Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là gì? Sự liên quan giữa ISO 9000 và ISO 9001

Trong tình hình hiện nay, chất lượng không còn là một lý thuyết đơn thuần nữa, nhưng là một tiêu chuẩn quan trọng luôn được các doanh nghiệp chú trọng đảm bảo thực hiện. 

ISO 9000, là một hệ thống các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng – đã thể hiện được tầm quan trọng của chính nó trong công tác duy trì và cải tiến chất lượng doanh nghiệp. Vậy liệu bạn đã hiểu tiêu chuẩn ISO 9000 là gì chưa? Trong bài viết này, PMS sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề, bao gồm các khái niệm và lý do tại sao nó quan trọng và cần thiết cho các doanh nghiệp đến thế !

iso 9000 là gì
Khái niệm ISO 9000 là gì?

1. ISO 9000 là gì?

ISO 9000 là một hệ thống danh sách các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng được ban hành và quản lý bởi Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa Quốc tế (ISO – International Organization for Standardization). Với mục tiêu cung cấp sự hướng dẫn tối ưu việc quản lý chất lượng trong các tổ chức, từ các doanh nghiệp sản xuất đến kinh doanh thương mại, dịch vụ.

Tiêu chuẩn ISO 9000 hỗ trợ xây dựng các nguyên tắc trong quản lý chất lượng, từ việc xác định nhu cầu của khách hàng, đến quá trình lập kế hoạch và quy trình và việc đánh giá, cải tiến liên tục. Đảm bảo doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng mà khách hàng đã yêu cầu, đồng thời tối ưu hóa năng suất làm việc của toàn bộ hệ thống.

2. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 gồm có mấy tiêu chuẩn?

4 tiêu chuẩn quan trọng trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm:

  • ISO 9001:2015 Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng – Yêu Cầu.
  • ISO 9000:2015 Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng – Khái Niệm Cơ Sở và Thuật Ngữ.
  • ISO 9004:2013 Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng – Hướng Dẫn Cải Tiến Liên Tục
  • ISO 19011:2018 Hướng Dẫn Kiểm Tra và Đánh Giá Hệ Thống Quản Lý.

3. Điểm liên quan giữa ISO 9000 và ISO 9001

ISO 9000 và ISO 9001 là hai bộ (hay còn gọi là họ) hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Mặc dù có tên gần tương đồng, nhưng chúng có sự khác biệt về mục tiêu và phạm vi áp dụng.

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 định nghĩa các khái niệm cơ sở và thuật ngữ liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng QMS. Nó cũng bao gồm các định nghĩa và tiêu chuẩn cấp cơ sở chung cho các tiêu chuẩn quản lý chất lượng, bao gồm cả ISO 9001. Tiêu chuẩn này không yêu cầu sự tuân thủ cụ thể nào và không thể được chứng nhận.

iso 9000 và iso 9001
So sánh ISO tiêu chuẩn 9000 và ISO 9001

Trong khi đó, ISO 9001 là tiêu chuẩn trong họ, nó xác định các yêu cầu cơ bản để thiết lập, triển khai và duy trì một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả. ISO 9001 hỗ trợ đảm bảo rằng tổ chức có đủ năng lực cung cấp sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu cầu chất lượng của khách hàng. Để đạt được điều này, ISO 9001 xác định các quy trình, thiết lập các tiêu chuẩn quản lý chất lượng.

Mối quan hệ giữa tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 9001 thể hiện rõ trong việc ISO 9000 có chứa một tiêu chuẩn riêng là ISO 9001. Trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, các khái niệm cơ sở và thuật ngữ của ISO 9000 giúp tổ chức hiểu rõ hơn về phương pháp thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn.

Bài viết liên quan: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 là gì ?

4. Lịch sử hình thành và phát triển tiêu chuẩn ISO 9000

Tiêu chuẩn ISO 9000 được xây dựng và công bố vào tháng 3 năm 1987 bởi International Organization for Standardization – cơ quan quốc tế trong lĩnh vực chuyên đảm bảo phát triển các tiêu chuẩn hóa đạt chuẩn của hơn 160 quốc gia. Các tiêu chuẩn này có sự đổi mới và cải tiến lớn lần lượt vào các năm 2000; 2005 và lần gần nhất là năm 2015.

Tới thời điểm hiện tại, ISO 9000:2015 là tiêu chuẩn mới nhất của ISO 9000 được cập nhật vào tháng 9 năm 2015.

5. Tiêu chuẩn của ISO 9000 gồm những phiên bản nào?

  • ISO 9000:1987 – Các Tiêu Chuẩn Về Quản Lý Chất Lượng và Đảm Bảo Chất Lượng – Hướng Dẫn Lựa Chọn và Sử Dụng

Là nền tảng khởi đầu của tiêu chuẩn ISO 9000, cung cấp hướng dẫn về cách lựa chọn và sử dụng các tiêu chuẩn quản lý và đảm bảo chất lượng.

  • ISO 9000:2000 – Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Cơ Sở và Từ Vựng 

Phiên bản này đem đến cách tiếp cận hoàn toàn mới, nó thể hiện tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng dựa trên quy trình.

  • ISO 9000:2005 – Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng – Cơ Sở và Từ Vựng

Đây là sự cải tiến của ISO 9000:2000, nó mang lại sự cải thiện một các yếu điểm còn tồn đọng phiên bản trước.

  • ISO 9000:2015 – Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng – Cơ Sở và Từ Vựng

Đây là bước ngoặt lớn của hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000. Phiên bản này giúp tích hợp công việc quản lý chất lượng vào chiến lược phát triển tổ chức để tạo ra môi trường cải tiến liên tục.

6. Nội dung cơ bản của bộ tiêu chuẩn ISO 9000

Thay vì tập trung vào các yêu cầu và điều khoản cần phải thực hiện như tiêu chuẩn ISO 9001 thì tiêu chuẩn ISO 9000 lại cố gắng phổ biến và giải thích các khái niệm cơ sở, thuật ngữ và các nguyên tắc. Nội dung cơ bản của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm 4 phần:

6.1 Phạm vi áp dụng 

Xác định phạm vi tác động của các tiêu chuẩn ISO 9000 đến công việc của nhân viên ISO và mục tiêu của nó trong việc hình thành và phát triển hệ thống quản lý chất lượng.

6.2 Các khái niệm cơ bản và nguyên tắc quản lý chất lượng

Giải thích định nghĩa các khái niệm và nguyên tắc để tạo cơ sở kiến thức chung cho để việc áp dụng tiêu chuẩn được đúng đắn và dễ dàng.

Xây dựng hệ thống các nguyên tắc quản lý chất lượng dựa trên các khái niệm và nguyên tắc.

nội dung của bộ tiêu chuẩn iso 9000
Nội dung của bộ tiêu chuẩn ISO 9000

6.3 Thuật ngữ và định nghĩa 

Nắm bắt và giải thích các thuật ngữ và định nghĩa có nêu trong tiêu chuẩn để đảm bảo sự nhất quán chung và đồng bộ. Các thuật ngữ bao gồm:

  • Thuật ngữ liên quan đến tổ chức
  • Thuật ngữ liên quan đến con người
  • Thuật ngữ liên quan đến hoạt động
  • Thuật ngữ liên quan đến hệ thống
  • Thuật ngữ liên quan đến quá trình
  • Thuật ngữ liên quan đến yêu cầu
  • Thuật ngữ liên quan đến khách hàng
  • Thuật ngữ liên quan đến kết quả
  • Thuật ngữ liên quan đến thông tin, dữ liệu và tài liệu
  • Thuật ngữ liên quan đến đặc tính
  • Thuật ngữ liên quan đến hành động và đánh giá.

Bài viết khác:

7. Nguyên tắc thực hiện tiêu chuẩn ISO 9000 là gì?

Các nguyên tắc thực hiện tiêu chuẩn ISO 9000 là hệ thống cần thiết mà doanh nghiệp nên tuân thủ triển khai, với mục đích duy trì hệ thống quản lý chất lượng. Dưới đây là các nguyên tắc chính:

  • Luôn hướng đến mục tiêu cuối cùng là đảm bảo sự hài lòng của khách hàng
  • Thúc đẩy vai trò và sự tác động tích cực của lãnh đạo mang lại.
  • Xây dựng sự kết nối của các thành viên trong tổ chức
  • Đẩy mạnh quản lý theo quy trình để cung cấp sự kiểm soát tối đa đối với các hoạt động chính.
  • Quản lý bằng cách tiếp cận dựa trên hệ thống để liên kết các công đoạn thực hiện, không còn là các bước riêng lẻ.
  • Cải tiến liên tục dựa trên xây dựng đóng góp để mang lại hiệu quả thực tế.
  • Ra quyết định dựa trên phân tích dữ liệu và thông tin rõ ràng, không dựa vào cảm tính hay phỏng đoán.
  • Các nguyên tắc này sẽ đảm bảo cho việc xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 được đảm bảo sự hiệu quả có sự tích hợp và cải tiến liên tục trong quản lý chất lượng của tổ chức.
bộ tiêu chuẩn iso 9000
Nguyên tắc thực hiện bộ tiêu chuẩn ISO 9000

8. Kết luận

Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu khái niệm và các tiêu chuẩn ISO 9000 là gì ? Phân tích bộ tiêu chuẩn ISO về các phiên bản cũng như nguyên tắc để thực hiện các tiêu chuẩn này. Cùng sự phân biệt giữa ISO 9000 và ISO 9001 để giúp bạn có thể hình dung rõ hơn về chức năng của từng tiêu chuẩn. Qua đó PMS mong rằng đã mang lại cho các bạn những nội dung đầy đủ và đặc biệt hữu ích.

Nội dung có thể bạn quan tâm: Vai trò và lợi ích của 7 công cụ quản lý chất lượng trong sản xuất.