Chi phí sản xuất chung là gì? Công thức tính và phương pháp phân bổ

Chi phí sản xuất chung đóng một vai trò lớn trong việc xác định giá thành sản phẩm và sự cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiểu rõ chi phí này không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo tính chính xác của giá vốn hàng bán mà còn tạo cơ hội tối ưu hóa quy trình sản xuất. Những thông tin về chi phí SXC sẽ được Học Viện PMS đề cập đầy đủ trong bài viết này!

chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là gì?

Chi phí sản xuất chung bao gồm tất cả các chi phí ngoại trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp nhưng cần thiết để hỗ trợ quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.

Chi phí sản xuất chung là yếu tố quan trọng trong việc hình thành giá vốn hàng bán. Việc quản lý và ghi chính xác chi phí SXC giúp đảm bảo tính chính xác của giá vốn hàng bán và tăng cường hiệu suất trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

chi phí sản xuất chung là gì

Những yếu tố cấu thành chi phí sản xuất chung, bao gồm:

  • Chi phí khấu hao TSCĐ: Là khoản chi phí phát sinh do hao mòn tài sản cố định (TSCĐ) sử dụng trong quá trình sản xuất. Tài sản cố định bao gồm các phương tiện, máy móc và trang thiết bị doanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất.
  • Chi phí tiền lương: Bao gồm lương và các khoản phúc lợi cho những nhân viên thuộc các bộ phận tham gia vào quá trình sản xuất.
  • Chi phí công cụ sản xuất: Liên quan đến việc mua sắm các công cụ để sản xuất.
  • Chi phí vật liệu: Các vật liệu sử dụng trong quá trình sửa chữa tài sản cố định trong nhà xưởng.
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí điện, nước, điện thoại, internet, chi phí vận tải,… Mức chi phí này có thể biến đổi tùy theo vào tính chất của dịch vụ.
  • Chi phí khác: Bao gồm các chi phí khác không thuộc các loại trên như chi phí marketing, phí hoa hồng cho các đại lý, trung gian,…

-> Đọc thêm: Work in Progress là gì? Công thức tính WIP trong sản xuất

Phân loại chi phí sản xuất chung

Chi phí cố định

Chi phí sản xuất cố định không liên quan đến những chi phí trực tiếp làm ra sản phẩm. Nó là các chi phí như chi phí thuê xưởng sản xuất, chi phí máy móc vật tư, chi phí khấu hao tài sản,… Dựa vào công suất bình thường của máy móc, chi phí cố định sẽ phân bổ đều vào chi phí sản xuất cho mỗi đơn vị sản phẩm.

  • Nếu số lượng sản phẩm sản xuất thực tế cao hơn công suất bình thường: Dựa trên chi phí thực tế phát sinh, chi phí sản xuất cố định sẽ được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm.
  • Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường: Vẫn phân bổ đều vào chi phí sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm. Khoản chi phí còn dư không phân bổ sẽ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ.

Chi phí biến đổi

Chi phí biến đổi là các chi phí sản xuất gián tiếp. Loại chi phí này sẽ thay đổi tùy vào số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. Toàn bộ chi phí biến đổi được phân bổ vào chi phí SX cho mỗi đơn vị sản phẩm dựa trên chi phí thực tế phát sinh.

Trong trường khi mức sản xuất sản phẩm thực tế tăng, chi phí biến đổi sẽ tăng theo và được phân bổ vào chi phí sản xuất của từng đơn vị sản phẩm theo tỷ lệ chi phí thực tế phát sinh.

Chi phí tập hợp cho nhiều đối tượng tập hợp chi phí

Chi phí sản xuất chung tập hợp cho nhiều đối tượng tập hợp chi phí là các chi phí sản xuất không được phân loại riêng cho từng đối tượng. Thay vào đó, chúng được tổng hợp thành nhóm để phục vụ nhiều hoạt động sản xuất khác nhau trong doanh nghiệp.

Ví dụ: Sau khi tập hợp chi phí chung để sản xuất ra sản phẩm A và sản phẩm B được 75.000.000 VND. Biết trong quý I năm 2024 đã sản xuất được 170 sản phẩm A và 230 sản phẩm B.

Phân bổ là số lượng sản phẩm sản xuất cho A và B như sau:

  • Chi phí SXC phân bổ cho A: 75.000.000/(170+230)*170 = 31.875.000
  • Chi phí SXC phân bổ cho B: 75.000.000/(170+230)*230 = 43.125.000

phân loại chi phí sản xuất chung

Nguyên tắc kế toán

Dựa vào quy định nguyên tắc kế toán với chi phí sản xuất chung tại chuẩn bị số 02 hàng tồn kho:

Khoản mục Chi tiếtTính vào giá thành sản phẩmTính vào chi phí trong kỳ
Chi phí sản xuất chungChi phí cố định: Không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất (chi phí khấu hao tài sản, chi phí bảo trì, chi phí vận hành,…)Tất cả con số thực tế phát sinh trong kỳ/
Chi phí biến đổi: Thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất (chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công,…)Phần tương ứng với công suất bình thường của máy móc sản xuất (số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình)

(*) Lưu ý: Trong trường hợp sản lượng thực tế thấp hơn so với công suất bình thường, chi phí sản xuất chung cố định sẽ chỉ được phân phối vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm dựa trên mức công suất bình thường. Những khoản chi phí SXC không phân phối được sẽ không được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ.

-> Đọc thêm: Giá thành sản xuất là gì? Cách tính giá thành sản xuất

Định khoản kế toán

Tham khảo điều 27, 28 và điều 87, 89 theo thông tư số 200/2014/TT-BTC về tài khoản 154, 155, 627, 632 như sau:

Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường:

  • Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
  • Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung
  • Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn hoặc bằng công suất bình thường:

  • Nợ 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
  • Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Công thức tính chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung = Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí SXC phát sinh từ đầu đến kết thúc quá trình sản xuất

Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất túi xách trong quý I năm 2024 tiêu tốn các chi phí như sau:

  • Tiền mua gỗ thô: 500.000.000 đồng
  • Mua thêm 3 máy cắt gỗ cầm tay: 5.000.000 đồng/máy
  • Trả lương, phụ cấp cho 50 nhân viên: 8.000.000 đồng/nhân viên
  • Tiền điện tháng 1/2024: 12.000.000 đồng

Vậy chi phí SXC sẽ tính như sau:

Chi phí sản xuất chung = 500.000.000 + 5.000.000 * 3 + 8.000.000 * 50 + 12.000.000 = 927.000.000 đồng

công thức tính chi phí sản xuất chung

Các phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung

Dưới đây là các phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung phổ biến hiện nay, cụ thể:

  • Phân bổ dựa trên công suất: Dựa trên công suất sản xuất bình thường của máy móc hoặc thiết bị. Khi sản lượng thực tế vượt quá công suất bình thường, chi phí cố định sẽ được phân bổ cho từng đơn vị sản phẩm dựa trên công suất thực tế.
  • Phân bổ dựa trên thời gian: Dựa trên thời gian hoặc số giờ sử dụng máy móc và thiết bị. Thước đo thời gian sử dụng có thể là lựa chọn hợp lý nếu hoạt động sản xuất không biến đổi nhiều.
  • Phân bổ dựa trên sản lượng: Dựa trên sản lượng thực tế sản xuất. Điều này đặc biệt hiệu quả khi sản lượng biến đổi một cách đáng kể trong các kỳ sản xuất.
  • Phân bổ dựa trên giá trị thực tế: Dựa trên giá trị thực tế của sản phẩm. Ví dụ, sản phẩm có giá trị cao có thể chịu một phần lớn chi phí SXC cố định so với sản phẩm có giá trị thấp hơn.
  • Phân bổ dựa trên chi phí thực tế: Tùy thuộc vào chi phí thực tế mà doanh nghiệp phải chịu trong quá trình sản xuất từng sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ.

phân bổ chi phí sản xuất chung

Cách giảm chi phí sản xuất chung

Việc các nhà doanh nghiệp nên tìm cách giảm chi phí sản xuất là điều nên làm trong thời buổi khó khăn hiện nay. Duối đây là một số cách giảm mà chúng tôi chia sẻ, cụ thể:

  • Quản lý thiết bị vật tư: Ghi chép và theo dõi thiết bị vật tư trong xưởng. Lên lịch bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo thiết bị vật tư luôn hoạt động hiệu quả và bền lâu.
  • Quản lý nguyên liệu và hàng tồn kho: Tối ưu hóa quản lý hàng tồn kho để tránh lãng phí và giảm chi phí lưu trữ. Có thể đàm phán giá và hoặc sử dụng mối quan hệ giới thiệu những nhà cung cấp để có giá nguyên liệu rẻ hơn.
  • Quản lý nhân sự: Đánh giá lại cơ cấu nhân sự để đảm bảo sự hiệu quả và tránh lãng phí. Sử dụng các biện pháp giảm cân bằng công việc để đảm bảo mỗi nhân viên đều được sử dụng hiệu quả.
  • Tái cấu trúc sản phẩm: Loại bỏ các sản phẩm không tốt, tập trung vào những sản phẩm chiến lược mang lại lợi nhuận cao hoặc thậm chí phát triển ra những sản phẩm mới.

tính chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong thời đại công nghiệp 4.0. Việc hiểu biết về chi phí SXC giúp doanh nghiệp có sự linh hoạt để thích ứng với biến động thị trường. Đây là một bài toán không chỉ là là giảm chi phí mà còn là tạo ra giá trị và tiếp tục tồn tại trong thời kỳ kinh doanh đầy thách thức ngày nay.

Tham khảo ngay: Khóa học loại bỏ lãng phí trong sản xuất tại Học Viện PMS

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *