Nhóm quản lý chất lượng là nhóm những người làm cùng công việc, gặp gỡ để cùng phân tích và giải quyết các vấn đề về chất lượng sản phẩm. Nhóm hoạt động mang tính tự nguyện nhưng có tổ chức. Một nhóm năng động sẽ thu hút được nhiều thành viên và hoạt động lâu dài hơn các nhóm khác.
Mặc dù định nghĩa cho rằng thành viên các nhóm quản lý chất lượng là những người cùng bộ phận sản xuất, nhưng một số nhóm thành công mặc dù hoạt động với những thành viên từ nhiều bộ phận khác nhau.
1. Cơ sở của nhóm chất lượng
Người thủ lĩnh do nhóm bầu ra và được mọi người đồng tình ủng hộ. Một nhóm chất lượng thành công luôn đảm bảo các nguyên tắc:
- Triết lý xây dựng con người: giúp nhau cùng tiến bộ, kết quả công trình là nỗ lực của tập thể chứ không phải của cá nhân nào, việc đào tạo được quy định chặt chẽ cho mọi người.
- Khuyến khích tính sáng tạo.
- kế hoạch phải liên quan đến việc chuyên môn của nhóm viên.
- Có sự quan tâm hỗ trợ của Ban Giám đốc.
- Ý thức về chất lượng được đẩy mạnh và nâng cao.
Những nguyên tắc cơ bản của nhóm chất lượng được phát biểu thật đơn giản, nhưng cái then chốt làm nên sự thành công của chương trình nhóm chất lượng thì lại phức tạp và chúng phải được thực hành liên tục suốt chương trình.
- Triết lý xây dựng con người: Chương trình nhóm chất lượng chỉ tiến hành được nếu Ban Giám Đốc mong muốn giúp đỡ công nhân của mình trưởng thành và phát triển thông qua nhóm chất lượng.
- Tính tự nguyện: Chương trình nhóm chất lượng được tiến hành vì lợi ích của công nhân, cón tham gia hay không hoàn toàn do họ tự quyết định.
- Mọi người đều được tham gia: Nhóm chất lượng là một chương trình mang tính cộng đồng; do vậy mà một người sống hướng nội, ít nói cũng có cơ hội nói ra những gì mình đang suy nghĩ.
- Các thành viên giúp nhau cùng tiến bộ: Khả năng tiếp thu và sử dụng kỹ thuật của các nhóm sẽ không đồng đều nên điều quan trọng là mọi người phải giúp nhau cùng tiến bộ. Việc nhận thức điều này không chỉ là trách nhiệm của trưởng nhóm mà phải là của tất cả các nhóm viên.
- Các kế hoạch phải là nỗ lực của tập thể chứ không phải của cá nhân: Các kế hoạch tiến hành phải thu hút trí lực của cả nhóm. Những thành tựu được công nhận cũng mang tên tập thể nhóm.
- Thường xuyên huấn luyện công nhân lẫn Ban Giám đốc: Công nhân cần được huấn luyện các kỹ thuật hữu hiệu để có khả năng tự tìm ra lời giải cho những vấn đề nảy sinh trong công việc của họ.
- Kích thích sáng tạo: Tư tưởng nhóm chất lượng là tạo ra một khung cảnh kích thích sự sáng tạo của con người. Người ta sẽ không mạnh dạn nêu ý kiến riêng của mình nếu cảm thấy ý kiến đó bị cự tuyệt hay bị chế nhạo. Thường thì các giải pháp khả thi lại xuất phát từ những ý tưởng có vẻ như lộn xộn lúc ban đầu.
- Các vấn đề thảo luận trong nhóm phải có liên quan đến công việc của nhóm viên: Nội dung các cuộc họp Nhóm chất lượng cần giới hạn vào lĩnh vực nhóm mà nhóm viên am tường, đó chính là những công việc mà họ là thường ngày chứ không phải một việc xa lạ nào khác.
- Ban Giám đốc cần hỗ trợ cho hoạt động của Nhóm Chất Lượng: Nếu không ai trong ban lãnh đạo xí nghiệp sẵn lòng dành thời gian cũng như đóng góp ý kiến xây dựng cho Nhóm trong buổi ban đầu thì sẽ không thể có được động lực thúc đẩy Nhóm chất lượng hình thành và phát triển.
- Phát triển ý thức về chất lượng và cải tiến: Tất cả những nguyên tắc nêu trên sẽ vô nghĩa trừ khi chúng ta tạo được trong nhận thức của nhóm viên nếp nghĩ liên tục cải tiến chất lượng giảm bớt sai sót.
- Giảm dần tâm lý “chúng ta” và “họ”: Mỗi người trong chúng ta cần tìm thấy ý nghiîa và sự sáng tạo trong công việc của mình. Công cụ Nhóm chất lượng khi được sử dụng một cách đúng đắn sẽ giúp giảm bớt đi sự phân biệt khái niệm “chúng ta” và “họ” trong tâm lý công nhân, tinh thần đồng đội sẽ lớn dần lên trong mỗi cá nhân và lan ra cả tập thể. Tinh thần ấy thúc đẩy họ làm ra những sản phẩm có chất lượng cao.
2. Hoạt động của nhóm quản lý chất lượng
2.1 Đưa ra các vấn đề
Trong thời gian này, việc thu thập dữ liệu mới rất quan trọng. Có một vài vấn đề có thể đã được giải quyết hoặc đang được giải quyết. Thu thập dữ liệu giúp ta loại bỏ những vấn đề không cần thiết. Mặc dù các dữ liệu thu thập còn ở dạng thô nhưng nó có thể giúp chúng ta xây dựng biểu đồ Pareto. Dựa trên phương pháp này, các thành viên cũng có thể quyết định nên giải quyết vấn đề nào.
2.2 Phân tích các vấn đề
Có thể bắt đầu phân tích với sự giúp đỡ của hai công cụ thống kê. Nhóm phải nhất trí chọn ra các nguyên nhân chính để phân tích và thẩm tra nguyên nhân. Nếu chứng minh được rằng nhóm đã chọn đúng nguyên nhân chính thì nhóm có thể tiến xa hơn và tìm cách giải quyết, nếu không phải lập trở lại bước này, giữ lại, khi nguyên nhân chính được tìm thấy, nhóm tiến hành triển khai cách giải quyết.
2.3 Triển khai cách giải quyết
Khi nhóm sắp xếp các vấn đề khó khăn theo thứ tự ưu tiên , nên chuẩn bị kế hoạch để thực hiện. Nhóm nên họp thường xuyên mỗi tuần để duy trì mối quan hệ. Ngoài ra cần nghĩ đến một hệ thống phòng ngừa trong tương lai. Các thành viên Nhóm chất lượng cũng nên xem xét tất cả các khía cạnh của vấn đề. Xem xét có thể áp dụng cách giải quyết nào ở phạm vi, khu vực nào cho có kết quả. Làm như vậy sẽ tránh hao tốn năng lực và loại trừ các hao phí khác.
2.4 Báo cáo với cấp lãnh đạo
Sự nỗ lực hết mình của các thành viên Nhóm chất lượng cần được ban lành đạo công nhận, để giữ vững nhuệ khí của các thành viên Nhóm chất lượng. Điều quan trọng nhất là tổ chức sắp xếp trình dự án với ban lãnh đạo như thế nào để đạt được thành công.
2.5 Xem xét và theo dõi của ban Giám Đốc
Ban giám đốc nên xem xét kỹ các đề nghị và các cách giải quyết. Đồng thời phải lưu ý các yêu cầu hỗ trợ của Nhóm chất lượng, qua đó Ban giám đốc cần nhận thấy trách nhiệm của mình đối với chương trình hoạt động của nhóm.
Tìm hiểu ngay các khóa học liên quan về nhóm ngành sản xuất dưới đây:
Đăng ký nhận bản tin
Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS