Với quy tắc 3 giây trong giao tiếp người dùng có thể biết chính xác mình đang muốn nói gì và tránh tình trạng lan man khi giao tiếp vậy các yếu tố chính của nguyên tắc này là gì và thực hiện như thế nào cho đúng cách?
Quy tắc 3 giây trong giao tiếp là gì?
Quy tắc 3 giây được dùng ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống với các mục đích riêng. Nếu xét về khía cạnh dùng cho việc giao tiếp, phương pháp này được dùng trong trường hợp khi có một tình huống nào đó trong giao tiếp buộc chúng ta phải quyết định nhanh trong vòng 3 giây tính từ lúc suy nghĩ, hầu như câu trả lời đầu tiên được tính đến trong đầu sẽ là câu trả lời chúng ta mong muốn nhất.
Ngoài ra 3 giây cũng là khoảng thời gian vàng để bạn tạo ấn tượng ban đầu với người khác bằng một hành động cụ thể.
Xem thêm: Giao tiếp là gì? Tầm quan trọng của giao tiếp trong cuộc sống
Cách thực hiện quy tắc 3 giây trong giao tiếp
Tạo ấn tượng qua trang phục, ngoại hình
Nhà tuyển dụng sẽ không thật sự đánh giá cao những ứng viên tham gia phỏng vấn với trang phục xuề xòa, tác phong thiếu sự chỉnh chu, bởi một người đến việc chăm sóc bản thân còn không chú trọng thì làm sao có sự quyết tâm để lo lắng cho công việc. Kể cả là trong các hoạt động gặp gỡ đối tác, khách hàng bạn cũng không thể mặc một trang phục quá đơn giản như đang ở nhà được.
Trái lại nếu như bạn mặc bộ trang phục lịch sự, tác phong gọn gàng, đi kèm với đó là lời chào hỏi khi lần đầu tiên gặp mặt thì chỉ cần đúng “3 giây” đầu gặp gỡ để đối phương nhìn thấy và chú ý đó đã là điểm cộng của bạn khi gặp mặt đối tác, phỏng vấn tìm việc làm rồi đấy.
Mở đầu cuộc trò chuyện tinh tế
Lời chào đầu giữa hai bên tuy là cơ bản nhưng cũng là cách để đối phương đánh giá chúng ta có thật sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc gặp với mình hay không. Do vậy, đừng nên sử dụng lời chào một cách trống không, vô hồn hay ngay lập tức đi vào vấn đề ngay khi vừa mới gặp gỡ.
Bạn nên dành ra khoảng 3 giây với một câu mở đầu thể hiện sự quan tâm của mình đến người khác như: “ anh/chị có chờ lâu không?”; “anh/chị gọi món gì để em kêu cho ạ?”.
Lắng nghe tích cực
Trong quá trình đối phương đang nói chuyện với chúng ta, khác với cách mà một con robot AI vận hành là chúng chỉ phân tích lời nói sau khi chúng ta nói dứt rồi, một lúc sau đó mới có thể đối đáp lại với mình. Con người chúng ta thì không thể như vậy được.
Việc lắng nghe người đối diện nói chuyện phải luôn đi song song với sự ghi nhớ của bản thân, để khi đối phương vừa dứt lời sự phản hồi trong giao tiếp phải đến ngay lập tức, bởi khi khoảng lặng thời gian xuất hiện quá lâu, còn chúng ta thì lại phải suy nghĩ phản hồi như thế nào. Điều đó sẽ tạo nên tâm lý chán nản của đối phương, khi chẳng ai phải muốn nói chuyện với người không biết lắng nghe những gì mình nói.
Xem ngay: Kỹ năng lắng nghe là gì? Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng đặt câu hỏi mở
Trong giao tiếp hằng ngày, câu hỏi mở luôn được xem là lợi thế hơn câu hỏi đóng trong việc kéo dài cuộc trò chuyện, ngoài ra các câu hỏi trong giao tiếp cũng phải đảm bảo theo “quy tắc 3 giây”, tức là phải đảm bảo nội dung câu hỏi thật súc tích, ngắn gọn, đúng trọng tâm mà bạn thắc mắc để phản hồi từ người nghe sẽ chính xác và cụ thể nhất đúng với những gì bạn muốn được giải đáp.
Có sự đồng cảm và thấu hiểu
Sẽ có những cuộc trò chuyện có sự đẩy cao nhịp cảm xúc, đó là lúc chúng ta nên đưa ra những phản mà chúng ta hình dung ngay trong 3 giây sau khi người nói dừng lại, thì sự đồng cảm cũng như thấu hiểu lời nói sẽ giúp chúng ta có được phản hồi một cách chân thành nhất.
Sự chân thành luôn là thứ để giữ một mối quan hệ bền chặt, vì vậy nếu cá nhân có sự gian dối, vô cảm trong giao tiếp thì quy tắc 3 giây chắc chắn là không phù hợp với họ.
Ví dụ các tình huống có thể áp dụng quy tắc 3 giây
Phỏng vấn xin việc
Từ tác phong trang phục được thể hiện qua cái nhìn đầu tiên mà nhà tuyển dụng nhìn chúng ta, việc chúng ta giới thiệu bản thân một cách ngắn gọn nhưng vẫn phải đủ để nhà tuyển dụng đánh giá trình độ, kinh nghiệm của bạn và kể cả việc chúng ta trả lời ứng biến thật nhanh trong các câu hỏi ứng xử, thể hiện kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, tất cả đều được gói gọn trong quy tắc ba giây.
Gặp gỡ đối tác
Sẽ có những lúc đối tác đặt chúng ta vào thế phải cân nhắc, suy nghĩ thật kỹ lưỡng trong việc đạt một thỏa thuận nào đó. Đòi hỏi chúng ta phải sử dụng kết hợp BATNA thuộc kỹ năng đàm phán thương lượng trong việc ứng biến, tạo ra lợi thế của bản thân trong cuộc đàm phán.
Từ việc chúng ta đưa ra 1 BATNA hay quyết định ra sao trước lời đề nghị của đối phương đều phải thật quyết đoán, nhanh chóng, hạn chế tối đa sự ấp úng, lúng túng khi đang vào giai đoạn căng thẳng của cuộc gặp gỡ, vì nó sẽ khiến cho đối tác thấy được bạn không có sự nhanh nhạy, hiểu biết thông tin tốt qua đó thao túng tâm lý của bạn để đạt được thỏa thuận vô cùng có lợi cho họ.
Thuyết trình trước mọi người
3 giây trong thuyết trình được xem là quãng thời gian bạn có thể hệ thống nhanh bố cục những gì cần nói trong nội dung bài, nó rất quan trọng trong việc giúp người thuyết trình biết mình sẽ phải nói gì để tránh tình trạng lan man, lệch trọng tâm bài học.
3 giây cũng là quãng thời gian để bạn có thể dừng lại 1 chút sau khi nói xong 1 nội dung để hít thở 1 hơi thật sâu trước khi tiếp tục nội dung của bạn, nên nhớ việc dừng lại quá lâu sẽ khiến bài thuyết trình của bạn mất đi sự liền mạch và cũng cần lựa đúng thời điểm thích hợp mới có thể tạm dừng trong khoảng 3 giây cho việc hít thở, lấy lại hơi khi nói.
Quy tắc 3 giây được xem là chìa khóa hiệu quả giúp bạn có thể quyết đoán hơn trong việc giao tiếp và ra quyết định. Dù quy tắc này chưa quá được nhiều người để ý cũng như chú trọng. Hy vọng thông qua bài viết này, mọi người sẽ biết thêm những bí quyết để giúp bản thân giao tiếp hiệu quả hơn, tạo ấn tượng tốt đẹp đến mọi người xung quanh.
Xem ngay: Khóa học kỹ năng thuyết trình và trình bày hiệu quả
Đăng ký nhận bản tin
Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS