Vai Trò Của  Tổ Trưởng Sản Xuất Tại Tổ Sản Xuất

Trong một Doanh nghiệp sản xuất, tổ trưởng sản xuất là người chịu trách nhiệm trực tiếp về năng suất lao động, ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như mọi vấn đề liên quan đến nhân sự trong một tổ để đảm bảo thời gian giao hàng đúng quy định. Chúng ta cùng tìm hiểu những vai trò của tổ trưởng sản xuất tại xưởng sản xuất là gì nhé!

>>> Xem: Tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp 

Tổ Trưởng Sản Xuất
Tổ Trưởng Sản Xuất

Vai trò của Tổ trưởng sản xuất

  • Tổ chức thông tin và triển khai công việc tại tổ SX.
  • Quản lý năng suất.
  • Chất lượng SP và Quản lý chất lượng tổ SX.
  • Quản lý lãng phí tại tổ sản xuất.
  • Giám sát tiến độ công việc
  • Báo cáo, xử lý những vấn đề phát sinh

Từ những nhiệm vụ đó, tổ trưởng sản xuất sẽ triển khai công việc 1 ngày như sau:

1. Đầu ca (nhận ca)

  • Nắm bắt tình hình sản xuất của ca trước tại vị trí đảm nhiệm trên chuyền sản xuất thông qua việc giao ca, sổ giao ca. Ngoài ra còn thông qua việc bàn giao trực tiếp số lượng thành phẩm, bán thành phẩm với Trưởng chuyền ca trước.
  • Thực hiện việc bàn giao máy móc, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu bao bì, màng, thùng…trên dây chuyền sản xuất

2. Trong ca làm việc

2.1 An toàn lao động

  • Thực hiện và duy trì các yêu cầu về an toàn trong nhà máy và tại các khu vực mình quản lý.
  •  Giám sát khu vực làm việc để đảm bảo các cá nhân, sự vật không vi phạm các hành vi, thái độ không an toàn trong khu vực làm việc.
  •  Kiểm tra máy móc thiết bị ở trạng thái an toàn. Không ảnh hưởng đến an toàn cho người làm việc.

2.2 Vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Thực hiện và duy trì các công việc về vệ sinh (5S) tại khu vực mình quản lý
  • Vệ sinh máy móc sạch sẽ để đảm bảo bánh sản xuất ra không bị ảnh hưởng về chất lượng.

2.3 Quy trình làm việc

  • Tuân thủ các quy định, chính sách về vệ sinh, An toàn lao động, nội quy lao động, sức khỏe & môi trường của công ty.
  • Tổ chức hoạt động sản xuất theo kế hoạch được giao với hiệu quả cao nhất về NVL, nhân lực, liên tục cải tiến các hoạt động của dây chuyền để đạt hiệu quả tốt hơn.
  • Kiểm tra MMTB luôn luôn ở trạng thái an toàn cho người và vật chất.
  • Phối hợp với tổ trưởng các công đoạn để triển khai kế hoạch một cách hiệu quả nhất.
  • Có những cải tiến hoạt động dây chuyền để đạt hiệu quả cao về số và chất lượng sản phẩm.
  • Nhanh chóng tìm ra các lỗi  để giải quyết các khó khăn trong quá trình sản xuất, kết hợp với phòng quản lý chất lượng để kiểm soát NVL và thành phẩm đạt hiệu quả cao nhất.
  • Hỗ trợ các nhân viên vận hành máy trên chuyền trong việc điều hành sản xuất đế đạt hiệu quả cao với số lượng phế phẩm, phí tổn tối thiểu.
  • Duy trì liên tục việc vệ sinh nhà xưởng sạch sẽ, gọn gàng tại các khu vực có liên quan.
  • Khi có sự cố MMTB phải linh hoạt tìm ra các nguyên nhân. Sau đó báo cho bên cơ điện để sửa chữa kịp thời tránh thất thoát xẩy ra.
  • Tích cực tham gia các khóa huấn luyện về an toàn sức khỏe & môi trường và phân tích, báo cáo về an toàn/ các sự cố – tai nạn nơi làm việc.
  • Đảm bảo việc đào tạo cho các nhân viên vận hành thành thạo các MMTB.
  • Kiểm soát, thực hiện toàn bộ các fom mẫu ban hành tại nhà máy một cách sát sao nhất.
  • Trong quá trình điều hành công việc tại vị trí do mình quản lý., nếu sảy ra sự cố ngoài khả năng của mình phải báo ngay cho giám sát sản xuất để kịp thời điều chỉnh & xử lý (máy móc, chất lượng sản phẩm, nhân lực…)
  • Bảo quản máy móc thiết bị nơi làm việc, kiểm soát NVL
  • Đảm bảo anh toàn nơi làm việc cho công nhân
  • Thực hiện các chương trình của nhà máy như: SHE, ISO, Haccp
  • Tuân thủ đúng các quy trình, quy định của Công ty.
  • Kiểm tra, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đã được ban hành.
  • Báo cáo cuối mỗi ca theo biểu mẫu (sổ bàn giao ca) đã ban hành.
  • Báo cáo các chỉ số KPIs trên google drive
  • Trong ca sản xuất, chịu trách nhiệm quản lý, điều phối của Giám sát sản xuất
  • Đánh giá công nhân, nhân viên vận hành

3. Cuối ca (bàn giao ca)

  • Bàn giao ca theo (ghi chép đầy đủ thông tin) và giao cho ca sau.
  • Kiểm tra, vệ sinh khu vực mình đảm nhiệm phải thật sạch sẽ gọn gàng trước khi bàn giao cho ca sau.
  • Ghi nhận và bàn giao tình hình sản lượng, phế phẩm, máy móc thiết bị, NVL…cho ca sau

4. Công việc ngày bảo trì, không có kế hoạch sản xuất

  • Những ngày làm việc không có kế hoạch sản xuất thì phải tập trung huấn luyện, họp, bảo trì hoặc hỗ trợ các vị trí khác khi có yêu cầu của Giám sát sản xuất…

5. Công việc theo tình hình phát sinh

  • Hỗ trợ, tư vấn cho Giám sát sản xuất khi được yêu cầu.
Học viện PMS
—————————————————————————————————————–
Để tìm hiểu thêm các khóa học khác tại Học viện PMS, các Anh/Chị vui lòng liên hệ:
Trụ sở: Tầng 9, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 102 Nguyễn Xí, P 26, Quận Bình Thạnh, TP HCM
CN Bình Dương: Đại học Quốc Tế Miền Đông, Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Hòa Phú, Thành phố mới Bình Dương, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 028 7300 6069

Trả lời

0965 845 468

Dịch vụ thiết kế website Chuyên nghiệp Chuẩn SEO