Chiến lược là gì? Tổng quan thông tin về chiến lược từ A-Z

Chiến lược là một thuật ngữ không còn xa lạ gì. Tuy nhiên, không phải tất cả những người lãnh đạo và quản lý đều đã nắm bắt chặt chẽ và hiểu rõ về ý nghĩa thực sự của chiến lược cũng như cách thức áp dụng nó một cách hiệu quả. Nếu bạn đang còn mơ hồ về định nghĩa cũng như cách xây dựng chiến lược hiệu quả, đột phá.

chiến lược là gì

Chiến lược là gì?

Chiến lược (Strategy) là một kế hoạch hành động được xây dựng nhằm đạt được một mục tiêu cụ thể. Đây là sự kết hợp của các mục tiêu dài hạn, các biện pháp, phương thức để đạt đến những mục tiêu đó.

Chiến lược có nguồn gốc trong lĩnh vực quân sự, được hiểu là các biện pháp để chiến thắng đối thủ trong một cuộc chiến tranh.

Chiến lược có thể ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực như trong kinh doanh, chính trị, giáo dục, y tế,… Trong lĩnh vực kinh doanh, chiến lược đại diện cho một kế hoạch tổng thể, được xây dựng để đạt được mục tiêu lớn, tạo ra lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.

Mục tiêu chính của chiến lược

Mục tiêu chiến lược là điều tiên quyết cần thực hiện, bởi việc xác định và thiết lập mục tiêu giúp doanh nghiệp định hình hướng phát triển dài hạn cho tổ chức qua việc lập kế hoạch kinh doanh và xác định chiến lược cụ thể cho từng giai đoạn.

Có nhiều loại mục tiêu như mục tiêu lợi nhuận, nhận diện thương hiệu, ra mắt sản phẩm mới, mở rộng thị trường,… mỗi mục tiêu đều đòi hỏi doanh nghiệp cần có những hoạt động cụ thể để đạt được mục tiêu được đặt ra.

mục tiêu chính của chiến lược

Để xác định mục tiêu chiến lược,, cần phải dựa trên tình hình thực tế của sự phát triển qua từng giai đoạn tăng trưởng và các đánh giá liên quan trong kinh doanh. Khi đó, chiến lược mới có thể đạt được sự hiệu quả và ổn định lâu dài.

Đặc điểm của chiến lược

Đặc điểm của chiến lược

Bao quát

Một chiến lược cần có khả năng bao quát và đối mặt với các thách thức dài hạn, đồng thời linh hoạt trong việc giải quyết các vấn đề ngắn hạn. Cần phải khéo léo trong việc định hình giữa quy mô lớn và tập trung vào quy mô vừa và nhỏ. Sự kết hợp này tạo ra một sức mạnh trong việc tạo ra mối liên kết nội bộ, đồng thời cung cấp một nền tảng vững chắc để doanh nghiệp phát triển bền vững trong thời gian dài.

Hệ thống

Tính hệ thống của chiến lược liên quan đến việc xem xét những vấn đề tổng quát đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một kế hoạch tổng thể để đảm bảo sự liên kết và nhất quán trong mọi hoạt động của tổ chức.

Tính hệ thống cũng liên quan đến tính tương đối ổn định, nghĩa là chiến lược không nên thay đổi quá nhanh hoặc bị ảnh hưởng quá mức bởi các yếu tố ngẫu nhiên hay biến động nhỏ. Điều này giúp xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Cụ thể, đo lường được

Một chiến lược cần phải có tính cụ thể và đo lường được, việc rõ ràng các bước thực hiện giúp đo lường chiến lược hiệu quả và chính xác hơn. Điều này tạo ra một cơ sở vững chắc để theo dõi và thực hiện các điều chỉnh phù hợp trong chiến lược của doanh nghiệp.

Linh hoạt

Sự linh hoạt trong chiến lược giúp doanh nghiệp thích ứng linh hoạt với sự biến đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh. Điều này đảm bảo rằng doanh nghiệp có khả năng nhanh chóng phản ứng và điều chỉnh để tận dụng cơ hội mới và xử lý với các thách thức sẽ xảy ra.

Dài hạn

Quyết định giữa chiến lược ngắn hạn và dài hạn phụ thuộc vào mục tiêu và tình huống hiện tại của doanh nghiệp. Trong những tình huống đòi hỏi sự tiếp cận toàn diện như đối mặt với thay đổi cấu trúc công ty, mở rộng quy mô hoặc thâm nhập thị trường mới thì chiến lược dài hạn đóng vai trò quan trọng. Nó mang lại khả năng cho doanh nghiệp định hướng và đầu tư nguồn lực một cách cân nhắc, nhằm đạt được những mục tiêu lâu dài.

Tuy nhiên, không phải mọi tình huống nào cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải áp dụng chiến lược dài hạn. Trong một số trường hợp như giải quyết các vấn đề tạm thời hay đáp ứng nhanh chóng với biến động trên thị trường, việc ưu tiên áp dụng chiến lược ngắn hạn sẽ là lựa chọn phù hợp. Quan trọng nhất là doanh nghiệp phải biết lựa chọn chiến lược phù hợp với mục tiêu cụ thể và tình huống của doanh nghiệp.

Xem ngay: Quản trị chiến lược là gì? Quy trình và 4 cấp quản trị chiến lược

Vai trò của việc xây dựng chiến lược trong doanh nghiệp

Định hướng cho phát triển cho doanh nghiệp

Sở hữu một chiến lược rõ ràng và cụ thể sẽ mang lại cái nhìn tổng quan với nhiều góc nhìn cho doanh nghiệp. Điều này đóng góp vào việc điều chỉnh hoạt động kịp thời theo hướng đi mong muốn và mục tiêu đặt ra.

Bên cạnh đó, chiến lược cũng hỗ trợ cho nhân viên và các bộ phận hiểu rõ về lý do doanh nghiệp tồn tại cũng như sứ mệnh cụ thể của mỗi cá nhân và các bộ phận. Qua đó, mọi người có thể đóng góp và xây dựng tích cực để hướng tới sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

Xác định vị trí trên thị trường

Đối với mọi doanh nghiệp, việc xác định vị trí trên thị trường đóng vai trò quan trọng trong quá trình định hình chiến lược. Không chỉ vậy, việc hiểu rõ vị trí của mình hiện tại và so sánh với mục tiêu đã đề ra trước đó còn mang lại. Điều này giúp định rõ chiến lược và áp dụng những biện pháp mới phù hợp với tình hình hiện tại.

Tăng cường hiệu suất kinh doanh

Chiến lược có định hình ngắn hạn hay dài hạn thì nếu có mục tiêu cụ thể sẽ hỗ trợ bạn trong việc xác định hướng đi tốt nhất. Chiến lược sẽ hướng dẫn cụ thể cho các bộ phận nhận thức được vai trò của mình trong chiến lược đó và nỗ lực tăng cường năng suất công việc để đạt được các mốc thành tựu, góp phần vào hiệu suất kinh doanh của công ty.

Tạo sự gắn kết giữa các bộ phận

Một chiến lược thành công đòi hỏi sự linh hoạt và phối hợp hiệu quả giữa nhân viên và các bộ phận liên quan. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để các phòng ban trong doanh nghiệp tương tác và trao đổi chuyên môn, giúp cải thiện các kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ được nâng cao. Đây là cơ sở để nhân viên cùng nhau phát triển và nâng cao năng lực bản thân.

Xem ngay: Hoạch định chiến lược là gì? Phân loại và 5 bước hoạch định

Các cấp độ chiến lược của doanh nghiệp

Các cấp độ chiến lược

Có nhiều phương pháp để phân loại các cấp độ chiến lược, tuy nhiên cách phân chia phổ biến nhất là chia thành 3 cấp độ sau:

  • Cấp độ kinh doanh: Chiến lược cấp độ kinh doanh được tích hợp vào tầm nhìn tổng thể của công ty. Tuy nhiên, thường tập trung đặc biệt vào một hoạt động kinh doanh cụ thể. Tại cấp độ này, tầm nhìn và mục tiêu được chuyển đổi thành các chiến lược cụ thể, cung cấp cách thức mà doanh nghiệp sẽ đối đầu và cạnh tranh trên thị trường.
  • Cấp độ công ty: Là chiến lược tổng thể của doanh nghiệp, được xác định mục tiêu và hướng đi dài hạn của tổ chức. Thường được tập trung vào các vấn đề như định hướng và mục tiêu kinh doanh, cơ cấu tổ chức, phân bổ nguồn lực,…
  • Cấp độ chức năng: Chiến lược cấp độ chức năng được định hình để đáp ứng cách mà các bộ phận chức năng như Marketing, nhân sự, sản xuất hoặc bộ phận nghiên cứu và phát triển có thể hỗ trợ các chiến lược kinh doanhchiến lược cấp công ty đã xác định của tổ chức.

Các yếu tố cơ bản trong một chiến lược

Các yếu tố cơ bản trong một chiến lược

Phạm vi chiến lược

Khi xác định phạm vi chiến lược, doanh nghiệp có khả năng đưa ra lựa chọn chính xác về đối tượng khách hàng và các phân khúc thị trường phù hợp. Quá trình này cần được điều chỉnh phù hợp với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Các yếu tố cần được làm rõ trong phạm vi chiến lược bao gồm thị trường, khách hàng mục tiêu, sản phẩm, giá trị sản phẩm/dịch vụ mang lại cho khách hàng, vị trí cạnh tranh,…

Mục đích chiến lược

Khi bắt đầu xây dựng chiến lược, doanh nghiệp cần phải xác định rõ mục đích của chiến lược là gì, điều này sẽ giúp doanh nghiệp:

  • Định hướng phát triển cho doanh nghiệp
  • Hiểu rõ được những gì cần thực hiện để đạt được và tạo ra giá trị trong việc kinh doanh.
  • Định hướng rõ ràng cho nhân viên về mục tiêu và các công việc hằng ngày họ sẽ hành động một cách thống nhất.
  • Tập trung nguồn lực để đạt được mục tiêu

Giá trị khách hàng

Khách hàng là yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận, nên doanh nghiệp cần hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và giá trị mà họ kỳ vọng từ sản phẩm/dịch vụ mang lại.

Bằng cách xác định rõ giá trị của khách hàng, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, thu hút sự quan tâm và niềm tin từ phía khách hàng đối với thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ của mình.

Năng lực

Mỗi doanh nghiệp đều có một giá trị cốt lõi riêng. Trong quá trình xây dựng chiến lược, việc xác định rõ những điểm mạnh của doanh nghiệp sẽ tạo ra một cơ sở vững chắc trong hướng phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời nâng cao vị thế của mình trên thị trường và đặt ra hướng đi cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong tương lai.

Hệ thống hoạt động

Trong chiến lược, ngoài yếu tố giá trị khách hàng, việc truyền đạt giá trị và lợi ích mà sản phẩm, dịch vụ mang lại là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy doanh thu.

Việc kết hợp giữa các bộ phận Marketing, chăm sóc khách hàng,.. thông qua các hình thức tiếp cận khách hàng chuyên nghiệp, doanh nghiệp có thể tạo ra chuỗi giá trị vượt trội và gây dấu ấn trong tâm trí của khách hàng. Điều này giúp khách hàng tăng sự tin cậy đối với sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Quy trình xây dựng chiến lược bài bản và hệ thống

Quy trình xây dựng chiến lược

Bước 1: Xác định mục tiêu

Khi xây dựng chiến lược, việc xác định mục tiêu dài hạn trong tương lai đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, để đảm bảo sự khách quan và phù hợp, các mục tiêu này cần phải được nghiên cứu và đánh giá dựa trên thực tế. Quá trình này giúp xác định phương pháp và hướng đi cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra. Các doanh nghiệp thường chú trọng vào các mục tiêu như doanh thu, lợi nhuận, thị phần,…

Đối với các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới thành lập, việc xác định mục tiêu có thể đối mặt với những thách thức do chưa biết tập trung vào mục đích gì.

Bước 2: Đánh giá tình hình hiện tại

Để có cái nhìn khách quan khi xây dựng chiến lược, doanh nghiệp cần đánh giá rõ hai yếu tố sau:

  • Môi trường kinh doanh: Để xác định những cơ hội và rủi ro, quá trình nghiên cứu môi trường kinh doanh là việc làm cần thiết. Các yếu tố trong quá trình đánh giá bao gồm tình hình kinh tế, phát triển công nghệ, sự kiện chính trị, quan hệ xã hội, pháp luật,… Việc đánh giá môi trường kinh doanh giúp nhà lãnh đạo có cái nhìn sâu sắc hơn về bối cảnh hoạt động, từ đó có cơ sở để xây dựng chiến lược phù hợp.
  • Nội lực doanh nghiệp: Cần tiến hành nghiên cứu các khía cạnh trong tổ chức bao gồm việc xác định thế mạnh và điểm yếu của các lĩnh vực như quản lý, Marketing, hoạt động nghiên cứu và phát triển, nguồn tài chính và nguồn nhân lực. Việc đánh giá nội lực giúp lãnh đạo có cái nhìn rõ ràng về những lĩnh vực mà công ty đã làm tốt và những mặt cần cải thiện.

Bước 3: Thiết lập chiến lược

Ở bước này, doanh nghiệp cần dựa trên thông tin được thu thập từ nghiên cứu để xem xét các tiêu chí như nguồn lực, thời gian, chi phí,…

Để xây dựng một chiến lược thành công, doanh nghiệp cần phải giải quyết các vấn đề sau đây:

  • Doanh nghiệp muốn đạt được những mục tiêu gì?
  • Đối thủ cạnh tranh là ai? Điểm mạnh mạnh và điểm yếu của họ là gì?
  • Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì? Cạnh tranh ra sao?

Bước 4: Triển khai chiến lược

Việc triển khai chiến lược sẽ có 2 giai đoạn có quan hệ chặt chẽ với nhau, cụ thể:

  • Tổ chức: Giai đoạn này tập trung vào việc tổ chức và củng cố các nguồn lực từ cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, nhằm xây dựng và củng cố hệ thống nguồn lực để đảm bảo khả năng thực hiện chiến lược hiệu quả.
  • Chính sách: Giai đoạn này được hiểu là các quy định, hướng dẫn và quyết định cụ thể về hướng đi của doanh nghiệp.

Bước 5: Đánh giá và điều chỉnh

Cuối cùng, cần xác định xem chiến lược có phù hợp với các tiêu chí và mục tiêu ban đầu mà doanh nghiệp đã đề ra hay không. Bước này giúp doanh nghiệp đánh giá tiến độ và hiệu suất của chiến lược, đồng thời đảm bảo rằng nó được triển khai theo hướng mà doanh nghiệp mong muốn. Nhờ đó, lãnh đạo có thể thực hiện các điều chỉnh phù hợp trong tương lai.

Phân biệt giữa chiến lược với chiến thuật

Theo Wikipedia, chiến lược là các lựa chọn được thiết lập để đạt được mục tiêu tổng thể, trong khi chiến thuật đề cập đến các hành động cụ thể được triển khai khi áp dụng những lựa chọn chiến lược đó.

Nếu thiếu chiến thuật trong một chiến lược có thể dẫn đến việc không biết cụ thể phải thực hiện những hành động gì. Ngược lại, nếu có chiến thuật mà không có chiến lược thì tình trạng lộn xộn có thể xảy ra do thiếu hướng dẫn tổng thể.

Chiến lượcChiến thuật
Mục đíchXác định các mục tiêu tổng thể rõ ràng, điều này sẽ thúc đẩy sự hiệu quả của tổ chức và quản lý nguồn lực.Sử dụng các nguồn lực cụ thể để đạt được các mục tiêu phụ hỗ trợ nhiệm vụ được xác định
Thời gian thực hiệnCần nhiều thời gian để triển khai thành côngChiến thuật giúp đạt được các mục tiêu có quy mô nhỏ, nên yêu cầu đầu tư thời gian ít
Phạm viMọi nguồn lực trong tổ chức, cũng như môi trường xung quanh bao gồm đối thủ cạnh tranh, khách hàng, tình hình kinh tế, các đối tác,…Tập hợp các nguồn lực được áp dụng trong một kế hoạch hoặc quy trình. Chiến thuật thường là sử dụng nguồn lực có hạn để đạt được mục tiêu tổng thể rộng lớn hơn.
Thời lượngDài hạn, ít thay đổiNgắn hạn, thay đổi linh hoạt
Phương phápTận dụng kinh nghiệm, nghiên cứu, phân tích và suy nghĩTận dụng trải nghiệm, áp dụng phương pháp hiệu quả nhất, lập kế hoạch kỹ lưỡng, thực hiện quy trình cụ thể và hợp tác chặt chẽ trong nhóm
Tác độngToàn bộ tổ chứcMột phần trong tổ chức

Một chiến lược tốt có thể mang lại lợi ích và thành công cho doanh nghiệp trong việc định hướng đi, tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay. Bên cạnh đó, nó còn là phương pháp định hình tương lai và tạo ra sự khác biệt đặc trưng cho doanh nghiệp.

Xem ngay các bài viết liên quan về chiến lược:

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *