Làm việc nhóm (teamwork) là một hoạt động vô cùng quan trọng và không thể thiếu vắng trong doanh nghiệp. Kể cả trong quá trình học tập và làm việc của học sinh, sinh viên. Trong mọi ngành nghề hiện nay, đòi hỏi người nhân viên cần phải trang bị kỹ năng làm việc nhóm, nhằm mục đích hỗ trợ những nhiệm vụ hiệu quả hơn. Vậy làm sao để xây dựng nhóm làm việc hiệu quả, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Học Viện PMS nhé.
Đặt mục tiêu chung cho nhóm
Để phát huy hết năng lực của các thành viên, mỗi nhóm cần phải đặt ra một mục tiêu chung để hướng mọi thành viên cùng đạt được kết quả hoàn thiện nhất.
Vì mọi thành viên đều ghi nhớ và mọi hoạt động cần làm sẽ phải bám sát mục tiêu. Và thỉnh thoảng thành viên trong nhóm sẽ phải gác bỏ mục tiêu cá nhân để cùng hoàn thiện mục tiêu chung của cả nhóm. Nhằm đảm bảo được tiến độ hoàn thành công việc chung.
Luôn luôn lắng nghe ý kiến của mọi thành viên trong nhóm
Để xây dựng nhóm hiệu quả không thể thiếu sự có mặt của kỹ năng lắng nghe được. Đây cũng là kỹ năng hỗ trợ phát triển bản thân người nhân viên cực kỳ hiệu quả. Nhờ có kỹ năng này mà mọi công việc đều được hoàn thành hợp lý và thuận lợi nhất. Vì mọi thành viên đều lắng nghe những ý kiến đóng góp, và đưa ra những phân tích, sửa đổi sao cho hoàn thiện nhất.
Người nghe luôn luôn là người có khả năng suy xét và đánh giá những điểm tốt và chưa tốt về ý kiến. Hơn là để bản thân mình tự đánh giá. Do đó, đừng ngại nghe những lời đánh giá từ đồng đội để nâng cao khả năng của bản thân hơn.
Phân chia công việc thực hiện một cách hiệu quả và hợp lý
Người leader cần phải phân chia công việc phù hợp với khả năng và điểm mạnh của từng thành viên. Vì họ là người quan sát và nắm bắt được những điểm mạnh và yếu của mỗi thành viên. Do đó, khi leader chia ra công việc cụ thể cho từng cá nhân sẽ nhận được kết quả hoàn thành công việc hiệu quả. Nhờ vào khả năng của từng thành viên đã góp phần vào sự thành công của nhóm.
Đặt tinh thần gắn kết lên hàng đầu
Thông thường trong một nhóm, sẽ có những tính cách, cách làm việc, cách nói chuyện,… khác nhau. Nếu muốn làm việc trong một môi trường hòa đồng, vui vẻ, thì từng thành viên cần phải tôn trọng và thấu hiểu lẫn nhau. Không nên đặt nặng về vấn đề thành kiến trong đặc điểm riêng của họ.
Ngoài ra, các bạn hãy tin tưởng vào khả năng hoàn thành công việc của từng thành viên. Vì khi có được sự tin tưởng của thành viên trong nhóm, thì họ sẽ nỗ lực làm việc để không phụ lòng cũng như khẳng định được khả năng của bản thân.
Xử lý những xung đột đang dần nảy sinh
Trong quá trình làm nhiệm vụ hay trong cuộc họp, thì việc nảy sinh những mâu thuẫn, xung đột không có gì xa lạ cả. Nhưng các bạn cần phải “dập tắt” những xung đột đó đi. Vì tránh những xung đột lớn xảy ra vào một ngày không xa. Để giải quyết được những mâu thuẫn đó, mọi người hãy cùng nhau ngồi xuống, bình tĩnh và lắng nghe, đưa ra những phương pháp giải quyết chúng cho phù hợp.
Trách nhiệm với công việc
Đằng sau sự thành công của một tập thể, chính là sự đóng góp của toàn bộ thành viên trong nhóm. Nếu chỉ một thành viên không hoàn thành công việc được giao sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nỗ lực của các bạn khác. Do đó, trách nhiệm chính là điều mà ai cũng cần phải có. Và hoàn thành công việc trong thời gian quy định mới đạt kết quả công việc tốt được.
Tạo điều kiện phát triển cho từng cá nhân
Từng cá nhân trong nhóm cần phải tạo cơ hội phát triển những khả năng tiềm ẩn. Với vai trò là một người trưởng nhóm, bạn phải quan sát và nhận định khả năng làm tốt công việc của từng thành viên. Nếu họ có thể hoàn thành tốt những công việc đó thì hãy giao cho họ. Như vậy là đang tạo điều kiện phát triển khả năng của họ trong tương lai.
Ghi nhận những thành tích đạt được và khen thưởng
Cách để nhóm hoạt động hiệu quả, thì leader phải tạo ra sự công nhận và khen thưởng công bằng. Đây chính là một động lực giúp thành viên trong nhóm nỗ lực làm việc và phát triển bản thân.
Dù cho những sự khen thưởng không phải bằng vật chất, nhưng chỉ cần là lời động viên cũng giúp mọi nhân viên của mình nâng cao được tinh thần làm việc và chăm chỉ cống hiến cho sự phát triển của nhóm.
Đóng góp ý kiến và nhận lại những phản hồi tích cực
Khi một thành viên trong nhóm nhận thấy những vấn đề cần sửa đổi thì hãy mạnh dạn đưa ra lời góp ý. Tuy nhiên, thay vì nói thẳng thì hãy chú ý đến cách sử dụng từ ngữ, lời nói lịch sự, nhẹ nhàng và tích cực. Để tránh xảy ra những xung đột về sau. Bên cạnh đó, người nhận sự phản hồi cũng cần phải vui vẻ đón nhận những góp ý đó để cùng nhau cố gắng hoàn thành công việc hiệu quả.
Với những cách để làm việc nhóm hiệu quảmà PMS cung cấp. Đây mới chỉ là một vấn đề nhỏ trong lĩnh vực này, để hiểu rõ hơn về đội nhóm, chúng tôi khuyến khích bạn nên tự tìm hiểu thêm nhiều bài viết hơn nữa. Ngoài ra, Học viện PMS cùng các chuyên gia giàu kinh nghiệm đã xây dựng khóa học kỹ năng làm việc đội nhóm hiệu quả, đây là lựa chọn giúp bạn rút ngắn thời gian tìm hiểu nhưng mang lại nhiều giá trị cho bạn.
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
Đăng ký nhận bản tin
Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS