suất làm việc.
► Xem thêm: 15 kỹ năng quản lý đội nhóm cần có ở Team Leader
Nguyên tắc 9: Chấp nhận thất bại như một bài học, cơ hội
Thất bại không phải là kết thúc mà là cơ hội, bài học để phát triển. Khuyến khích một nền văn hóa nơi các thành viên trong nhóm không sợ mạo hiểm và học hỏi từ những sai lầm của họ. Sự đổi mới thường nảy sinh từ việc học hỏi thông qua thất bại. Ví dụ như văn hóa của Công ty Amazon, họ khuyến khích nhân viên thử nghiệm những điều mới và chấp nhận một số sáng kiến sẽ thất bại, miễn là chúng mang lại bài học có giá trị.
Khi nhóm của bạn áp dụng đúng các nguyên tắc làm việc nhóm ở trên, điều này mang lại rất nhiều lợi ích của kỹ năng làm việc nhóm đối với cho cá nhân và tổ chức. Sẽ rất vui và hạnh phúc khi bạn làm việc tại một môi trường nơi tính tập thể được đề cao và luôn sẵn sàng hết mình vì mục tiêu chung.
Còn rất nhiều những kiến thức khác liên quan về làm việc nhóm, vì thế chúng tôi khuyên bạn nên tham gia khóa học kỹ năng làm việc nhóm tại PMS, với phương châm thực tiễn tạo khác biệt, chúng tôi luôn cung cấp nội dung chương trình với tình ứng dụng cao thay vì lý thuyết căn bản. Nhanh tay đăng ký học để nhận ưu đãi học phí tốt nhất.
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
- Các kỹ năng làm việc nhóm (teamwork) hiệu quả
- Các mô hình teamwork phổ biến nhất
- Các yếu tố xây dựng một đội nhóm hiệu quả
Đăng ký nhận bản tin
Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS