Tư duy (thinking) là gì? Đặc điểm, các loại hình và phẩm chất tư duy

Cụm từ “tư duy” thường được nhắc đến nhiều trong công việc và cuộc sống hàng ngày, nó xem như một dòng chảy của một con sông, dù có ngăn chặn như thế nào thì nó vẫn chảy trong mọi khía cạnh trong cuộc sống, nhưng không phải lúc nào cũng xuyên suốt. Vậy thực chất tư duy là gì? Tại sao nhiều người nói tư duy lại thay đổi một đời người, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

khái niệm tư duy

Tư duy là gì?

Trong tâm lý học, tư duy là quá trình hình thành và điều khiển những suy nghĩ và ý tưởng trong tâm trí một cách có ý thức.

Tư duy là hoạt động trí tuệ của con người, nó cho phép chúng ta suy luận, phân tích, đánh giá, giải quyết vấn đề, học thông tin mới, hiểu các khái niệm và xử lý các trải nghiệm của mình. Tư duy bao gồm toàn bộ quá trình học tập, ghi nhớ và tổ chức tinh thần để hiểu thông tin tốt hơn và nhớ lại sau.

khái niệm tư duy là gì

Đôi khi chỉ cần một thay đổi nhỏ tư duy có thể chuyển biến cực kỳ lớn trong cuộc đời. Có thể nói “tư duy là sức mạnh” giúp con người làm chủ xã hội và chính bản thân mình.

Đặc điểm của tư duy

4 đặc điểm của tư duy

Tính vấn đề

Khi con người đối mặt với những tình huống có vấn đề, tức là khi họ cảm thấy nhu cầu của mình chưa được đáp ứng được hoặc gặp phải trở ngại trong quá trình hoạt động, thì lúc này hoạt động tư duy sẽ xuất hiện. Tư duy luôn xoay quanh một vấn đề cụ thể cần giải quyết, nếu không có vấn đề sẽ không cần thiết phải suy nghĩ.

Tuy nhiên, không phải tình huống nào “có vấn đề” cũng nảy sinh hoạt động tư duy. Để tạo ra tư duy, con người cần nhận thức đầy đủ về tình huống có vấn đề và biến nó thành một nhiệm vụ tư duy. Điều này yêu cầu chủ thể nhận biết được sự hiểu biết hiện tại, nhận biết điều mình chưa biết và có ý định tìm kiếm câu trả lời. Nếu không xảy ra các tình huống có vấn đề thì quá trình tư duy không thể hình thành và phát triển được.

Ví dụ: Hiện nay, giá xăng tăng cao ảnh hưởng đến kinh tế và đời sống mỗi người. Vậy làm thế nào để ổn định giá xăng? Đây chính là vấn đề cần đến tư duy để giải quyết vấn đề trên.

Tính gián tiếp

Tư duy của con người sẽ không nhận thức trực tiếp mà thường là gián tiếp qua hình ảnh, khái niệm và ngôn ngữ. Nhờ đó con người có thể chuyển đổi những kết quả vào nhận thức như công thức, quy tắc, quy luật và kinh nghiệm của mình vào quá trình tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh để hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh.

Nhờ tính gián tiếp của tư duy, khả năng nhận thức của con người đã được mở rộng, cho phép họ đưa ra những phán đoán khoa học về các hiện tượng và sự vật trong quá khứ và tương lai.

Ví dụ: Để giải quyết vấn đề giá xăng tăng, chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân tại sao giá xăng tăng? Các yếu tố ảnh hưởng và tìm ra các giải pháp khả thi để thực hiện. Từ đó mới đi đến giải pháp nào hiệu quả, phù hợp để triển khai.

Tính trừu tượng và khái quát

Trừu tượng là quá trình con người dùng não bộ để giữ lại những yếu tố quan trọng và loại bỏ những yếu tố không cần thiết trong hoạt động tư duy. Lúc này, khái quát là việc sử dụng tri thức hợp nhất từ nhiều đối tượng vào cùng một nhóm dựa trên các thuộc tính và đặc điểm tương đồng..

Tính trừu tượng và khái quát có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trừu tượng là nền tảng để bắt đầu quá trình khái quát; nếu thiếu trừu tượng, con người sẽ khó khăn trong việc tổ chức thông tin. Còn nếu thiếu tính khái quát, khả năng hiểu biết về các vấn đề, sự vật và hiện tượng của con người sẽ bị hạn chế.

Nhờ vào tính trừu tượng và khái quát của việc tư duy mà con người có thể giải quyết các vấn đề hiện tại và chuẩn bị cho những thử thách trong tương lai.

Ví dụ: Thay vì đi sâu vào từng nguyên nhân cụ thể làm tăng giá xăng, chúng ta trừu tượng hóa vấn đề thành mối quan hệ cung – cầu của thị trường xăng dầu.

Ngôn ngữ gắn liền với tư duy

Ngôn ngữ được hình thành bởi nhu cầu giao tiếp của con người. Ngôn ngữ là phương tiện để ghi lại kết quả của quá trình tư duy. Ngay từ ban đầu, quá trình tư duy đã liên quan mật thiết với ngôn ngữ và được thực hiện thông qua ngôn ngữ. Do đó, ngôn ngữ được xem như là bề ngoài hình thức của tư duy.

Sự ra đời của ngôn ngữ đánh dấu một bước tiến lớn trong sự phát triển của tư duy. Ngôn ngữ như một hệ thống tín hiệu thứ hai, là công cụ giao tiếp chính giữa con người và con người.

Ví dụ: Khi bạn viết một bài tin tức chia sẻ về kiến thức nấu ăn, bạn cần phải xác định rõ đối tượng mục tiêu, nội dung chính của bài viết (diễn giải: công thức mới, hương vị mới lạ,…) Sau đó sắp xếp các ý tưởng đó một cách khoa học, logic để thu hút người đọc. Ngoài ra, sử dụng ngôn ngữ miêu tả sinh động, hình ảnh sắc nét, đẹp để cuốn hút người đọc.

Các loại hình tư duy phổ biến

vai trò của tư duy

Khả năng tư duy của con người rất đa dạng, được biểu hiện qua nhiều loại hình khác nhau. Mỗi loại hình tư duy có những đặc điểm, phương thức hoạt động và ứng dụng riêng biệt, góp phần vào sự phát triển nhận thức và năng lực giải quyết vấn đề. Hãy cùng xem qua một số loại hình tư duy phổ biến dưới đây:

Vai trò của tư duy

tầm quan trọng của tư duy

Ở mọi khía cạnh trong cuộc sống, kỹ năng tư duy là cơ sở của mọi hoạt động, từ việc học tập và làm việc đến giao tiếp cho đến giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Vậy sao chúng tôi lại nói tư duy quan trọng, hãy cùng xem các vai trò của tư duy dưới đây:

Nâng cao nhận thức thế giới xung quanh

Nhờ vào tư duy, con người có thể hiểu rõ bản chất của sự vật, hiện tượng và quy luật hoạt động của thế giới bên ngoài. Điều này cho phép con người lý giải được các mối quan hệ “đúng và sai”, “tốt và xấu”, dựa đoạn được xu hướng phát triển của thế giới và có góc nhìn toàn diện hơn về thế giới xung quanh.

Giải quyết được nhiều vấn đề trong cuộc sống

Khi bạn gặp một vấn đề khó khăn trong cuộc sống, lúc này hoạt động tư duy sẽ giúp con người nhận biết vấn đề, phân tích và tìm kiếm giải pháp hiệu quả. Vì thế, việc kết hợp tư duy sáng tạo và logic sẽ giúp con người tìm ra các giải pháp hiệu quả nhất cho những vấn đề này.

Nền tảng cho sự phát triển bản thân

Tư duy giúp con người tiếp cận những kiến thức mới, nâng cao kỹ năng và phát triển tính sáng tạo. Quá trình học hỏi và phát triển của con người sẽ không bao giờ ngừng lại, đây chính là động lực thúc đẩy con người không ngừng vươn lên, đổi mới và phát triển. Lịch sử chứng minh rằng chính những bước đột phá về tư duy đã tạo ra những cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật.

Bên cạnh đó, tư duy còn giúp con người đánh giá được bản thân, thấy được được điểm mạnh và điểm yếu, từ đó có những phương pháp cải thiện bản thân tốt hơn mỗi ngày.

Thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới

Tư duy được xem là nền tảng giúp con người sáng tạo ra những ý tưởng mới lạ, độc đáo và sử dụng nó vào trong thực tế để giải quyết những vấn đề hoặc tạo ra những giá trị cho cuộc sống. Nhờ sự đổi mới, con người có thể loại bỏ được những lối mòn tư duy cũ kỹ và giúp bản thân mỗi người phát triển hơn và thành công hơn trong cuộc sống.

Giúp xây dựng xã hội văn minh

Một xã hội muốn văn minh phải dựa trên nền tảng là những công dân có tư duy phát triển tốt, đây sẽ là tiền đề để xã hội đạt được sự công bằng, nhân văn và tiến bộ. Vì thế, tư duy là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển của mỗi cá nhân và của toàn xã hội, việc rèn luyện tư duy mỗi ngày rất cần thiết.

Tư duy cần có những phẩm chất gì?

6 phẩm chất của tư duy

Tư duy là quá trình phức tạp, yêu cầu nhiều phẩm chất khác nhau để thực hiện hiệu quả. Dưới đây là những phẩm chất quan trọng cần có để có tư duy tốt:

  • Sự logic và chặt chẽ: Tư duy phải dựa trên các quy luật logic và theo một trình tự có hệ thống để tránh sự mơ hồ, thiếu căn cứ. Ví dụ khi giải một bài toán, bạn cần phải áp dụng định lý và công thức để giải ra đáp án đúng.
  • Tính khái quát và độ sâu sắc: Tư duy phải có khả năng nhìn nhận vấn đề tổng quan, bao quát để từ đó tiếp thu được nguồn tri thức rộng lớn bên ngoài. Bên cạnh đó, tư duy dựa trên những thông tin, dữ liệu để phân tích sâu mối quan hệ, ý nghĩa bên trong.
  • Khả năng linh hoạt và mềm dẻo: Việc tư duy phải luôn thích nghi với những tình huống mới, nhằm thay đổi suy nghĩ, góc nhìn và tiếp thu những ý kiến khác biệt.
  • Khả năng phê phán: Tư duy cần phải nhìn nhận các vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau để đưa ra đánh giá khách quan, tránh tình trạng nhìn nhận một vấn đề nào đó theo cảm tính và mang yếu tố chủ quan. Ví dụ như một drama trên mạng xã hội, bạn cần xác thực thông tin ở những nơi uy tín để tránh lan truyền thông tin sai lệch.
  • Tính độc lập: Thường thì tư duy sẽ là khả năng tự mình suy nghĩ, đánh giá và phân tích vấn đề mà không phụ thuộc vào người khác. Điều này giúp bạn có những định kiến riêng trước mọi sự việc diễn ra xung quanh.
  • Sự tập trung: Trong quá trình tư duy cần sự tập trung vào một vấn đề cụ thể nào đó và loại bỏ các yếu tố xao nhãng bên ngoài.

Ví dụ về tư duy trong công việc

tư duy trong công việc là gì

Nếu như bạn gặp một người lãnh đạo không cố gắng phô trương quyền lực, tỏ ra là mình giỏi hơn người khác, không ôm hết công lao về mình hay không vùi dập người khác để cảm thấy mình uy lực, thì đây là một người lãnh đạo có tư duy phát triển.

Nhưng nếu những người lãnh đạo có tư duy lối cố định thì sao, thì họ sẽ thể hiện ra những gì chúng tôi vừa đề cập ở trên và hơn thế nữa họ còn tôn thờ một thứ gọi là “trí tuệ siêu đẳng”, nghĩa là họ chỉ thích giao việc, làm việc với những người họ cho là giỏi, mà họ sẽ không quan trọng về nỗ lực của nhân viên, họ còn mang kiến thức của mình để đi dọa người khác. Đặc biệt nguy hiểm hơn là họ còn muốn mang lối tư duy cố định này đến những người xung quanh, họ sẽ không quan tâm nhân viên của mình phát triển đến đâu và lâu dần sẽ hạn chế đi sự sáng tạo và cải tiến trong công việc.

Tư duy là nền tảng để con người làm chủ thế giới xung quanh cũng như phát triển bản thân. Vì thế, mỗi chúng ta cần phải rèn luyện tư duy mỗi ngày để thích ứng với cuộc sống xung quanh.

Nếu bạn có nhu cầu muốn phát triển các kỹ năng tư duy của chính mình tốt hơn, PMS giới thiệu bạn 2 chương trình đào tạo liên quan về tư duy, gồm:

Nếu bạn cảm thấy hứng thú, hãy tìm hiểu và đăng ký ngay để nhận được nội dung chương trình và ưu đãi đãi biệt nhé!

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *