Lãnh đạo là gì? Đặc điểm, vai trò và cách trở thành lãnh đạo tốt hơn

Hầu như ai cũng đều biết tới cụm từ “lãnh đạo”, nhưng thực tế rất ít người hiểu được ý nghĩa là gì? Việc không hiểu rõ về vai trò của một nhà lãnh đạo sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều tới hoạt động tổ chức. Trong bài viết này, chúng ta sẽ làm rõ khái niệm lãnh đạo là gì? Đặc điểm và vai trò chính của một nhà lãnh đạo. Đồng thời, giải đáp thắc mắc sự hiểu hiểu sai giữa “lãnh đạo và quản lý”.

Lãnh đạo là gì

Lãnh đạo là gì?

Lãnh đạo (Leadership) là quá trình một người hoặc một nhóm người tác động lên người khác để định hướng đúng cho cả tập thể để hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức.

Trong một tổ chức, người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc chỉ đạo và quản lý người khác, mà còn phải có tư duy chiến lược, tầm nhìn và định hướng rõ ràng, giao tiếp hiệu quả, ra quyết định đúng đắn kịp thời và truyền cảm hứng cho cả tập thể.

Về cơ bản, trong tổ chức những người lãnh đạo thường là CEO, COO, C-level,.. trong các tập đoàn lớn, họ thường đưa ra định hướng chung và giao xuống phía dưới (thường là quản lý cấp trung).

Lãnh đạo là gì

Phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý

Nhiều người hay nhầm lẫn giữa hai khái niệm lãnh đạo và quản lý, vì đôi lúc các bạn không hiểu rõ bản chất, vai trò và công việc của hai vị trí này. Để giải đáp thắc mắc đó bạn có thể xem qua bảng so sánh nhanh dưới đây:

Đặc điểmNhà lãnh đạoNgười quản lý
Khái niệmLãnh đạo là người đưa ra hướng đi cho mọi ngườiQuản lý là người phối hợp với mọi người
Mục tiêuThiết lập tầm nhìn, mục tiêu và mục đích dài hạnĐạt được tầm nhìn, mục tiêu và mục đích của tổ chức
Các câu hỏi thường trả lờiCâu hỏi phân tích dài hạn, tổng thể như “tại sao” và “cái gì”Câu hỏi tập trung vào việc đạt được mục tiêu ngắn hạn như “khi nào” và “như thế nào”
Vai trò trong công việcTìm ra những hướng đi mới, hướng đi đúng cho tập thể và tổ chức; Chấp nhận những rủi ro để được đạt mục tiêu; Chịu trách nhiệm cao về yêu cầu hoàn thành công việc.Nhà quản lý tập trung việc đảm bảo công việc được thực hiện đúng cách và mang lại kết quả tốt; Thực thi kế hoạch và quản lý đội nhóm; Phân công nhiệm vụ, công việc cho nhóm nhân viên; Đảm bảo thành công trong việc triển khai công việc cụ thể.
Vai trò với nhân viênTruyền cảm hứng và tạo động lực cho cả tập thể; Xây dựng sự ngưỡng mộ với mọi người qua phong cách làm việc và việc triển khai các chiến lược lớn qua thực tế.Trực tiếp quản lý và tương tác với nhân viên. Giám sát và đẩy nhanh quá trình làm việc; phản ánh kết quả làm việc và hỗ trợ các công việc với nhà lãnh đạo để hoạt động kinh doanh tổ chức diễn ra hiệu quả.
Định hướng công việcHướng dẫn mọi người hướng tới mục tiêu tương lai, hoạch định các kế hoạch. Đảm bảo các chính sách và chiến lược phát triển cho doanh nghiệp.Nhà quản lý tập trung việc đảm bảo công việc được thực hiện đúng và hiệu quả nhất; Đảm bảo tiến độ triển khai chính sách và đánh giá kết quả thực tế qua mỗi giai đoạn.

Để trở thành một nhà lãnh đạo tài giỏi, cần phải kết hợp phong cách lãnh đạo, kỹ năng lãnh đạo phù hợp với môi trường thực tế. Ngoài ra, lãnh đạo không chỉ là người định hướng và thúc đẩy sự phát triển cho bản thân mình mà còn cho toàn bộ đội ngũ nhân viên.

Lãnh đạo cần mang lại nguồn năng lượng tích cực cho nhân viên

Đặc điểm của một nhà lãnh đạo

Đặc điểm chung của những người lãnh đạo giỏi thường có những đặc điểm dưới đây:

  • Thứ nhất, người lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lược, nhìn xa trông rộng các mục tiêu dài hạn và định hướng đúng lộ trình cần triển khai để đạt được mục tiêu. Đồng thời, họ phải biết truyền đạt tầm nhìn một cách rõ ràng cho bộ phận bên dưới để họ đều hiểu và đồng thuận.
  • Thứ hai, lãnh đạo là người truyền cảm hứng cho cả tập thể. Đây được xem là điều cần thiết để thúc đẩy tinh thần và tạo động lực cho đội ngũ nhân viên cấp dưới. Việc truyền cảm hứng có thể nâng cao năng suất làm việc cho tất cả mọi người nếu họ cảm thấy có giá trị, gắn kết với nhau để hoàn thành mục tiêu chung.
  • Thứ ba, người lãnh đạo phải giỏi trong công tác đào tạo và huấn luyện triển đội ngũ của mình. Với năng lực của lãnh đạo, họ có thể vẽ ra lộ trình phát triển cho từng cá nhân trong đội ngũ, giúp họ phát huy hết năng lực để cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.
  • Thứ tư, lãnh đạo giỏi phải biết hoạch định được chiến lược đúng. Việc hoạch định đúng sẽ giúp nhà lãnh đạo biết nên làm gì tốt nhất, biết phân bổ nguồn lực hợp lý và tận dụng tối ưu. Bên cạnh đó, họ có thể xử lý linh hoạt mọi vấn đề có thể xảy ra bất ngờ và hướng dẫn lại cho đội ngũ của mình.
  • Thứ năm, lãnh đạo phải có khả năng ra quyết định khi ở vị trí quyền lực của mình. Mọi người đều sẽ trông cậy vào việc đưa ra quyết định “đúng đắn” của lãnh đạo. Vì vậy, cần phải cân nhắc xem xét mọi yếu tố liên quan trước khi đưa ra quyết định.

Đặc điểm của một người lãnh đạo

Vai trò của lãnh đạo trong tổ chức

Đưa ra tầm nhìn cho toàn bộ tổ chức

Một nhà lãnh đạo là đưa ra tầm nhìn và mục tiêu rõ ràng, đủ lớn cho tổ chức. Khi tầm nhìn đó tốt cho tất cả mọi người, nó sẽ truyền cảm hứng cho mọi người làm việc đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Để qua vài năm nhân viên đi cùng tổ chức, họ thấy được thu nhập, giá trị bản thân và cuộc sống họ thay đổi thì họ sẽ gắn bó lâu dài, cống hiến hết mình cho tổ chức.

Người lãnh đạo cần truyền cảm hứng cho nhân viên cấp dưới

Xây dựng chiến lược kinh doanh

Dựa vào chuyên môn và kinh nghiệm thực tế đã trải qua nhiều chiến lược, họ có thể dự đoán được cơ hội và thách thức trong tương lai, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh đúng đắn.

Để làm được điều này, nhà lãnh đạo cần phải nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng thị trường, đối thủ, đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Cụ thể, nhà lãnh đạo sẽ vẽ ra định hướng, lộ trình triển khai và chuẩn bị các kế hoạch dự phòng khi có rủi ro xảy ra.

► Xem thêm: 10 nghệ thuật quản lý con người cho nhà lãnh đạo

Đào tạo và phát triển đội nhóm

Lãnh đạo có nhiệm vụ là người huấn luyện, đào tạo, hỗ trợ nhân viên và tạo cơ hội học tập phát triển cho đội ngũ nhân viên của họ thay vì chỉ đứng đó chỉ đạo và ra yêu cầu cho họ thực hiện theo. Hãy đảm bảo toàn bộ nhân viên có đủ năng lực, kỹ năng chuyên môn cần thiết để thực hiện công việc, từ đó mới đạt được mục tiêu chung của tổ chức hiệu quả nhất.

Nhà lãnh đạo cũng phải biết nhìn nhận những thành viên có tố chất trở thành lãnh đạo trong tương lai, thậm chí còn đào tạo họ trở thành người thay thế vị trí lãnh đạo cho công ty. Hãy chú trọng đào tạo và phát triển cho đội ngũ của mình, đồng thời truyền cảm hứng và khích lệ tinh thần làm việc mỗi khi gặp khó khăn, thách thức trong công việc.

Nhà lãnh đạo cần biết đào tạo nhân viên

Hoạch định chính sách doanh nghiệp

Để mọi người đều làm việc tuân thủ và đồng nhất với nhau, nhà lãnh đạo cần hoạch định một chính sách doanh nghiệp. Được hiểu là việc thiết lập (ra quyết định) các nguyên tắc yêu cầu mọi người tuân theo để làm việc đội nhóm hiệu quả, đồng thời giúp mọi người đều làm việc tích cực nhằm đạt được mục tiêu chung và hướng tới lợi ích chung của doanh nghiệp.

Chịu trách nhiệm pháp lý cho doanh nghiệp

Với vai trò cấp cao trong tổ chức, khi gặp những vấn đề về pháp lý, nhà lãnh đạo phải chịu trách nhiệm pháp lý về mặt hành chính, nhân sự và hình sự (nếu có) cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp, chẳng hạn như khi gặp sai phạm gì họ sẽ là người bị truy tố trách nhiệm đầu tiên.

Xây dựng, duy trì mối quan hệ xung quanh

Tạo ra kết quả

Lãnh đạo là phải có năng lực tạo ra kết quả, nếu không tạo ra kết quả thì sẽ không ai tin vào khả năng lãnh đạo. Còn khi đạt được kết quả tốt, đội nhóm và tổ chức sẽ đi lên, nhân sự sẽ đạt được những thành tựu nhất định cho bản thân. Chẳng hạn như hoàn thành được mục tiêu về kết quả học tập trong năm do công ty hoạch định ra cho một nhân sự cũ và mới.

► Xem thêm: 10 nghệ thuật quản lý con người cho nhà lãnh đạo

Làm sao để trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn?

Để tạo được dấu ấn lãnh đạo tốt trong mắt nhân viên, nhà lãnh đạo cần phải có một số phẩm chất sau đây:

  • Rèn luyện khả năng giao tiếp: Là người lãnh đạo trong đội nhóm và tổ chức, bạn cần phải rõ ràng trong giao tiếp, đồng thời phải biết lắng nghe nhân viên của mình. Giao tiếp hiệu quả phải dựa trên sự cởi sở, trung thực và minh bạch.
  • Nhận thực hơn: Lãnh đạo giỏi phải nhìn thấy được điểm mạnh, điểm yếu với những người mà họ lãnh đạo. Hãy làm tấm gương tốt về đạo đức, chuyên môn và trách nhiệm cho đội nhóm của mình. Cách nhận thức hiệu quả cho nhà lãnh đạo là tìm kiếm những phản hồi trực tiếp từ đội ngũ nhân viên của mình.
  • Kết nối con người với nhau: Kết nối và xây dựng lòng tin giữa các thành viên trong nhóm và lãnh đạo là điều tạo ra sự thành công cho một tập thể. Vì thế, lãnh đạo phải tìm hiểu năng lực và tính cách của từng thành viên để có thể gắn kết mọi người hiệu quả hơn.
  • Khuyến khích sự phát triển: Những người lãnh đạo giỏi thường khuyến khích sự phát triển của bản thân họ, đồng nghiệp và nhân viên. Cố gắng củng cố mối quan hệ giữa lãnh đạo và thành viên nhóm, điều này tạo ra sức mạnh tập thể và tăng khả năng hoàn thành công việc nhóm tốt hơn.
  • Cởi mở với sự thay đổi: Sự thay đổi là điều khó tránh khỏi trong thời buổi kinh doanh hiện nay. Hãy cởi mở và khuyến khích các thành viên trong nhóm đưa ra các ý tưởng và quan điểm khác nhau, từ đó hỗ trợ các nhà lãnh đạo trở nên hiệu quả hơn khi làm việc.
  • Tìm kiếm các cơ hội phát triển bản thân: Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ đi tìm kiếm thêm các cơ hội phát triển bản thân bằng việc học hỏi từ những nhà lãnh đạo giỏi hơn từ các buổi workshop/webinar, liên tục cải thiện bản thân và tham gia các chương trình giáo dục chất lượng trên thị trường.

Nhà lãnh đạo cần kiểm soát cơ cấu nhân sự

Hãy là một nhà lãnh đạo chuẩn mực với cả đội nhóm và tổ chức của mình. Cam kết tầm nhìn, định hình ra văn hóa tổ chức và phân công nhiệm vụ, trách nhiệm và đánh giá đội ngũ nhân viên theo hướng tích cực. Đồng thời hãy tạo động lực và truyền cảm hứng cho đội nhóm luôn có tinh thần làm việc tốt nhất, thúc đẩy và cùng phát triển.

Hiện PMS có đã nghiên cứu, thiết kế và cung cấp khóa học kỹ năng lãnh đạo dành cho các nhà lãnh đạo và quản lý, giúp họ trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng lãnh đạo cần thiết để từ đó dẫn dắt đội ngũ nhân viên trở nên sức mạnh, đoàn kết để hướng tới các mục tiêu lớn cho tổ chức. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0965 845 468 để được hỗ trợ tư vấn trong thời gian sớm nhất.

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *