Nội dung bài viết
1. Quản lý chất lượng là gì ?
Quản lý chất lượng là gì? Theo định nghĩa của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 thì “Quản lý chất lượng là tập hợp các hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm xác định và thực hiện chính sách chất lượng”.
Hay một cách hiểu khác, nó là việc đảm bảo cho tổ chức làm đúng những việc phải làm và những việc quan trọng để đạt được mục tiêu chung. Quản lý chất lượng được áp dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp, áp dụng trên nguyên tắc đúng người, đúng việc và có hiệu quả. Không chỉ trong sản xuất mà trong mọi lĩnh vực, trong mọi loại hình tổ chức, từ quy mô lớn đến quy mô nhỏ, cho dù có tham gia vào thị trường quốc tế hay không thì quản lý chất lượng luôn là việc cần thiết.

Tóm lại, quản lý chất lượng sản xuất bao gồm các hoạt động lập kế hoạch kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng. Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng nói chung bao gồm lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng.
>>> Xem: Chuyên viên QA chuyên nghiệp
2. Một số nguyên tắc trong quản lý chất lượng
Quản lý các tiêu chuẩn hiệu quả, đồng bộ và mang đến kết quả tối ưu cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định:
Sự thỏa mãn khách hàng
Việc quản lý phải định hướng vào khách hàng. Cần liên tục tìm hiểu các nhu cầu của khách hàng và xây dựng nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu đó một cách tối ưu.
Đào tạo kỹ năng lãnh đạo
Các nhà quản lý cần được đào tạo kỹ năng lãnh đạo. Lãnh đạo cả tổ chức phải thống nhất mục đích, môi trường nội bộ của công ty, huy động nguồn lực để đạt được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của công ty.
Quản lý có hệ thống
Cần thực hiện quản lý có hệ thống, điều này sẽ giúp tăng hiệu quả và hiệu lực hoạt động của công ty.
Cải tiến liên tục
Mọi công ty đều cần hướng đến mục tiêu cải tiến liên tục, điều này càng quan trọng hơn trong sự biến động không ngừng của môi trường kinh doanh như hiện nay.
Phân tích dữ liệu và thông tin
Các quyết định và hành động có hiệu lực dựa trên sự phân tích dữ liệu và thông tin.
Thiết lập mối quan hệ đôi bên cùng có lợi với nhà cung ứng
Cần thiết lập mối quan hệ đôi bên cùng có lợi với nhà cung ứng, nâng cao sự ổn định của nguồn cung và khả năng tạo ra giá trị của cả hai bên.
Quản lý nhân sự
Cần học cách quản lý nhân sự bởi con người là tài sản quan trọng của tổ chức, yếu tố quyết định cho sự phát triển.

>>> Xem: Chuyên viên kiểm soát chất lượng QC
TIn Tức - Kiến thức liên quan
➡ Chuyên ngành Quản Trị Sản Xuất
➡ Chuyên ngành Quản Trị Nhân Sự
➡ Chuyên ngành Quản Lý Lãnh Đạo- Kỹ Năng Mềm
➡ Chuyên ngành Quản Trị Bán Hàng
➡ Chuyên ngành Quản Trị Tài Chính
➡ Tin Tức