Lãnh đạo dân chủ được hiểu là phong cách lãnh đạo cởi mở, trao quyền cho các thành viên trong nhóm tham gia vào quá trình ra quyết định. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các đặc điểm, ưu và nhược điểm và cách xác định phong cách này liệu có phù hợp với bạn và nhóm của bạn hay không?
Phong cách lãnh đạo dân chủ là gì?
Phong cách lãnh đạo dân chủ (Democratic Leadership Style) hay còn gọi là “lãnh đạo chia sẻ; lãnh đạo có sự tham gia”, đây là phong cách lãnh đạo các thành viên trong nhóm sẽ được tham gia vào quá trình ra quyết định. Phong cách này có thể áp dụng rộng rãi trong bất cứ tổ chức nào, từ doanh nghiệp tư nhân, các trường học cho đến chính phủ.
Với lãnh đạo dân chủ, mọi người đều được khuyến khích tham gia, trao đổi ý kiến và thảo luận cùng nhau. Dù quá trình này tập trung vào sự bình đẳng và tự do ý tưởng trong nhóm, đồng thời nhà lãnh đạo cần phải đưa ra hướng dẫn và kiểm soát.
Nhà lãnh đạo dân chủ cũng chịu trách nhiệm quyết định ai trong nhóm sẽ tham gia và đóng góp vào các quyết định. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kiểu lãnh đạo này dẫn đến nâng cao năng suất làm việc, xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm tốt hơn và đồng thời nâng cao tinh thần làm việc nhóm.
Ví dụ về lãnh đạo dân chủ
Abraham Lincoln, tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ, được coi là một minh chứng về lãnh đạo dân chủ. Ông nổi tiếng với vai trò lãnh đạo trong việc dẫn dắt quốc gia qua Nội chiến và thúc đẩy việc chấm dứt chế độ nô lệ. Ông được xem là những tổng hợp vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Lincoln thường tổ chức các cuộc họp với các cố vấn và tướng lĩnh để bàn bạc về các vấn đề quan trọng. Ông lắng nghe một cách cẩn thận các ý kiến đa dạng trước khi đưa ra quyết định. Dưới sự chỉ đạo của ông, phe Liên bang từng bước chiến thắng trong cuộc chiến. Năm 1865, Nội chiến kết thúc với sự đầu hàng của phe Liên minh và chế độ nô lệ bị loại bỏ trên toàn quốc, điều này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử.
Đặc điểm của phong cách dân chủ
Một số đặc điểm chính của phong cách lãnh đạo dân chủ bao gồm:
Sáng tạo và hợp tác
Các nhà lãnh đạo dân chủ luôn tìm cách để thu thập nhiều quan điểm khác nhau và đề cao sự tự do trong việc chia sẻ ý kiến. Điều này thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo cao hơn trong nhóm của họ. Vì thế, nhà lãnh đạo thường tạo điều kiện cho sự hợp tác và khuyến khích việc tham gia đóng góp ý kiến từ mỗi thành viên trong nhóm trước khi đưa ra quyết định.
Đề cao tính minh bạch và giao tiếp
Nhà lãnh đạo dân chủ luôn giữ cuộc giao tiếp cởi mở và chia sẻ thông tin với nhóm của họ. Điều này giúp xây dựng môi trường làm việc đáng tin cậy, đồng thời củng cố văn hóa doanh nghiệp. Những nhà lãnh đạo có phong cách này thường thông báo với nhóm về những dự án mới sắp tới và yêu cầu ý kiến từ các thành viên trước khi bàn giao nhiệm vụ.
Thường xuyên yêu cầu phản hồi
Các nhà lãnh đạo thường yêu cầu phản hồi cởi mở hoặc thúc đẩy thảo luận bằng cách đưa ra ý tưởng của họ về một vấn đề và sẽ hỏi nhóm họ nghĩ gì về điều đó.
Đề cao tính linh hoạt
Những nhà lãnh đạo áp dụng cách tiếp cận này cho phép nhóm của họ thực hiện công việc theo cách riêng của họ. Họ có thể thực hiện điều này bằng cách giao quyền quyết định cho nhóm hoặc giao toàn bộ trách nhiệm cho một số tình huống cụ thể.
Mặc dù họ cho phép những quyết định này, nhưng họ vẫn phải chịu trách nhiệm về kết quả chung của nhóm. Do đó, họ có thể thiết lập các ràng buộc hoặc yêu cầu để đảm bảo mọi người đều đi theo hướng đúng.
Coi trọng tinh thần đồng đội
Nhà lãnh đạo thường sẽ ưu tiên sự hợp tác, đánh giá cao tinh thần đồng đội và đồng thời khuyến khích sự phát triển này ở những người khác. Họ có thể kiểm tra các báo cáo của mình để đảm bảo không có điều gì ngăn cản họ hoàn thành công việc, sẵn sàng cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ nhóm trong suốt quá trình dự án.
Tìm hiểu thêm: Ví dụ về phong cách lãnh đạo theo tình huống
Ưu và nhược điểm phong cách lãnh đạo dân chủ
Ưu điểm
- Khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới: Do đây là cuộc thảo luận mở nên rất khuyến khích sự tư duy sáng tạo và đổi mới. Với sự đóng góp của nhiều người, các quy trình có thể được cải thiện và cập nhật đa dạng hơn.
- Tạo ra nhiều giải pháp mới: Quá trình quyết định đòi hỏi sự hợp tác và nhiều ý kiến khác nhau, cuộc thảo luận sẽ mở ra nhiều giải pháp tốt hơn. Nhóm có thể phân tích nhiều khía cạnh của một dự án và tìm ra các giải pháp hiệu quả hơn để đáp ứng tình hình của tổ chức.
- Tạo ra sự hài lòng: Khi nhân viên được tham gia vào quá trình ra quyết định, họ thường cảm thấy được đánh giá cao hơn từ lãnh đạo. Sự nhận thức này có thể gia tăng năng suất và lòng trung thành với công ty, từ đó có thể giảm tỷ lệ nghỉ việc.
- Gắn kết đồng đội: Khi thúc đẩy mọi người tham gia vào quá trình ra quyết định, công ty có thể củng cố tầm nhìn của mình. Họ nhận biết mình đang cùng nhau làm việc hướng tới một mục tiêu chung. Điều này thúc đẩy sự gắn kết mạnh mẽ hơn trong nhóm.
- Tạo sự tin tưởng giữa các thành viên: Khi cấp quản lý và nhân viên cấp dưới có quyền ra quyết định và tiếp cận thông tin như nhau, điều này sẽ tăng cường sự tin cậy giữa các thành viên trong nhóm vì họ đều hiểu động cơ đằng sau quyết định của người lãnh đạo và không cần phải nghi ngờ hay chất vấn họ.
- Giúp mọi người nỗ lực hơn: Khi nhân viên cảm thấy được tôn trọng, họ có xu hướng cam kết hoàn thành công việc đúng thời hạn và thậm chí làm thêm giờ để hoàn thành các dự án, đóng góp vào sự thành công cho nhóm và tổ chức.
Nhược điểm
- Tốn nhiều thời gian để ra quyết định: Việc quyết định nhanh chóng thường gặp khó khăn khi quá trình ra quyết định đòi hỏi ý kiến đóng góp của tất cả mọi người. Điều này có thể tạo ra những rủi ro cho doanh nghiệp trong những trường hợp cần phải đưa ra các quyết định ngay lập tức. Lãnh đạo dân chủ sẽ trái ngược với lãnh đạo độc đoán.
- Hiệu suất giảm: Vẫn có một số nhân viên không thích nghi với phong cách này vì họ không thích việc phải ra quyết định. Họ cũng có thể có quan điểm rằng họ làm việc chăm chỉ hơn những người lãnh đạo.
- Khiến nhà lãnh đạo cảm thấy bị áp lực: Các nhà lãnh đạo nhận ra rằng phong cách lãnh đạo này đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực hơn khi cần phải đạt được sự đồng thuận từ nhóm. Điều này có thể gây trì hoãn công việc và gây mệt mỏi cho lãnh đạo.
Làm sao để phát huy phong cách lãnh đạo dân chủ hiệu quả?
Lãnh đạo dân chủ thường hiệu quả nhất trong các tình huống khi các thành viên trong nhóm có kỹ năng và mong muốn chia sẻ kiến thức của mình. Tuy nhiên, cần phải có đủ thời gian để mọi người có thể đóng góp, xây dựng kế hoạch và sau đó bỏ phiếu để chọn ra phương án hành động tốt nhất.
Do có sự tham gia đông đảo của nhiều người, việc đặt ra thời hạn đảm bảo rằng bạn nhận được ý kiến đóng góp từ tất cả mọi người trong thời gian nhất định để tiến hành hành động.
Câu hỏi thường gặp
Thời điểm nào tốt nhất để sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ?
Thời điểm lý tưởng để áp dụng phong cách dân chủ là khi bạn có đủ thời gian để thực hiện quy chế dân chủ và các thành viên trong nhóm có khả năng cung cấp thông tin chất lượng. Hoặc, nếu quyết định của bạn không liên quan đến việc tiết lộ thông tin riêng tư, thì đây cũng là thời điểm phù hợp để sử dụng phong cách quản lý dân chủ.
Làm sao để rèn luyện phong cách lãnh đạo dân chủ?
Hãy hỗ trợ tất cả các thành viên trong nhóm đưa ra những suy nghĩ và ý tưởng của họ. Vì thế, mọi người cần phải tự tin để thể hiện ý kiến của mình và biết rằng những ý kiến đó sẽ được lắng nghe.
Ngoài ra, có các biện pháp để cải thiện phong cách lãnh đạo dân chủ khác như sẵn sàng lắng nghe, trao quyền cho các thành viên trong nhóm, xây dựng quy trình ra quyết định mà mọi người đều tham gia.
Khi nào lãnh đạo theo phong cách dân chủ kém hiệu quả nhất?
Nếu bạn không có đủ thời gian để thu thập ý kiến của mọi người và thực hiện theo ý kiến đó, điều này sẽ dẫn đến một quy trình dân chủ không hiệu quả. Phong cách dân chủ cũng không hiệu quả nếu các thành viên trong nhóm không thể đóng góp một cách ý nghĩa hoặc quyết định được đưa ra yêu cầu phải chia sẻ thông tin không nên chia sẻ ở quy mô lớn.
Tóm lại, việc trở thành một nhà lãnh đạo dân chủ cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Nếu bạn quyết định đây là phong cách lãnh đạo phù hợp với bạn, hãy tuân thủ một số nguyên tắc như quản lý thời gian cẩn thận, đặt ra các thời hạn hoặc điều chỉnh linh hoạt sao cho phù hợp với tình hình của tổ chức.
Mọi doanh nghiệp, tổ chức đều cần những nhà lãnh đạo xuất sắc, để nâng cao khả năng lãnh đạo, bạn có thể tham khảo khóa học lãnh đạo, quản lý chuyên nghiệp sẽ giúp học viên tiếp cận những kiến thức mới, khả năng điều hành nhóm và biết cách dẫn dắt mọi người đạt được mục tiêu đề ra.
Xem thêm các phong cách lãnh đạo khác:
Đăng ký nhận bản tin
Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS