Sản xuất hàng hóa là gì? Mục đích và các điều kiện ra đời

Sản xuất hàng hóa là gì? Có bao nhiêu điều kiện ra đời? Cụ thể đó là những điều kiện gì? Tại sao hoạt động sản xuất lại có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định doanh thu của cả một tổ chức. Hãy cùng PMS tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây.

sản xuất hàng hóa

Sản xuất hàng hóa là gì?

Sản xuất hàng hóa là quá trình làm ra những sản phẩm đem lại một giá trị nào đó dựa trên các nguyên liệu và công cụ có sẵn. Giá trị được tạo ra bởi sản phẩm sẽ được dùng cho mục đích thương mại chẳng hạn như trao đổi và mua bán nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

Quá trình sản xuất hàng hóa không chỉ đơn thuần là dựa trên quy trình sản xuất đơn thuần, nó còn bao gồm cả các hoạt động nghiên cứu, tính toán, dự báo và quản lý hiệu quả các hoạt động để tối ưu hóa những hoạt động để đạt được hiệu suất làm việc cũng như đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm với chi phí hợp lý.

sản xuất hàng hóa là gì

Thuộc tính trong sản xuất hàng hóa

Tính giá trị trong hàng hóa

Giá trị của sản phẩm là công sức của người lao động được tính vào sản phẩm được sản xuất trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa. Khi một sản phẩm càng mất nhiều thời gian cũng như công sức trong quá trình chế tạo, thì giá trị hàng hóa sẽ càng cao.

Tính giá trị trong sử dụng

Giá trị trong sử dụng chính là lợi ích từ những công dụng mà sản phẩm đó được tạo ra có thể đem lại cho trải nghiệm của người tiêu dùng. Mỗi sản phẩm khi sản xuất cần phải phục vụ, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.

Trong trường hợp sản phẩm được sản xuất, nhưng lại không đem lại lợi ích gì hoặc công dụng không thiết thực thì chúng sẽ không được xem như là sản phẩm.

Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa

điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa

Sự phát triển của lực lượng sản xuất

Khi lực lượng sản xuất, bao gồm sức lao động và tư liệu sản xuất được phát triển, con người sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm dư thừa so với nhu cầu tiêu dùng của bản thân, chính vì vậy, hàng hóa dư thừa sẽ được trao đổi và mua bán để thu về giá trị.

Phân chia lao động trong xã hội

Phân công lao động trong xã hội được xem là sự phân chia từng nhóm lao động thành những ngành nghề khác nhau, mỗi nhóm sẽ chuyên sản xuất một loại sản phẩm nhất định nào đó.

Sự phân chia lao động trong xã hội sẽ dẫn đến sự tách biệt về kinh tế giữa những chủ thể. Họ bắt buộc phải tự chủ trong hoạt động sản xuất và quyết định xem sản phẩm của doanh nghiệp mình sẽ được sử dụng như thế nào.

Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế

Khi phân công lao động trong xã hội dần phát triển, điều đó dẫn đến mỗi tổ chức sẽ chuyên sản xuất các loại sản phẩm riêng biệt. Do đó mà sản phẩm khi được sản xuất không còn chỉ được dùng để sử dụng cho bản thân nữa mà sẽ được dùng trong các hoạt động trao đổi mua bán, chính vì vậy những chủ thể tách biệt nhau về kinh tế.

Sự có mặt của thị trường

Khi thị trường bắt đầu xuất hiện, những chủ thể sản xuất đã dần có được môi trường cho các hoạt động trao đổi, mua bán sản phẩm giữa các chủ thể với nhau, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa.

Đặc trưng của sản xuất hàng hóa

Sản xuất hàng hóa gồm hai đặc trưng cơ bản:

  • Thứ nhất là hoạt động sản xuất dùng để trao đổi và mua bán.
  • Thứ hai, lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân lại vừa mang tính xã hội.

Để giải thích cho đặc trưng thứ hai, ta có thể hiểu như sau: Sản phẩm được làm ra nhằm mục đích phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong xã hội.

Tuy nhiên, lao động trong hoạt động sản xuất hàng hóa sẽ mang tính tư nhân, lý do là bởi, sản xuất sản phẩm đó như thế nào, cách làm ra sao sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm và kỹ năng của mỗi người lao động.

Ưu thế của sản xuất hàng hóa

ưu thế của sản xuất hàng hóa

Khi ta so sánh giữa sản xuất hàng hóa và hình thức sản xuất tự cung, tự cấp thì rõ ràng sản xuất hàng hóa có ưu thế hơn hẳn:

Đầu tiên, sản xuất hàng hóa được ra đời dựa trên cơ sở của phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất. Chính vì vậy, nó có thể khai thác được các lợi thế về tự nhiên, xã hội và kỹ thuật của mỗi người, mỗi cơ sở sản xuất, vùng miền và địa phương.

Thứ hai, quy mô sản xuất không còn bị giới hạn bởi nguồn lực và nhu cầu mang tính hạn hẹp của từng cá thể mà chúng sẽ còn được mở rộng, dựa trên cơ sở nguồn lực và nhu cầu trong xã hội. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng các thành tựu khoa học và kỹ thuật vào sản xuất.

Thứ ba, sự tác động của quy luật giá trị, cạnh tranh, cung – cầu trong nền sản xuất hàng hóa buộc nhà sản xuất phải luôn có sự nhạy bén, khả năng tính toán, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm mà vẫn tối ưu hóa chi phí một cách hiệu quả.

Cuối cùng, sự phát triển của sản xuất trong thời kỳ hiện đại hóa hiện nay cộng với xu hướng hội nhập, giao lưu kinh tế giữa các khu vực, quốc gia,… không chỉ giúp cho đời sống vật chất mà đến cả đời sống tinh thần của người tiêu dùng cũng được nâng cao hơn.

Mục đích chính của sản xuất hàng hóa đối với đời sống

mục đích của sản xuất hàng hóa

Tạo ra giá trị thương mại: Mọi doanh nghiệp hiện nay đều mong muốn tối ưu hóa lợi nhuận thông qua việc sản xuất những sản phẩm và dịch vụ tạo ra giá trị cho người sử dụng và được tiêu thụ ở những khu vực có tiềm năng cao. Từ quá trình sản xuất, hoạt động tiếp thị và bán hàng, kết quả của những quá trình đó sẽ là lợi nhuận mang lại.

Đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội: Đem lại các sản phẩm có giá trị để đáp ứng được những nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng từ những nhu cầu hằng ngày cho đến những nhu cầu cao cấp.

Tạo ra việc làm: Tạo ra nhu cầu về lao động, qua đó tạo ra cơ hội việc làm cho những ai có niềm đam mê trở thành một công nhân sản xuất lành nghề.

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Giúp một quốc gia thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, gia tăng GDP và mang lại nhiều lợi ích về xã hội cũng như tài chính

Ví dụ của sản xuất hàng hóa

ví dụ về sản xuất hàng hóa

Tại Việt Nam, nồi cơm điện được xem là một sản phẩm rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của mỗi gia đình. Chính vì nhu cầu đó mà sản xuất đồ điện gia dụng luôn chú trọng đến các sản phẩm nồi cơm điện và sau mỗi khoảng thời gian nhất định, chúng luôn được cải tiến để đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.

Xe máy cũng vậy, so với các nước châu âu chuộng xe hơi, thì tại khu vực Đông Nam Á thì nó lại là phương tiện di chuyển được chú trọng hơn do giá thành thấp. Chính vì vậy rất nhiều hãng xe hiện nay luôn cập nhật những mẫu mã xe mới đa dạng chủng loại từ gắn máy cho đến tay ga để sản xuất hàng loạt phục vụ cho đại đa số người dân đủ tuổi lái xe.

Với hai chương trình đào tạo của Học Viện Tư Vấn & Đào Tạo PMS bao gồm khóa học giám đốc sản xuất chuyên nghiệpkhóa học lập kế hoạch vận hành và điều độ sản xuất. Quý anh/chị sẽ được tìm hiểu tất tần tật về hoạt động sản xuất hàng hóa được các doanh nghiệp lớn vận hành như thế nào thông qua chuyến tham quan trải nghiệm thực tế đến các nhà máy hàng đầu Việt Nam.

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *