15 bí quyết làm chủ bản thân giúp bạn tránh những cảm xúc tiêu cực

Làm chủ bản thân giúp duy trì sự sáng suốt của bản thân để đương đầu với những khó khăn thách thức. Vậy làm sao để bạn có thể làm chủ bản thân một cách hiệu quả để giúp bạn sống cuộc đời ý nghĩa và hạnh phúc hơn? Hãy xem ngay bài viết dưới đây!

làm chủ bản thân

1. Làm chủ bản thân là gì?

Làm chủ bản thân là khả năng bản thân mỗi người có thể cân bằng, kiểm soát tất cả những yếu tố tác động đến chất lượng cuộc sống và công việc bao gồm suy nghĩ, tâm trạng, hành vi,…

Đây là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực không ngừng để xây dựng hình ảnh bản thân tốt đẹp hơn.

2. Lợi ích đem lại khi bạn biết làm chủ bản thân

Làm chủ bản thân đem lại vô vàn những lợi ích cho mọi người để xây dựng một cuộc đời hạnh phúc:

  • Cải thiện đời sống tinh thần: Đem lại cho bạn sự yêu đời, lạc quan trước những thứ mà ta cảm nhận qua các giác quan, xóa bỏ sự tiêu cực, căng thẳng và lo âu
  • Kết bạn với nhiều người hơn: Ai lại không muốn kết thân với người luôn có thái độ sống tích cực và biết làm chủ tâm trạng của bản thân chứ? Mọi đặc điểm của một người có khả năng làm chủ bản thân trong mọi tình huống đều rất lý tưởng trong việc tìm những mối quan hệ lành mạnh, tri kỷ.
  • Hiệu suất làm việc được nâng cao: Nhờ vào kỹ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch và quản lý thời gian hiệu quả. Công việc của mỗi cá nhân sẽ được hoàn thành tốt đẹp hơn.
  • Đưa ra quyết định sáng suốt: Một người biết làm chủ bản thân sẽ đưa ra quyết định một cách kỹ lưỡng, cẩn thận theo lý trí chứ không phải theo cảm xúc nhất thời.
  • Xây dựng một gia đình hạnh phúc: nhờ vào sự cân bằng hợp lý giữa công việc và dành thời gian vun đắp, vui chơi bên tổ ấm gia đình của mình.

3. 15 bí quyết giúp bạn làm chủ bản thân hiệu quả

3.1 Luôn có thái độ sống tích cực

Thay vì ta cứ nhìn vào mặt tiêu cực của vấn đề khiến bạn luôn ở trong trạng thái bực bội, khó chịu. Chúng ta nên cố gắng rèn luyện tư duy tích cực, tập cách biết ơn với những gì bạn đã có và xem những khó khăn, thách thức là cơ hội để rèn luyện bản thân ngày một tốt hơn.

thái độ sống tích cực

Chẳng hạn như bạn nghĩ bài tập này quá khó, nhưng đó chẳng phải là cơ hội để bạn rèn luyện khả năng Brainstorming (Động não) hay sao. Hơn nữa nếu hoàn thành bài tốt đẹp chắc chắn bạn sẽ được điểm cao và sự ghi nhận của giáo viên.

Ngoài ra không có ai trên đời là hoàn hảo do đó hãy luôn tự hào về điểm mạnh mà bạn có và thay vì tủi thân với những điểm yếu, hãy cố gắng hơn từng ngày để khắc phục nó.

3.2 Cải thiện khả năng tập trung

Để làm được điều này, bạn cần phải tránh xa các yếu tố gây xao nhãng như thiết bị điện tử, công việc ngoài lề, bạn hãy chỉ tập trung vào một công việc chính vào một thời điểm nhất định.

Nên ưu tiên ăn những thực phẩm lành mạnh, đủ chất, tránh thức khuya. Việc thức khuya và ăn uống bừa bãi khiến sức khỏe bị ảnh hưởng từ đó khiến bạn dù có muốn cũng không thể giữ được sự tập trung.

cải thiện tập trung

Ngoài ra để cải thiện sự tập trung rất cần sự kiên nhẫn và quyết tâm của bạn. Bạn có thể rèn luyện sự tập trung từ những công việc nhỏ trước chẳng hạn như cố gắng làm 1 bài tập trong vòng 10 phút mà không ngó lơ chỗ khác, khi đã quen dần với việc tập trung bạn sẽ giữ tâm trạng của mình ổn định để chỉ chú tâm vào việc đang làm.

3.3 Luôn trong tâm thế tự tin

Sự tự tin sẽ giúp chúng ta đưa ra quyết định một cách dứt khoát, tạo bản lĩnh để đương đầu với mọi khó khăn, thử thách. Ngoài ra khi tự tin, bạn có thể trình bày quan điểm, ý tưởng của bản thân một cách rõ ràng, cụ thể và mạch lạc. Góp phần tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường các mối quan hệ ngoài xã hội

3.4 Lên kế hoạch bài bản trước khi làm việc

Việc xây dựng kế hoạch bài bản giúp bạn thiết lập sự kỷ luật bản thân với định hướng rõ ràng đi kèm với hướng dẫn đã được thiết lập giúp bạn hoàn thành công việc hằng ngày một cách dễ dàng hơn, tránh sự phân tâm và nhớ trước quên sau khi làm việc.

lên kế hoạch

Một số công cụ lập kế hoạch bạn có thể tham khảo để áp dụng vào công việc một cách hiệu quả chẳng hạn như sơ đồ Gantt, sơ đồ tư duy,…

3.5 Đặt mục tiêu cụ thể rõ ràng

Mục tiêu được xem là kim chỉ nam trước khi bắt tay vào thực hiện công việc. Kỹ năng thiết lập mục tiêu cũng được xem là một phần của năng lực lãnh đạo bản thân, do đó, việc thiết lập mục tiêu rõ ràng sẽ tạo động lực cho mỗi cá nhân đương đầu và vượt qua những thử thách, khó khăn trong công việc.

Về căn bản, để thiết lập mục tiêu, bạn nên dành thời gian suy nghĩ về những điều mà bản thân muốn đạt được khi hoàn thành một công việc, tiếp đó chia nhỏ mục tiêu và xác định những mục tiêu quan trọng cần được ưu tiên trước.

Yếu tố cụ thể và rõ ràng của mục tiêu là rất quan trọng giúp chúng ta xác định những việc cấp thiết cần phải làm sớm và tránh lãng phí thời gian vào những việc không cần thiết.

3.6 Cởi mở hơn với mọi người

Những mối quan hệ xã hội gắn bó lâu dài sẽ giúp chúng ta nhận được những sự hỗ trợ cần thiết, góp phần tạo cơ hội để bản thân được bầu bạn tâm giao, học hỏi và phát triển. Chính vì vậy bản thân chúng ta nên mở rộng lòng mình hơn, thay đổi bản thân, chủ động kết nối với mọi người xung quanh và tạo nên những mối quan hệ tích cực.

cởi mở hơn với mọi người

Việc cởi mở sẽ giúp bạn có sự đồng cảm với kiến thức, kỹ năng và câu chuyện cuộc sống của mỗi người, qua đó giúp bản thân biết cách điều chỉnh cảm xúc hợp lý để đồng cảm và thấu hiểu họ hơn.

3.7 Quản lý tài chính hiệu quả

Một người có tình hình tài chính ổn định phải là người biết kiểm soát dòng tiền của mình một cách hiệu quả. Được thể hiện qua việc chủ động lập kế hoạch về ngân sách, đầu tư, tiết kiệm và quản lý rủi ro tài chính.

Khi có kỹ năng quản lý tài chính, bạn sẽ biết cách đưa ra quyết định sử dụng tiền bạc một cách thông minh, tránh để tình trạng nợ nần vượt quá tầm kiểm soát. Đó là 2 lợi ích góp phần lớn giúp bạn tạo ra một tương lai tài chính bền vững.

3.8 Tìm những phương pháp giảm Stress lành mạnh

Bạn không thể hoàn toàn loại bỏ căng thẳng và Stress ra khỏi cuộc sống. Tuy nhiên, bạn có thể tìm ra những hoạt động, phương pháp lành mạnh giúp bạn giảm thiểu tác động tiêu cực của Stress, nhanh chóng lấy lại sự cân bằng về trạng thái cảm xúc để tiếp tục làm việc.

Một số cách được cho là có thể giảm Stress như hút thuốc lá, chơi game quá nhiều, sử dụng thuốc ngủ thực chất sẽ tạo nên tác dụng ngược khiến bạn càng trở nên căng thẳng hơn. Cả 3 đều có thể khiến bạn chịu sự phụ thuộc vào chúng tạo cảm giác gây nghiện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

giảm stress

Một số cách sau đây có thể giúp bạn giảm Stress một cách lành mạnh và hiệu quả bao gồm:

  • Thường xuyên tập thể dục, vận động thể thao, nhất là vào buổi sáng sớm.
  • Các hoạt động thư giãn bản thân như đọc sách, nghe nhạc, xem phim, luyện tập Yoga, ngồi thiền…
  • Tránh gồng mình làm mọi thứ, học cách nói lời từ chối với những công việc quá sức của bản thân
  • Trong trường hợp khủng hoảng tâm lý quá nghiêm trọng mà những cách trên không thể giúp bạn khắc phục, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những chuyên gia tâm lý.

3.9 Có trách nhiệm với bản thân

Sai sót là điều ai cũng đều mắc phải, do đó khi chúng ta lỡ phạm phải sai lầm, điều quan trọng nhất là cần trung thực nhận lỗi, nói lời xin lỗi. Ít nhất việc bạn biết thấu hiểu bản thân đã sai ở đâu để có thể nhận lỗi một cách chân thành và nhận được sự tha thứ sẽ giúp bản thân nhẹ nhõm hơn, tránh để bản thân rơi vào trạng thái lo âu dằn vặt.

Song song đó, bạn hãy cố gắng rút kinh nghiệm từ những sai sót để giúp bản thân cải thiện những yếu điểm, công việc lần sau được hoàn thành tốt hơn.

3.10 Tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần

Nếu bạn là nhóm trưởng khi làm việc nhóm. đừng bao giờ ôm việc quá nhiều việc, hãy chủ động tìm hiểu điểm mạnh và điểm yếu của mỗi người để phân chia nhiệm vụ một cách cân bằng, giảm áp lực công việc của bản thân đồng thời tạo điều kiện cho mọi người được thể hiện khả năng của mình.

Còn khi gặp phải một vấn đề khó trong công việc, bài tập cá nhân, hãy tìm một người có kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn đang làm để tìm được lời tư vấn hoặc chí ít cũng là lời động viên về tinh thần kịp thời.

3.11 Luôn là chính mình

Đừng quá cố gắng để trở thành bản sao của một ai đó, dù bạn có cố gắng theo đuổi một hình mẫu lý tưởng từ một người bạn ngưỡng mộ thì bạn vẫn cùng lắm chỉ có thể được xem là bản sao của họ.

Bạn nên sống đúng chính mình và sống một cuộc đời mà bản thân bạn mong muốn, miễn là không làm những việc xấu, gây hại cho bản thân và mọi người xung quanh.

3.12 Vượt qua nỗi sợ hãi

Sợ hãi không phải là điều gì xấu, đây là cảm xúc tự nhiên của mỗi người khi phải đối mặt với những điều kinh hãi mà bản thân không lường trước được. Dù vậy, tác động của sự sợ hãi hầu hết đều mang lại sự tiêu cực cho chúng ta, khiến bản thân thường có xu hướng đùn đẩy, tránh né những công việc nhiệm vụ mà bản thân cho rằng nó khó khăn và đầy rủi ro.

Tuy nhiên sự sợ hãi không phải là không thể khắc phục mặc dù điều đó không phải dễ dàng. Bạn có thể chủ động đối mặt với sự sợ hãi, tập cách nhìn nhận chúng theo hướng tích cực và từ từ kiểm soát, giảm thiểu nỗi sợ hãi đó.

Bạn cũng có thể tìm sự giúp đỡ của chuyên gia trị liệu tâm lý trong trường hợp cần một người có thể tư vấn, hướng dẫn phương pháp điều trị chứng sợ hãi một cách khoa học.

3.13 Phát triển kỹ năng của bản thân

Các kỹ năng mềm hiện nay đều góp phần to lớn giúp bản thân chúng ta tốt hơn từng ngày, làm tiền đề cho các kỹ năng chuyên môn của bạn phát triển hơn trong tương lai. Giúp bạn làm chủ toàn bộ những kỹ năng cần thiết trong chuyên môn.

Để được tìm hiểu đầy đủ những thông tin về những kỹ năng mềm đó là gì bạn đọc có thể tham khảo qua bài viết: Phát triển bản thân là gì? Kỹ năng và cách nâng cấp bản thân

Có rất nhiều cách để bạn học hỏi, nắm bắt những kỹ năng mới cũng như nâng cao các kỹ năng đã được học bao gồm tham gia các khóa học kỹ năng mềm, đọc sách, nghe Podcast,…

3.14 Tiến bộ hơn để bắt kịp xu thế

bắt kịp xu thế

Kiến thức luôn luôn được nâng cấp tỷ lệ thuận với sự phát triển không ngừng nghỉ của thế giới, đừng bao giờ nghĩ rằng những gì chúng ta được học đến một lúc nào đó sẽ là đủ.

Công nghệ phát triển đòi hỏi mọi người phải học cách làm chủ, nắm vững những kỹ năng mới để áp dụng chúng hiệu quả trong công việc hằng ngày. Tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta khám phá bản thân xem mình có thể học hỏi thêm những gì từ sự tiến bộ của công nghệ.

3.15 Chăm sóc sức khỏe bản thân

Việc làm chủ bản thân cũng đi kèm với việc bạn biết cách tự nhìn nhận sức khỏe mình như thế nào để kịp thời điều chỉnh, tìm ra nguyên nhân và cách để phục hồi cũng như nâng cao sức khỏe.

“Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Rõ ràng việc có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bạn học hỏi, làm mọi thứ việc mà bạn muốn, có nhiều thời gian để bên cạnh, quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình và đóng góp sức lực của mình cho sự phát triển của xã hội.

chăm sóc sức khỏe

Để chăm sóc sức khỏe hiệu quả, bản thân bạn cần tránh xa những thói quen có hại duy trì những thói quen tốt, sinh hoạt cá nhân điều độ, chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.

4. Kết luận

Qua bài viết trên hy vọng bạn đọc có thể nhận thấy được việc làm chủ bản thân sẽ đem lại những lợi ích vô cùng to lớn trong việc xây dựng hình ảnh tích cực của bản thân trong mắt của mọi người cũng như định hình cho chúng ta trở thành một con người luôn giữ được sự điềm tĩnh, lạc quan trong mọi tình huống.

Tại Học viện PMS, khóa học tư duy tích cực sẽ giúp học viên nắm bắt những phương pháp quản trị cảm xúc của bản thân, rèn luyện tư duy nhìn mọi sự việc theo hướng tích cực trong các mối quan hệ xã hội.

Với Chương trình học mang tính thực tiễn cao bởi những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, đây sẽ là khóa học rất phù hợp với các bạn còn đang chưa biết làm thế nào để làm chủ bản thân trong vô vàn những tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống.

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *