Quan hệ sản xuất ngày nay đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng phát triển kinh tế xã hội nói chung cũng như ảnh hướng gián tiếp đến doanh nghiệp thông qua các yếu tố thuộc quan hệ sản xuất? Vậy những yếu tố đó là gì? Hãy đọc bài viết sau để cùng tìm ra lời giải đáp.
Quan hệ sản xuất là gì?
Quan hệ sản xuất là khái niệm đề cập đến mối quan hệ và sự tương tác giữa những thành phần sản xuất bao gồm một số yếu tố như lực lượng lao động, sản xuất, quyền sở hữu sản xuất và các công nghệ tiên tiến.
Nói cách khác, quan hệ sản xuất là những cách thức mà lực lượng lao động được tổ chức và quản lý. Giống như cách mà những phương tiện sản xuất (vốn, đất đai, máy móc,…) được sở hữu và kiểm soát.
Tầm quan trọng của quan hệ sản xuất
Hiện nay trong thời đại công nghệ 4.0 khi mà nền kinh tế đang trên xu hướng toàn cầu hóa, thì quan hệ sản xuất ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước, cũng như là kim chỉ nam để các doanh nghiệp thiết lập mô hình sản xuất theo kịp xu hướng. Những vai trò đó bao gồm:
- Tạo ra giá trị trong nền kinh tế: Nhờ vào cách sử dụng lao động, nguồn lực sản xuất, đồng thời tạo ra những sản phẩm cũng như dịch vụ có giá trị thêm.
- Tác động đến quyền lực và ra quyết định: Chủ sở hữu sản xuất thường có quyền lực lớn hơn đối với việc định hình chính sách cũng như quyết định kinh tế.
- Định hình cấu trúc xã hội: Nhờ vào việc xác định tầng lớp xã hội và thiết lập mối quan hệ giữa chúng.
- Phân bổ tài nguyên: Quyết định xem ai là người sở hữu cũng như kiểm soát những phương tiện sản xuất ảnh hướng đến việc phân phối hợp lý tài nguyên và quyền lợi trong xã hội.
- Quyết định đến việc phát triển kinh tế, xã hội: Phương thức tổ chức và quản lý sản xuất ảnh hưởng đến đến phương hướng mà một quốc gia định hình để phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như chính trị.
4 yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất
Quyền sở hữu sản xuất
Đây là yếu tố xác định xem người nào là chủ sở hữu của những nguồn lực và quyền kiểm soát toàn bộ hoạt động sản xuất. Tùy vào hệ thống kinh tế của mỗi lĩnh vực, quyền sở hữu sản xuất có thể thuộc về chính phủ, một tập thể hoặc cá nhân nào đó.
Chẳng hạn như trong nền kinh tế tư bản như Mỹ thì thông thường cá nhân hoặc công ty tư nhân sẽ là chủ sở hữu sản xuất, trong khi đối với nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, quyền lực sản xuất chủ yếu sẽ thuộc về chính phủ hoặc tập thể cộng đồng đại diện nhà nước.
Lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất là nguồn nhân lực và nguồn lực vật chất cần thiết để sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ. Nguồn lực vật chất thường gồm trang thiết bị máy móc, công cụ, nguyên vật liệu, công xưởng,…
Trong khi đó, nguồn nhân lực thường được chia làm hai loại là lao động trí óc và lao động tay chân. Mỗi loại lao động sẽ được phân chia theo từng vai trò cụ thể trong sản xuất tùy theo khả năng của mỗi nhóm.
Lao động
Cả lao động trí óc và lao động tay chân đều đóng vai trò rất quan trọng trong xuyên suốt quan hệ sản xuất. Không một bộ phận hay hình thái sản xuất nào có thể hoạt động mà thiếu một trong hai loại lao động này.
Lao động tay chân cung cấp sức lao động để biến nguyên vật liệu thành thành phẩm trong khi lao động trí óc đảm nhiệm các vai trò quản lý, lên kế hoạch, thiết kế bản vẽ và kiểm soát quy trình sản xuất.
Công nghệ sản xuất
Công nghệ sản xuất là yếu tố xác định quy trình và cách thức mà hoạt động sản xuất được thực hiện. Ngày nay sự phát triển của những phần mềm ứng dụng cho sản xuất, các trang thiết bị được tinh gọn, thông minh hơn để giảm thiểu sự phụ thuộc vào lao động tay chân cũng như tăng cường năng suất lao động.
Công nghệ sản xuất được chia thành hai loại là công nghệ đơn giản và công nghệ phức tạp. Công nghệ đơn giản bao gồm những trang thiết bị máy móc đơn giản, quy trình vận hành ít bước. Trong khi công nghệ phức tạp là những thiết bị phức tạp, có tính tự động hóa cao, người sử dụng cần có trình độ cao để điều khiển chúng.
Các loại quan hệ sản xuất
Quan hệ sở hữu với tư liệu sản xuất
Đề cập đến cách mà phương tiện sản xuất, chẳng hạn như kho hàng, nhà máy, trang thiết bị máy móc và nguyên vật liệu được sở hữu trong xã hội. Nó được tồn tại dưới hai hình thức là sở hữu xã hội và sở hữu tư nhân.
Đối với hình thức sở hữu xã hội, tư liệu sản xuất được đặt dưới sự quản lý của cộng đồng để hướng đến công bằng xã hội và lợi ích chung của cả một cộng đồng. Còn sở hữu tư nhân thì cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân sẽ đảm nhiệm trọng trách quản lý và kiểm soát tư liệu sản xuất.
Quan hệ tổ chức và lao động sản xuất
Quan hệ tổ chức và lao động sản xuất là cách mà lực lượng lao động và quy trình sản xuất được tổ chức, quản lý. Các hoạt động tổ chức và quản lý bao gồm việc xác định ai là người có quyền đưa ra quyết định về phương thức sản xuất, thiết lập bộ quy định lao động và quản lý nguồn lực.
Quan hệ phân phối sản phẩm lao động
Đề cập đến phương thức mà giá trị tạo ra từ sản phẩm được phân phối cũng như chia sẻ giữa những người sở hữu, quản lý tư liệu sản xuất và lực lượng lao động.
Trong khi những người quản lý, chủ sở hữu sẽ quyết định về cách thức phân phối, chia sẻ lợi nhuận cho các sản phẩm được tạo ra. Những người lao động tham gia vào quá trình sản xuất sẽ đóng góp sức lực và trí lực để tạo ra các sản phẩm đó với sự hỗ trợ của công nghệ, trang thiết bị máy móc cần thiết.
Mục tiêu chính của quan hệ phân phối sản phẩm lao động là thiết lập sự phân chia một cách công bằng giữa người sở hữu tư liệu sản xuất và lực lượng sản xuất để tạo ra một môi trường xã hội văn minh, ổn định.
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Thông qua bảng dưới đây sẽ giúp quý anh/chị làm rõ về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Đặc điểm | Quan hệ sản xuất | Lực lượng sản xuất |
Định nghĩa | Cấu trúc tổ chức và mối quan hệ trong quá trình sản xuất | Tổng hợp của những yếu tố nhân công cũng như vật chất tham gia vào quá trình sản xuất |
Vai trò | Xác định sự phân quyền trong xã hội, sự phân chia lao động và phân phối sản phẩm | Xác định cách quản lý và phân phối lao động, sản phẩm trong quá trình sản xuất |
Mục tiêu chính | Đạt được sự hiệu quả và lợi nhuận trong quá trình sản xuất | Tạo ra sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội |
Đặc điểm | Đặc trưng cho các tầng lớp xã hội và quan hệ quyền lực trong xã hội | Đại diện cho nhóm lao động và các yếu tố vật chất cần thiết cho xã hội. |
Hiện nay trong thời điểm cuộc cách mạng Khoa học – Công nghệ 4.0 như hiện nay. Sự phát triển của công nghệ cũng như kiến thức sản xuất có thể thay đổi cách thức mà quan hệ sản xuất được định hình.
Ngoài ra, tình hình chính trị và kinh tế của một quốc gia cũng có thể tác động trực tiếp vào sự phát triển đối với lực lượng sản xuất. Ví dụ như hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thường sẽ chú trọng đầu tư vào việc phát triển những trang thiết bị, công nghệ mới, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiến bộ trong lực lượng sản xuất.
Chính từ những điều trên, ta có thể rút ra kết luận là quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là mối quan hệ tương tác không ngừng, có vai trò quyết đến đến sự hình thành cũng như biến đổi của cấu trúc kinh tế và xã hội.
Ví dụ về quan hệ sản xuất
Chẳng hạn như đối với công ty chuyên sản xuất giày dép tạm đặt tên là Công ty giày AC, ta có thể phân tích về mối quan hệ sản xuất của chủ thể với các yếu tố như sau:
Mối quan hệ sở hữu và tư liệu sản xuất: Giám đốc công ty là người sở hữu các trang thiết bị chế tạo giày cần thiết, nhà kho, xưởng sản xuất và nguyên liệu.
Quan hệ tổ chức và lao động: Công ty thuê công nhân thông qua hợp đồng lao động. Họ được nhận lương theo thỏa thuận và làm ra các sản phẩm giày, dép dưới sự quản lý, giám sát từ bộ phận quản lý và ban lãnh đạo công ty.
Quan hệ phân phối sản phẩm lao động: Ngoài lương tháng, các công nhân sản xuất giày còn có thể được nhận thêm tiền thưởng, dựa vào mức năng suất của mỗi người mà mức tiền thưởng sẽ có sự khác biệt giữa những cá nhân hoàn thành rất tốt và những người hoàn thành công việc tròn vai.
Kết luận
Hy vọng với những kiến thức đã được cung cấp thông qua bài viết trên đã phần nào giúp bạn đọc hiểu biết tổng quan về quan hệ sản xuất.
Có thể thấy những thông tin trong bài viết phần nào mang nhiều quan điểm của hệ thống kinh tế chính trị Marx – Lenin, do đó để hiểu biết chuyên sâu về các loại quan hệ trong sản xuất, bạn cần phải được đào tạo chuyên sâu và bài bản để hiểu được hết những ý nghĩa thực sự mà hoạt động sản xuất đang vận hành dưới góc nhìn vĩ mô.
Khóa học giám đốc sản xuất của Học Viện PMS sẽ là nơi mà quý anh/chị có thể tin tưởng tìm đến để được nâng cao thêm các kiến thức liên quan đến toàn bộ quy trình hoạt động sản xuất cùng với những mô hình, công nghệ ứng dụng hiện đại sẽ được giới thiệu và triển khai bởi đội ngũ giảng viên nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị sản xuất.
Đăng ký nhận bản tin
Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS