Tư duy sáng tạo là gì? 9 cách phát triển năng lực sáng tạo bản thân

Thông thường khi nhắc đến sáng tạo, chúng ta thường hay nghĩ về các loại hình nghệ thuật như điện ảnh, âm nhạc hay ngành giải trí. Bạn có thể nhận thấy điều này qua sức tưởng tượng của các nhà văn, đạo diễn và các nghệ sĩ – họ luôn là những chuyên gia hàng đầu mang đến nhiều sự mới lạ trong sản phẩm.

Tuy nhiên, sáng tạo cũng có thể hình thành ở vô vàn ngành nghề hay lĩnh vực khác. Vậy tư duy sáng tạo có được xem là một kỹ năng mềm, hay còn điều gì thú vị liên quan đến thuật ngữ này? Cùng tìm hiểu ngay tại bài viết này để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Sáng tạo là gì?

Sự sáng tạo là khả năng tạo ra điều mới, khám phá ý tưởng sáng tạo hoặc sử dụng trí tưởng tượng để tạo ra cái gì đó độc đáo. Nếu bạn là người sáng tạo, bạn sẽ nhìn vào mọi thứ từ một góc độ khác nhau. Bạn có khả năng nhận biết và tạo ra kết nối để khám phá cơ hội. Mặc dù có một số rủi ro đi kèm với việc sáng tạo, nhưng bạn sẽ được thử những điều chưa từng được thử trước đây.

Tư duy sáng tạo là gì?

Tư duy sáng tạo hay Creative thinking là việc phát triển các ý tưởng mới, thay đổi cách tiếp cận để tạo ra giải pháp mới lạ cho vấn đề. Điều này cũng được hiểu là cách bạn thoát khỏi cách tư duy trong vùng an toàn hay tư duy theo kiểu truyền thống. Trong một số ngành nghề, tư duy sáng tạo là một phẩm chất đặc biệt quan trọng, được các nhà tuyển dụng xem là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá ứng viên.

tư duy sáng tạo

Điểm khác biệt giữa người bình thường và người tư duy sáng tạo là ở cách họ giải quyết vấn đề. Người sáng tạo thường thoải mái với việc tiếp nhận ý tưởng mới từ người khác, thích khám phá nhiều hay học hỏi nhiều điều mới lạ. Đặc biệt là lối tư duy mở, không rập khuôn và sẵn sàng chấp nhận các rủi ro có thể xảy đến.

Mặc dù tư duy sáng tạo là một phẩm chất bẩm sinh, nhưng nó hoàn toàn có thể học hỏi được nếu bạn chịu khó dành thời gian đầu tư vào nó. Qua đó cho thấy vai trò của tư duy rất quan trọng cho bản thân mỗi người.

Ví dụ về tư duy sáng tạo

Khả năng sáng tạo có thể hình thành ở đa dạng ngành nghề, đa dạng lĩnh vực. Trong số đó, có thể kể đến những phát kiến và sáng chế nổi bật nhất là trong lĩnh vực công nghệ và khoa học. Có những sản phẩm được xem là thiên tài sáng tạo của các nhà khoa học. Ví dụ như tình trạng thiếu dầu mỏ trên thế giới đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu tạo ra xe điện.

Còn trong lĩnh vực kinh doanh, tư duy sáng tạo đặc biệt hữu ích trong các chiến dịch tiếp thị sản phẩm để làm cho hình ảnh thương hiệu phát triển và nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh.

Ví dụ tiêu biểu về tư duy sáng tạo trong cuộc sống hàng ngày có thể kể như việc một đầu bếp tạo ra các công thức mới, giúp món ăn vừa ngon vừa bắt mắt để làm hài lòng khách hàng. Những thay đổi sáng tạo trong gia vị hoặc nguyên liệu có thể tạo ra hương vị độc đáo và ngon miệng.

Trong lịch sử phim ảnh thế giới, có những đạo diễn có cách tư duy sáng tạo, giúp thay đổi cách làm phim của nhân loại như Walt Disney, Steven Spielberg, Satyajit Ray; nhà khoa học như Marie Curie; doanh nhân như Steve Jobs và nhiều nhân vật khác nữa.

Tầm quan trọng của tư duy sáng tạo trong công việc

Tầm quan trọng của kỹ năng tư duy sáng tạo trong công việc

Tư duy sáng tạo thường đem đến những đổi mới tích cực, từ những cải tiến đổi mới đã giúp công việc mang lại hiệu quả cao hơn. Dưới đây là lợi ích của tư duy sáng tạo mang lại cho bạn:

  • Cải thiện khả năng giải quyết vấn đề: Tư duy cởi mở giúp bạn phát hiện được phương pháp tốt nhất đề giải quyết vấn đề. Điều này là cơ sở để cấp trên đánh giá đúng năng lực và tác động tích cực vào việc thăng tiến của bạn.
  • Tăng sự tự tin: Khi khả năng tư duy sáng tạo được cải thiện, bạn có đủ sự tự tin để đối mặt với bất kỳ thách thức nào. Qua đó giúp bản thân bạn có thể đảm nhận những trọng trách lớn và chứng minh được sự uy tín tại nơi làm việc.
  • Phát triển kỹ năng lãnh đạo: Tư duy sáng tạo giúp thay đổi cục diện trên thị trường một cách ngoạn mục. Nếu những giải pháp mang lại kết quả tốt, mọi người sẽ công nhận năng lực và phẩm chất của bạn một cách tự nhiên.
  • Thúc đẩy các ý tưởng khởi nghiệp: Tư duy sáng tạo là tiền đề để những ý tưởng khởi nghiệp được hình thành. Đó có thể là việc giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ với tính năng mới lạ trên thị trường, hay tự mình tạo ra cơ hội kinh doanh mới.
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống: Các lợi ích trên giúp cho con người bạn trở nên tích cực hơn, nâng cao cơ hội nghề nghiệp và giúp bạn ngày càng thăng tiến trong công việc cũng như cuộc sống. Thường xuyên sáng tạo cũng giúp giảm căng thẳng và lo âu, từ đó cải thiện sức khỏe của bạn.

Xem thêm: Phương pháp tư duy tích cực có thể bạn sẽ cần

Các kỹ năng hình thành nên tư duy sáng tạo

4 kỹ năng hình thành nên tư duy sáng tạo

Tư duy sáng tạo được thể hiện qua một số kỹ năng mà bạn có thể thấy trong nơi làm việc:

  • Kỹ năng phân tích: Trước khi có ý định sáng tạo về một vấn đề nào đó, bạn cần hiểu rõ về vấn đề đó trước đã. Đó là bước phân tích các đặc điểm một cách cẩn thận để hiểu được các yếu tố ảnh hưởng. Qua đó giúp bạn tránh khỏi được các rủi ro xảy đến và có phương án xử lý tốt nhất.
  • Tư duy mở: Để suy nghĩ theo tư duy sáng tạo, hãy bỏ qua mọi định kiến lối mòn mà nhìn vào vấn đề theo nhiều chiều hướng khác nhau. Bằng cách đối mặt với một vấn đề cách thông thoáng, bạn tạo cơ hội cho bản thân phát triển suy nghĩ sáng tạo.
  • Khả năng sắp xếp công việc: Điều này có vẻ hơi mâu thuẫn: Có thể bạn từng suy nghĩ rằng người sáng tạo thường là những người có phần “bừa bộn” vì họ không tuân theo một nguyên tắc nhất định. Trên thực tế, sắp xếp lại là một phần thiết yếu của sự sáng tạo. Mặc dù sẽ xuất hiện một số bừa bộn khi thử nghiệm ý tưởng mới, nhưng sau đó, bạn cần sắp xếp ý tưởng cũng như mọi thứ liên quan lại với nhau để người khác có thể hiểu và làm việc cùng bạn.
  • Kỹ năng giao tiếp: Người ta chỉ đánh giá cao ý tưởng hoặc giải pháp sáng tạo của bạn nếu bạn truyền đạt chúng một cách thuyết phục. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn phát huy khả năng tư suy sáng tạo.

VIệc giao tiếp tốt sẽ được người khác đánh sự chuyên nghiệp của mình, vậy làm sao để giao tiếp hiệu quả? Học Viện Đào Tạo PMS có cho triển khai Khóa hoc kỹ năng giao tiếp PMS giúp các nhà bán hàng ứng xử và truyền đạt thông tin một cách hiệu quả, các bạn có thể tham khảo qua nhé.

Phát triển năng lực tư duy sáng tạo bằng phương pháp nào?

Có nhiều phương pháp mà bạn có thể sử dụng để tăng cường khả năng tư duy sáng tạo của bạn. Dưới đây là những kỹ thuật mà bạn có thể áp dụng:

Kiên trì rèn luyện

Bất kỳ ai, bằng sự luyện tập đều có thể nâng cao khả năng tư duy sáng tạo với động lực và sự kiên trì luyện tập, giống như hầu hết các kỹ năng khác. Bạn có thể thực hiện các bài tập suy nghĩ, học hỏi quan điểm của đồng nghiệp và thu thập dữ liệu từ đa dạng các nguồn thông tin để rút ra bài học giải quyết vấn đề.

Tạo danh sách kiểm tra

Để giải quyết một vấn đề, hãy bắt đầu bằng việc đặt câu hỏi và thu thập thông tin. Sáu câu hỏi cơ bản – what, why, how, when, where và who – trả lời được 6 câu hỏi này có thể giúp bạn xác định được vấn đề.

Sử dụng chiến lược sáu chiếc mũ tư duy

Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy sáng tạo

Phát triển bởi Edward de Bono, phương pháp 6 chiếc mũ tư duy liên quan đến việc xem xét ý kiến của sáu người đội sau chiếc nón khác nhau. Mỗi màu đại diện cho một công cụ cho tư duy sáng tạo. Nón trắng cho sự thật, nón đỏ cho cảm xúc, nón đen cho phán đoán và thận trọng, nón vàng cho tính logic, nón xanh lá cho sáng tạo và nón xanh dương cho kiểm soát. Kỹ thuật này có thể được sử dụng để tìm ra nhiều từ đội ngũ của bạn cùng với ưu điểm và khuyết điểm của ý tưởng được đưa ra.

Lập bản đồ tư duy

Lập bản đồ tư duy còn được gọi là brainstorming, hoạt động này liên quan đến việc ghi lại tất cả các ý tưởng xuất hiện trong đầu, nhưng không đánh giá chúng ngay lập tức. Biểu đồ tư duy cho phép bạn và đội ngũ khám phá ra nhiều giải pháp khác nhau chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.

Sử dụng tín hiệu trực quan

Sử dụng hình ảnh hoặc video liên quan đến chủ đề để kích thích tính khám phá và tìm tòi các khía cạnh mà cách nhìn nhận bình thường không thể nhận thấy được.

Tham khảo cách tư duy của người đi trước

Bằng cách tiếp thu kinh nghiệm từ sách vở, báo chí, hồi ký của những lãnh đạo hoặc doanh nhân có ảnh hưởng. Những nguồn thông tin này mang lại nhiều kinh nghiệm trong quá trình tư duy sáng tạo riêng biệt của họ. Bạn có thể đúc kết kiến thức này với phương pháp khác để khám phá cách tiếp cận phù hợp nhất để đạt được mục tiêu.

Sáng tạo nội dung

Tham gia vào các hoạt động như viết blog hoặc nhật ký giúp bạn tự do thể hiện suy nghĩ của mình và khám phá nhiều chủ đề khác nhau. Bằng cách kết hợp nhiều thể loại, tâm trí của bạn có thể khơi gợi các ý tưởng và khám phá những điều mới mẻ.

Phân tích nội dung sáng tạo

Tích cực tương tác xã hội

Cố gắng giải quyết vấn đề một mình có thể dẫn đến căng thẳng và hiệu suất suy giảm theo thời gian. Thay vào đó, hãy tìm cơ hội để gặp gỡ và tương tác với những nền văn hóa khác nhau. Bằng cách lắng nghe kinh nghiệm của người khác, góc nhìn của bạn sẽ rộng mở và nâng cao khả năng tư duy sáng tạo.

Trò chơi liên kết từ ngữ

Đây là một bài tập, hay là một mẹo nhỏ để giúp cải thiện khả năng liên kết và tính sáng tạo của bạn. Trong trò chơi này, hãy chọn hai từ ngẫu nhiên và cố gắng liên hệ chúng với nhau một cách sáng tạo nhất.

Các bước thực hành khả năng sáng tạo

Bước 1: Chuẩn bị

Ở giai đoạn đầu tiên, bạn cần thu thập càng nhiều thông tin càng tốt. Nắm bắt các vấn đề liên quan và thu thập các khía cạnh khác nhau của vấn đề.

Bước 2: Ấp ủ ý tưởng tư duy sáng tạo

Giai đoạn tiếp theo nghe có vẻ vô lý nhưng bạn cần thực hiện nó, hãy thôi suy nghĩ về công việc sáng tạo và tham gia vào các hoạt động khác để đầu óc được thảnh thơi. Có thể bạn nghĩ nó không hiệu quả hoặc làm lãng phí thời gian. Tuy nhiên, đó là điều cần thiết để tâm trí được nghỉ ngơi, và trong tiềm thức sẽ xử lý vấn đề cách thụ động khi đầu óc được thư giãn.

Bước 3: Hình thành ý tưởng

Sau quá trình nghỉ ngơi, rất có thể trong một khoảnh khắc nào đó bạn nhận thấy tâm trí tiềm thức có thể xuất hiện ý tưởng tốt nhất cho bạn. Điều này có thể mất từ vài giờ đến nhiều là vài ngày, quan trọng là phải kiên nhẫn. Trải nghiệm này giống như khi bạn có một giấc mơ truyền cảm hứng và ghi nhớ nó ngay sau khi bạn thức dậy vào buổi sáng.

Bước 4: Xác nhận tính hiệu quả

Khi đã hình thành ý tưởng, hãy xem xét tính hiệu quả của hoạt động đó. Nếu giải pháp không phù hợp, bạn có thể quay lại bước 1 và lặp lại quá trình cho đến khi bạn tìm ra giải pháp tốt nhất và xác minh tính khả thi, hiệu quả và thích hợp của nó.

Mong rằng những điều này đã giúp bạn hiểu hơn về kỹ năng tư duy sáng tạo. Vai trò và tầm quan trọng của kỹ năng này ngày càng được nâng tầm khi nhiều nhà tuyển dụng xem nó như là một trong những tiêu chí hàng đầu để tuyển dụng. Vì vậy hãy cố gắng nỗ lực hàng ngày để trang bị và phát huy tối đa phẩm chất năng lực của bản thân.

Bài viết có thể bạn quan tâm:

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *