Một doanh nghiệp muốn hoạt động tốt, đạt được nhiều thành công đòi hỏi nhà lãnh đạo phải thực sự tài năng và có tầm nhìn xa trông rộng. Tuy nhiên đó chưa phải là tất cả những gì cần làm! Để sở hữu tố chất người lãnh đạo, bạn cần trải qua một thời gian dài rèn luyện những phẩm chất cần có và học tập kinh nghiệm từ những người đi trước. Vậy người lãnh đạo cần có chất gì? Cùng PMS tìm hiểu ngay nhé!
1. Niềm say mê
Niềm say mê sẽ giúp nhà lãnh đạo luôn tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết với công việc là tố chất của nhà lãnh đạo giỏi. Bởi trong chặng đường dài phát triển Doanh nghiệp, niềm say mê sẽ giúp bạn hoàn thành công việc đạt chất lượng.
2. Tầm nhìn sâu rộng
Tố chất lãnh đạo này khác biệt với niềm say mê, nhưng ở một khía cạnh nào đó nó không thể tách biệt hoàn toàn từ niềm đam mê. Nếu người nào đó không quan tâm đến một vấn đề thì sẽ không dành thời gian và tâm trí để tìm kiếm hướng giải quyết.
Vi vậy, nhà lãnh đạo đưa ra tầm nhìn sứ mệnh cho doanh nghiệp bằng kinh nghiệm tích lũy trong thời gian dài để từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp trong tương lai.
3. Sáng tạo
Người lãnh đạo liên tục phải đặt ra suy nghĩ về cách thức hiệu quả nhất để triển khai chiến lược nhằm thực hiện tầm nhìn. Trong mọi hoạt động, sự sáng tạo sẽ giúp cho doanh nghiệp có những bước tiến đột phá hơn so với thị trường. Chính vì vậy, là một người đứng đầu một đơn vị, nhà lãnh đạo chắc chắn phải là người có tinh thần sáng tạo để giúp thực hiện công việc nhanh nhất và đạt được mục tiêu.
► Đọc thêm: 10 nghệ thuật quản lý con người cho nhà lãnh đạo
4. Ham học hỏi
Đây là tố chất mà nhà lãnh đạo giỏi nào cũng cần phải có, việc không ngừng học hỏi sẽ mang lại cho nhà lãnh đạo nhiều giá trị kiến thức, bồi bổ kỹ năng, từ đó áp dụng nó vào việc quản lý Doanh nghiệp của mình.
5. Diễn đạt thông tin chính xác
Trong môi trường làm việc, nhà lãnh đạo phải giao tiếp rất nhiều với các nhân viên và các đối tác của mình. Chính vì vậy, việc truyền đạt thông tin dễ hiểu và chính xác là một điều vô cùng quan trọng. Vì khi bạn diễn giải không đúng vấn đề sẽ khiến người nghe hiểu lầm thông tin dẫn đến sự sai lệch trong hành động. Từ đó có thể gây ra nhiều hậu quả ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn.
6. Đạo đức
Đạo đức liên quan đến sự tin cậy và tôn trọng từ phía người khác đối với nhà lãnh đạo. Một lãnh đạo với đạo đức nghề nghiệp sẽ luôn ưu tiên mục tiêu của tổ chức, đội nhóm và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình, đảm bảo rằng chúng mang lại hiệu suất và lợi ích cho tất cả mọi người.
Đạo đức được coi là giá trị cốt lõi giúp con người tương tác với nhau một cách tôn trọng, chia sẻ các giá trị chung và xây dựng tinh thần đoàn kết vì mục tiêu chung.
► Đọc thêm: Nghệ thuật lãnh đạo và 6 yếu tố tạo nên nhà lãnh đạo giỏi
7. Sự tự tin
Việc trở thành một nhà lãnh đạo đồng nghĩa với việc đảm nhận những trách nhiệm lớn, vì khi họ chấp nhận rủi ro, họ cũng phải chịu trách nhiệm nếu mọi thứ không diễn ra như dự kiến.
Thay vì thể hiện sự lo lắng, nhà lãnh đạo cần phải tự tin, bình tĩnh và kiên quyết. Họ cần có độ tự tin để đối mặt với những khó khăn và tin tưởng vào trực giác của mình khi biết rằng việc đưa ra lựa chọn đó là đúng. Bởi sự tự tin sẽ giúp bạn học hỏi và nhận thức từ kinh nghiệm của người khác.
8. Khiêm tốn
Một nhà lãnh đạo xuất sắc luôn thể hiện lòng vị tha và tôn trọng cấp dưới của mình. Điều này giải thích tại sao đa số những nhà lãnh đạo giỏi thường chú trọng đến giải quyết vấn đề và động viên nhóm, thay vì tự mình tỏ ra tự cao.
Trong quá trình lãnh đạo, họ đánh giá bản thân một cách khách quan và xem xét thành viên trong nhóm như những đối tác đáng tin cậy, có khả năng góp phần vào sự thành công của tổ chức. Sự khiêm tốn cũng giúp người lãnh đạo dễ dàng chấp nhận ý kiến và đề xuất từ các thành viên, khuyến khích sự đóng hóp phản hồi tích cực từ nhân viên cấp dưới.
9. Trao quyền và động viên nhân viên
Trao quyền là cách thực bạn mang lại nhiều cơ hội phát triển cho đội ngũ nhân viên, tạo môi trường tốt giúp họ cảm thấy tự tin và có trách nhiệm hơn trong công việc. Cùng với đó, việc động viên tạo ra cảm giác gần gũi, giúp nhân viên cảm thấy được đánh giá cao và có động lực làm việc cũng như gắn bó lâu dài với công ty.
► Đọc thêm: Phương pháp lãnh đạo nhân viên làm việc hiệu quả
10. Biết lắng nghe và thấu hiểu
Lắng nghe để thấu hiểu những suy nghĩ từ nhân viên, giúp nhà lãnh đạo thu thập thêm nhiều sáng kiến mới lạ, góp phần tạo ra sự thay đổi tích cực trong tổ chức. Ngoài ra, việc thường xuyên lắng nghe những lời góp ý còn mang đến cho lãnh đạo góc nhìn sâu rộng và đa dạng khi xử lý vấn đề.
11. Tính quyết đoán
Trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp, các nhà lãnh đạo đều phải đưa ra những quyết định chiến lược ngay lập tức. Trong quá trình đó, có những quyết định phải được đưa ra nhanh chóng mà không có đủ thời gian để thu thập và phân tích tất cả các thông tin liên quan. Trong tình huống này, tính quyết đoán trở nên cực kỳ quan trọng.
Tuy nhiên, để đưa ra quyết định chính xác, tính quyết đoán không chỉ dựa trên cảm tính mà còn phải căn cứ vào việc đánh giá cẩn thận tình hình, những tác động tiêu cực có thể xảy ra.
12. Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân
Lợi ích cá nhân thì luôn gắn liền với lợi ích tập thể. Đặc biệt, là một người đứng đầu tập thể thì phải biết hy sinh lợi ích cá nhân của mình để đảm bảo sự tốt nhất dành cho những người xung quanh
13. Thích nghi với mọi hoàn cảnh
Môi trường kinh doanh là môi trường luôn biến động hàng ngày với những khó khăn và có cả những cơ hội. Một nhà lãnh đạo có tài cần phải nhận thức được việc đó đồng thời nhanh chóng thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh.
Để làm được điều đó, chắc chắn nhà lãnh đạo phát triển những kỹ năng lãnh đạo của mình, đồng thời luôn tìm tòi, học hỏi. tích lũy những kiến thức dành cho bản thân để có thể đối phó với mọi hoàn cảnh.
14. Biết chấp nhận mạo hiểm cho những quyết định lớn
Trong kinh doanh hay bất kỳ lĩnh vực gì luôn chứa đựng những rủi ro và nhiều thử thách. Đồng thời đó cũng là những cơ hội nếu bạn biết nắm bắt. Là một người luôn đưa ra những quyết định quan trọng. Nên tố chất lãnh đạo là phải có tinh thần mạo hiểm, tạo động lực cho nhân viên của mình để đạt được những thành tích tốt nhất.
15. Sự tôn trọng
Các nhà lãnh đạo cần thể hiện sự tôn trọng với mọi người trong tổ chức, giống như họ đang tôn trọng đối với bản thân. Họ đánh giá cao phản hồi và ý kiến của mọi người trong nhóm. Hành động này góp phần xây dựng ý thức về giá trị và cam kết của họ đối với tổ chức.
16. Sự công bằng
Các nhà lãnh đạo cần thể hiện sự tôn trọng với mọi người trong tổ chức, giống như họ đang tôn trọng đối với bản thân. Họ đánh giá cao phản hồi và ý kiến của mọi người trong nhóm. Hành động này góp phần xây dựng ý thức về giá trị và cam kết của họ đối với tổ chức.
Trang bị những phẩm chất trên sẽ giúp bạn hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Để trang bị được những kỹ năng này, bạn cần dành nhiều thời gian và công sức để tìm tòi và tích lũy. Thấu hiểu được điều này, Học viện PMS đã triển khai khóa học kỹ năng lãnh đạo là cách thức giúp bạn sở hữu tố chất lãnh đạo cách nhanh chóng và hoàn hảo nhất.
Đăng ký nhận bản tin
Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS