Lãnh đạo bản thân là gì? Lợi ích và yếu tố nâng cao năng lực bản thân

Có những mục tiêu lớn lao trong cuộc sống mà chúng ta mong muốn đạt được, nhưng để làm được điều đó chúng ta cần phải có khả năng tự nhận thức, điều chỉnh, kiểm soát các hoạt động của mình một cách toàn diện. Hay nói ngắn gọn đó là bản thân chúng ta phải tự biết cách lãnh đạo chính mình để đạt được mục tiêu đó.

Vậy lãnh đạo bản thân là gì? Những kỹ năng cần có để rèn luyện kỹ năng này sẽ được PMS đề cập qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn đọc hiểu hơn về năng lực còn rất mới mẻ này.

lãnh đạo bản thân

Lãnh đạo bản thân là gì?

Lãnh đạo bản thân (tiếng anh là Self Leadership) được định nghĩa là khả năng “tự hướng dẫn” bản thân tham gia vào hành trình khám phá xác định các giá trị, mục tiêu của mình để đạt được sự thành công trong cuộc sống và phát triển trong công việc.

Những lợi ích mà năng lực lãnh đạo bản thân đem lại

Biết tự chủ cho cuộc đời mình

Một người có năng lực lãnh đạo bản thân khi họ biết cách để tự mình tìm kiếm và duy trì động lực, chịu trách nhiệm cho những con đường mình tự vẽ ra để đến được với thành công.

Để làm được điều này, chúng ta cần phải chủ động trong việc tìm ra những phương pháp khám phá bản thân cũng như học hỏi thêm những kỹ năng mới để nâng cao kiến thức chuyên môn mà mình muốn đạt đến đỉnh cao sự nghiệp.

tự chủ cho cuộc đời

Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp

Lãnh đạo bản thân giúp bạn có khả năng lắng nghe và giao tiếp tốt với đồng nghiệp trong công ty, tạo nên văn hóa tôn trọng và thấu hiểu lẫn nhau cho một môi trường làm việc tích cực.

Truyền cảm hứng đến mọi người xung quanh

Một người lãnh đạo giỏi của cả một tổ chức trước hết phải có kỹ năng tự lãnh đạo bản thân. Khi bạn có sự tận tâm với công việc mình đang làm, có tố chất đặc biệt mà người khác không có và luôn quyết tâm cao độ để đạt được những mục tiêu bạn sẽ truyền nguồn năng lượng lớn lao đến mọi người xung quanh để tất cả cùng nhau phấn đấu cho sự thành công của tổ chức.

truyền cảm hứng

Tăng cường hiệu quả và năng suất làm việc

Những nhân viên có năng lực lãnh đạo bản thân sẽ biết cách tổ chức sắp xếp công việc, quản lý thời gian của mình hiệu quả cũng như dành sự tập trung cao độ cho công việc chuyên môn của mình để hướng sự nghiệp của mình đi đến sự thành công.

Kỹ năng cần có giúp bạn rèn luyện cách lãnh đạo bản thân

Kiểm soát cảm xúc

Nhờ vào các kỹ thuật hiệu quả có thể được áp dụng như viết nhật ký, nghe nhạc, ngồi thiền hoặc kết hợp với sự hỗ trợ từ mọi người xung quanh bạn sẽ biết cách điều tiết cảm xúc của mình sao cho phù hợp để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống và hiệu quả làm việc.

Quản lý thời gian

Để quản lý thời gian hiệu quả, bạn cần biết cách xác định, lập kế hoạch công việc, ưu tiên vào những công việc quan trọng thông qua các công cụ hỗ trợ quản lý thời gian như thời gian biểu, thông báo nhắc hẹn hoặc thông qua một số phương pháp quản lý thời gian hiệu quả như ma trận Eisenhower, nguyên tắc Pareto, Phương pháp 4D,…

Kỷ luật bản thân

Đặc điểm chung của những người có năng lực lãnh đạo bản thân là họ luôn có tinh thần kỷ luật và làm việc có tổ chức. Họ biết thiết lập kế hoạch về công việc và đề ra các phương án để duy trì một tinh thần thép khi làm việc nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra đúng thời hạn.

Để biết được những phương pháp giúp bạn có được năng lực kỷ luật bản thân, bạn có thể đọc thêm bài viết: 8 nguyên tắc xây dựng kỷ luật bản thân

tinh thần kỷ luật

Để rèn luyện kỹ năng này bạn cần xác định được mục tiêu cụ thể mình đang hướng tới là gì, thiết lập lịch trình phù hợp và áp dụng các phương pháp rèn luyện kỷ luật bản thân hiệu quả để hoàn thành mục tiêu của mình.

Phát triển bản thân

Bạn cần biết cách phát huy các phẩm chất cũng như năng lực vốn có của mình để không ngừng học hỏi, làm việc thực tế qua đó tích lũy thêm những trải nghiệm, kinh nghiệm quý báu để không ngừng phát triển bản thân mỗi ngày.

Quá trình phát triển bản thân đòi hỏi bạn phải có sự nỗ lực và khả năng chịu áp lực tốt để vượt qua những khó khăn thách thức. Đến cuối cùng bạn sẽ gặt hái được những thành công tương xứng, giúp bản thân có tiếng nói vững chắc tạo động lực cho mọi người xung quanh.

Kiểm soát lời nói

Mỗi cá nhân cần biết cách sử dụng ngôn ngữ giao tiếp kết hợp với khả năng diễn đạt hình thể sao cho dễ hiểu, truyền cảm để truyền đạt thông điệp của bản thân một cách thật rõ ràng và hiệu quả.

kiểm soát lời nói

Ngoài ra để học cách lãnh đạo bản thân, bạn cũng cần biết kiểm soát lời nói của mình một cách hợp lý, trước khi nói ra bất cứ điều gì bạn cần xem xét kỹ lưỡng các yếu tố như hoàn cảnh cuộc nói chuyện, vị thế của đối phương để biết cách thiết lập phong cách giao tiếp sao cho linh hoạt và đa dạng.

Yếu tố cốt lõi để bạn nâng cao năng lực lãnh đạo bản thân

Thấu hiểu các đặc điểm của bản thân

Bạn sẽ không thể lãnh đạo bản thân nếu đến chính mình cũng không thể nhận biết được bản thân đang có những đặc điểm gì. Để làm bất cứ công việc nào, bạn cũng cần phải biết cách để thấu hiểu bản thân, đánh giá một cách khách quan các đặc điểm của mình bao gồm tính cách, điểm mạnh, điểm yếu, tài năng và sở thích để xác định bản thân mình có phù hợp với định hướng mình theo đuổi không.

thấu hiểu đặc điểm bản thân

Quá trình “tự định hình” sẽ đi đôi với “tự định hướng”, đó chính là lý do mà việc thấu hiểu đặc điểm của bản thân sẽ giúp bạn có những định hướng lãnh đạo đúng đắn sau này để tự chủ cho cuộc đời mình

Tìm ra mục đích sống của mình thông qua khám phá bản thân

Ai trên đời này khi đến tuổi trưởng thành cũng đều phải xác định rõ ước mơ và định hướng sự nghiệp của mình dựa trên các đặc điểm bản thân đã được thấu hiểu. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng để tìm ra mục đích sống của bản thân qua đó thúc đẩy tinh thần làm việc theo mục đích hướng tới để chúng ta có được cuộc sống viên mãn sau này.

Thiết lập mục tiêu bài bản và khoa học

Quá trình thiết lập mục tiêu không thể được làm một cách vội vã và làm cho có mà cần phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố trong mô hình SMART (bao gồm tính cụ thể, khả năng đo lường, mức độ khả thi, tính liên quan và thiết lập khung thời gian).

thiết lập mục tiêu bài bản

Sau khi thiết lập mục tiêu rõ ràng thì việc tiếp theo đó là lên phương án quản trị mục tiêu đã đề ra thông qua phương pháp OKR, nhờ vào tính năng đánh giá thang điểm dựa trên Key Results từ 0-1.0. Bạn sẽ biết được quá trình thực hiện mục tiêu của mình có đang đi đúng hướng hay không

Hình thành động lực

Chẳng hạn như bạn đang có nhu cầu tập thể dục để giảm cân, muốn đặt mục tiêu cho mình là giảm được 30kg, chắc chắn điều đó là không thể được trong thời gian ngắn, việc đặt mục tiêu như vậy sẽ rất dễ khiến bản thân chán nản, bỏ cuộc giữa chừng.

Thay vào đó bạn nên chia nhỏ mục tiêu để tự điều chỉnh rút ngắn thời gian mỗi tháng giảm được 3kg, đó sẽ là mục tiêu khả thi hơn, sự thành công từ mục tiêu nhỏ sẽ hình thành động lực cho bạn tiếp tục cố gắng và đến một thời điểm nhất định với sự quyết tâm, kỷ luật bản thân chặt chẽ, bạn sẽ đạt được mục tiêu lớn đã đề ra ban đầu.

hình thành động lưc

Từ ví dụ trên có thể thấy phương pháp chia nhỏ mục tiêu sẽ giúp bạn tạo động lực làm việc, giảm tải áp lực, giữ cho bản thân có sự sáng suốt trong việc đưa ra quyết định công việc hợp lý để hoàn thành mục tiêu, tránh rơi vào trạng thái áp lực, mệt mỏi.

Thất bại không phải là dấu chấm hết

Thất bại đồng nghĩa với sự bỏ cuộc sao? Câu trả lời là không. Đó chính là cơ hội để bạn có thời gian nhìn nhận lại bản thân, tự đúc kết những nguyên nhân của sự thất bại để xem như là một bài học cho mình để khắc phục những sai sót, gây dựng lại mọi thứ từ đầu, rất nhiều người nổi tiếng có sức ảnh hưởng to lớn trên toàn thế giới đều đi lên từ thất bại, ví dụ điển hình như:

  • Walt Disney từng làm ra rất nhiều bộ phim thất bại nặng nề về doanh thu trước khi ý tưởng về chuột Mickey xuất hiện
  • Henry Ford đã từng bị phá sản đến tận 5 lần cho đến khi thành công với tập đoàn xe hàng đầu thế giới Ford Motor Company.
  • Donald Trump đã từng kinh doanh Casino thất bại và phải nộp đơn phá sản vào năm 1991 trước khi trở thành tỷ phú và đỉnh cao danh vọng với chức vụ tổng thống Mỹ.

Từ ví dụ trên chúng ta có rút ra kết luận rằng thất bại không phải là thứ khiến cho bạn bỏ cuộc, nó chính là kinh nghiệm quý báu để tạo nên bài học giúp chúng ta vực dậy, cố gắng làm tốt hơn trong lần sau.

Để đứng lên từ những thất bại bạn cũng cần phải thay đổi bản thân mình trở thành một phiên bản nâng cấp hơn. Để biết những phương pháp thay đổi bản thân, bạn hãy đọc thêm bài viết sau đây: Thay đổi bản thân là gì? Tổng hợp 8 cách thay đổi bản thân tốt hơn mỗi ngày

Ra quyết định hợp lý và dứt khoát

Không phải lúc nào ta cũng có thể đưa ra quyết định một cách sáng suốt, bởi rất nhiều yếu tố trong cuộc sống sẽ khiến chúng ta rơi vào trạng thái căng thẳng và rơi vào cảm xúc tiêu cực.

ra quyết định dứt khoác

Chính vì vậy để đưa ra quyết định hợp lý thì ngoài xây dựng tính cách quyết đoán cho bản thân, nắm vững kiến thức chuyên môn bạn còn phải giữ cho mình một tâm trạng thoải mái, duy trì cảm xúc tích cực qua đó giúp bạn lựa chọn được cách giải quyết vấn đề ổn thỏa nhất tránh những quyết định có thể gây bất lợi cho chính mình trên con đường gây dựng sự nghiệp.

So sánh lãnh đạo bản thân và làm chủ bản thân

Mới nghe qua, nhiều người có lẽ sẽ hiểu nhầm hai khái niệm này là một, thực chất về lý mà nói thì đúng là có một số điểm tương đồng giữa lãnh đạo và làm chủ bản thân, tuy nhiên bản chất của chúng có một số điểm khác nhau rõ ràng. Ta sẽ cùng tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa hai năng lực này để giúp bạn đọc tránh sự hiểu nhầm không đáng có.

Giống nhau:

  • Đều khuyến khích chúng ta thiết lập mục tiêu rõ ràng cụ thể trước khi bắt tay vào công việc.
  • Cả hai đều là quá trình lâu dài đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, kỷ luật và quyết tâm cao độ.
  • Hướng chúng ta đến sự thành công nhờ vào quá trình rèn luyện thái độ sống tích cực.

Khác nhau:

Đặc điểmLãnh đạo bản thânLàm chủ bản thân
Tập trung vàoKhả năng tự chủ của bản để tăng cường năng suất công việc, phát triển sự nghiệp của bản thân.Tập trung nhiều vào việc phát triển khả năng tự nhận thức, điều chỉnh hành vi để cải thiện đời sống tinh thần
Mục tiêu hướng đếnTruyền cảm hứng đến bạn bè, đồng nghiệp, mọi người xung quanh, đạt được một sự nghiệp viên mãnKhông quá đặt nặng vào công việc, sự nghiệp. Đích đến chủ yếu là giúp bạn trở thành một phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình
Phương pháp thực hiệnSử dụng nhiều kỹ năng mềm như quản lý thời gian, lập kế hoạch, đặt mục tiêu, kỹ năng giao tiếpKết hợp kỹ năng mềm với các phương pháp giảm stress như Yoga, đọc sách, thiền
Thước đo Kết quảSự nghiệp, mức độ ảnh hưởng của bản thân cho từng lĩnh vực cụ thểSự hạnh phúc

Để tìm hiểu thêm về năng lực làm chủ bản thân, bạn hãy đọc thêm bài viết: 15 bí quyết làm chủ bản thân giúp bạn tránh những cảm xúc tiêu cực

Với khóa học tư duy tích cực của Học viện Tư Vấn & Đào Tạo PMS, bạn sẽ được nắm vững các kỹ năng thực tiễn cần thiết để thuần thục tất cả các khía cạnh liên quan đến lãnh đạo bản thân bao gồm: Tự định hình bản thân, hành vi, thúc đẩy động lực qua đó áp dụng hiệu quả năng lực lãnh đạo bản thân trong công việc và cuộc sống.

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *