Sơ đồ tư duy là gì? Mẫu, cách vẽ và những kiểu Mindmap đẹp đơn giản

Sơ đồ tư duy luôn là một phương pháp hiệu quả giúp chúng ta có thể lên những kế hoạch cho bản thân, hệ thống lại kiến thức, thoát khỏi sự rối loạn khi phải cố gắng nhớ lại quá nhiều kiến thức trong mỗi bài học. Vậy sơ đồ tư duy là gì? Các loại sơ đồ tư duy đang được dùng phổ biến nhất hiện nay là gì? Hãy cùng PMS tìm hiểu chi tiết về Mindmap thông qua bài viết sau. tải tại đây

sơ đồ tư duy

1. Sơ đồ tư duy là gì?

Sơ đồ tư duy (tên tiếng anh: Mindmap) là công cụ hỗ trợ sử dụng cấu trúc sơ đồ kết hợp với văn bản và hình ảnh giúp người dùng trình bày nội dung, xây dựng các ý tưởng liên kết với nhau.

Nhờ việc vẽ Mindmap thì thay vì phải triển khai ý tưởng nội dung thành từng dòng dưới dạng văn bản đơn điệu thì người dùng có thể thỏa sức sáng tạo các ý tưởng liên quan về cách trình bày bố cục nội dung, sử dụng các hình ảnh trực quan sinh động và tạo sự logic cho mỗi ý tưởng, nội dung nhờ cấu trúc phân nhánh của sơ đồ tư duy.

sơ đồ tư duy đẹp
Sơ đồ tư duy được ứng dụng nhiều trong cuộc sống

Cấu tạo khi vẽ sơ đồ tư duy thường bao gồm:

  • Chủ đề chính
  • Nhánh con
  • Từ khoá
  • Hình ảnh minh họa
  • Các liên kết
  • Biểu tượng
  • Màu sắc

2. Ưu điểm của sơ đồ tư duy (Mindmap)

Những lợi ích mà việc vẽ sơ đồ tư duy đem lại bao gồm:

  • Đem lại cái nhìn tổng quát về nội dung được đề cập: Bạn sẽ gần như có thể ghi nhớ được ngay lập tức những nội dung chính trong chủ đề, tạo điều kiện thuận lợi để ôn lại các vấn đề, các yếu tố trong mỗi vấn đề.
  • Liên kết thông tin theo hệ thống: Nhờ sơ đồ tư duy, các thông tin dưới dạng văn bản, hình ảnh được liên kết một cách khoa học giúp bạn có thể ghi nhớ các thông tin, hình ảnh minh họa nhanh chóng.
  • Kích thích rèn luyện tư duy: Để thiết lập được sơ đồ thì bạn sẽ rèn luyện được tư duy trình bày văn bản sao cho ngắn gọn nhất mà vẫn đủ độ sâu để hiệu, cho đến kỹ thuật vẽ liên kết các nhánh sao cho logic dễ nhìn.
  • Tăng sự hiệu quả cho công việc và học tập: Vẽ Mindmap sẽ giúp bạn được tạo điều kiện kích thích phát triển tư duy, sáng tạo, hơn nữa, việc xây dựng sơ đồ tư duy sẽ tạo điều kiện để bạn có thể hệ thống lại công việc, bài học qua đó giúp bạn có khả năng ghi nhớ, nắm bắt nội dung công việc, bài học nhanh hơn để đạt kết quả cao trong công việc và học tập.
  • Kích thích sự sáng tạo: Qua vài lần vẽ sơ đồ tư duy bạn sẽ có kinh nghiệm trong việc vận dụng kỹ năng vẽ của mình để tùy tính chất công việc bạn sẽ biết được sơ đồ nào phù hợp nhất với từng tính chất công việc mà sử dụng cũng như kết hợp các hình thức trang trí, sáng tạo để sơ đồ của bạn trở nên đẹp mắt, dễ thương hơn.

ưu điểm của sơ đồ tư duy

3. Các mẫu sơ đồ tư duy đẹp, đơn giản phổ biến nhất hiện nay

3.1 Sơ đồ tư duy bong bóng (Bubble Mindmap)

Bubble Map là dạng sơ đồ với kết cấu bao gồm một vòng tròn được đặt ở vị trí trung tâm sử dụng cấu trúc nhánh để tỏa ra các bong bóng hình tròn xung quanh sao cho chúng đều kết nối đến hình tròn trung tâm.

Vòng tròn vị trí trung tâm sẽ chứa chủ đề chính còn các bong bóng hình tròn tỏa ra sẽ chứa các nội dung, ý tưởng mang tính bổ sung cho hình tròn trung tâm.

Sơ đồ tư duy dễ thương bong bóng
Sơ đồ tư duy dễ thương hình bong bóng

3.2 Sơ đồ tư duy bong bóng đôi (Double Bubble Mindmap)

Sơ đồ tư duy dạng bong bóng đôi là mẫu sơ đồ kết hợp hai sơ đồ bong bóng (Bubble Mindmap) lại thành một, mục đích chính của sơ đồ này là so sánh, phân biệt các đặc điểm giống nhau và khác nhau của một vấn đề. Những bài tập có đề tài so sánh hai hiện tượng, sự vật, các chiến lược thăm dò đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp sẽ là rất phù hợp để áp dụng sơ đồ này.

cấu tạo của sơ đồ tư duy bong bóng đôi bao gồm 2 vòng tròn chứa bên trong nó là 2 chủ đề chính được đặt ở trung tâm. Đoạn giao nhau của 2 vòng tròn chứa những điểm tương đồng giữa hai chủ đề được đem ra so sánh và các phần còn lại của 2 vòng tròn sẽ bao gồm các yếu tố khác nhau của 2 chủ đề chính.

kiểu sơ đồ tư duy bong bóng đôi đẹp
Kiểu sơ đồ tư duy bong bóng đôi đẹp thường được áp dụng

3.3 Mẫu sơ đồ tư duy dạng luồng (Flow Mindmap)

Đây là mẫu sơ đồ dùng để trình bày một tiến trình nào đó một cách trực quan hoặc xây dựng các bước được kết nối để dẫn đến chủ đề chính.

Loại sơ đồ này thường được dùng trong các thông tin hướng dẫn theo từng bước hoặc mô tả quá trình của sự vật hoặc hiện tượng.

mẫu sơ đồ tư duy dạng luồng
Mẫu 1 – sơ đồ tư duy dạng luồng phổ biến
mẫu sơ đồ tư duy đẹp đơn giản dạng flow mindmap
Mẫu 2 – Flow mindmap đơn giản

3.4 Kiểu sơ đồ tư duy hình tròn (Circle Mindmap)

Là một dạng sơ đồ gồm một vòng tròn lớn bên ngoài và vòng tròn nhỏ ở phía trong, vòng tròn nhỏ được tượng trưng cho cho chủ đề chính của bạn, trong khi vòng tròn lớn bên ngoài bao gồm các ý phụ bổ trợ cho chủ đề chính.

Mục tiêu chính của sơ đồ tư duy hình tròn là kích thích tư duy động não (Brainstorm) cho chủ đề hay ý tưởng nào đó mà bạn quan tâm nhờ vào việc sử dụng các thông tin bạn được cung cấp hoặc đã biết.

kiểu sơ đồ tư duy đẹp hình tròn
Kiểu sơ đồ tư duy đẹp hình tròn
mẫu sơ đồ tư duy sáng tạo hình tròn
Mẫu sơ đồ tư duy sáng tạo hình tròn

3.5 Mẫu sơ đồ tư duy hình cây (Tree Mindmap)

Sơ đồ hình cây được trình bày nhìn sơ qua khá giống một cái cây, mỗi cành cây sẽ bao gồm một nội dung nhỏ. Chủ đề chính sẽ được đặt trên cùng của cây. Đây là dạng sơ đồ phù hợp trong việc sắp xếp và phân loại các thông tin đã biết sao cho tương thích với chủ đề chính.

Sơ đồ tư duy hình cây
Mẫu 1 – Sơ đồ tư duy hình cây
sơ đồ tư duy hình cái cây
Mẫu 2 – Sơ đồ tư duy hình cái cây
cây sơ đồ tư duy đẹp
Mẫu 3 – Cây sơ đồ tư duy

3.6 Sơ đồ tư duy đa luồng (Multi Flow Mindmap)

Đây là một trong những sơ đồ linh hoạt và có khả năng biến tấu, liên kết đa dạng nhất trong các loại sơ đồ tư duy.

Multi Flow bao gồm ba thành phần chính: phần thứ nhất là ô vuông trung tâm được đặt ở giữa chứa sự kiện, chủ đề chính; phần thứ hai là các ô vuông bên trái chứa những nguyên nhân tạo ra sự kiện chính và phần thứ ba là các ô vuông ở bên phải bao gồm những kết quả (hay dự đoán) về sự kiện chính.

Mục đích của sơ đồ này là để dự đoán kết quả của từng vấn đề hoặc sự kiện, qua đó tìm ra các phương án để đạt được kết quả như mong muốn.

mẫu sơ đồ tư duy đa luồng
Mẫu sơ đồ tư duy đa luồng

3.7 Sơ đồ tư duy dấu ngoặc (Brace Mindmap)

Sơ đồ tư duy dấu ngoặc được dựa trên cấu trúc của dấu ngoặc nhọn ( {} ) để làm sườn phân nhánh cho các nội dung nên nó cũng được gọi là sơ đồ hình cây dưới dạng hình ngang.

Khác một chút với sơ đồ hình cây (tree map), sơ đồ này tập trung vào việc phân tách các thành phần nhỏ để tạo ra một tổng thể với đầy đủ các chủ đề phụ chứa các ý nhỏ nhất liên kết chặt chẽ với chủ đề chính, trong khi sơ đồ cây thường tập trung vào việc giải thích các khái niệm thuộc chủ đề chính.

mẫu sơ đồ tư dấu ngoặc của bánh pizza
Mẫu sơ đồ tư dấu ngoặc về bánh Pizza

4. Các bước vẽ sơ đồ tư duy đơn giản mà hiệu quả

Cách vẽ sơ đồ tư duy đẹp sáng tạo với 5 bước
Cách vẽ sơ đồ tư duy đẹp sáng tạo đơn giản với 5 bước

Bước 1: Xác định từ khóa chính, đề tài

Trước khi bắt tay vào phác thảo sơ đồ tư duy, nếu không muốn rơi vào tình trạng bí ý tưởng trước tiên bạn phải có được chủ đề chính làm trung tâm mới có thể tiến hành thiết lập các tiêu đề phụ khác.

Chủ đề chính ở đây có thể là tên một bài học bạn mới học xong, tên một dự án, tên một sự kiện.

Bước 2: Đặt chủ đề ở trung tâm

Khi mỗi chủ đề phụ phát triển thông qua từ khóa hoặc hình ảnh chủ đạo được đặt ở trung tâm, bạn sẽ đảm bảo được những các ý nhỏ trong sơ đồ được thêm vào như thế nào để bám sát với chủ đề phụ giúp nhằm tạo được sự liên lạc đồng bộ cho chủ đề ở trung tâm.

Bước 3: Vẽ các tiêu đề phụ

Từ khu vực chủ đề trung tâm, bạn sẽ vẽ ra những nhánh chính (được gọi là nhánh cấp 1), từ đó bạn có thể khám phá thêm những nội dung, các ý có thể bám khớp với nhánh chính, các tiêu đề phụ nên phân biệt lẫn nhau bằng việc làm khác màu sắc hoặc chèn hình ảnh minh họa.

Bước 4: Vẽ các nhánh con

Nhờ vào việc khám phá thêm nội dung, bạn sẽ biết cách phát triển từ nhánh chính để tạo thêm các nhánh cấp 2, cấp 3.

Cố gắng vẽ các nhánh thật uyển chuyển để hình đảm bảo sơ đồ đẹp mắt nhưng đơn giản. Mỗi sơ đồ có bao nhiêu các cấp nhánh sẽ phụ thuộc vào tính chất công việc, kiến thức được học

Bước 5: Thêm các hình minh họa

Đây là lúc bạn có thể thể hiện năng khiếu vẽ, thiết kế của mình, bạn hoàn toàn có thể vẽ sơ đồ tư duy sáng tạo bằng tay hoặc chèn hình ảnh thông qua các phần mềm. Việc thêm các hình minh họa hợp lý sẽ giúp cho sơ đồ tư duy của bạn được đẹp và sinh động hơn.

-> Xem ngay: Lưu đồ là gì? Hướng dẫn 5 bước vẽ Flowchart chuẩn nhất bạn cần biết

5. 3 ứng dụng phổ biến của sơ đồ tư duy

5.1 Trong học tập

Sơ đồ tư duy rất thích hợp khi bạn đang gặp khó khăn khi nhớ lại những kiến thức đã được học trên lớp, thời gian lý tưởng nhất để bạn vẽ Mindmap là vào cuối mỗi buổi học, nó sẽ giúp bạn có được một bản tóm tắt khái quát nhất về nội dung bài học để bạn có thể xem lại và lúc nào cần sẽ dễ dàng nhìn vào các kiến thức được hệ thống trong đó để việc ôn lại bài học dễ dàng hơn.

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng sơ đồ tư duy trong việc lên kế hoạch để làm các bài tiểu luận, luận văn. Nhờ vào việc vẽ ra các hướng giải quyết cho một chủ đề, nó sẽ rèn luyện cho bạn kỹ năng tư duy sáng tạo, nâng cao tính quyết đoán của bạn trong việc giải quyết vấn đề, tìm ra phương pháp nghiên cứu thích hợp tương ứng với chủ đề chính của bạn để cho ra một bản báo cáo hoàn chỉnh nhất.

5.2 Trong Marketing

Sơ đồ tư duy được áp dụng rộng rãi trong ngành Marketing như một công cụ để lập ra các chiến lược Marketing, hợp lý hóa nội dung.

Sơ đồ tư duy còn được các Marketer sử dụng trong việc thúc đẩy các ý tưởng sáng tạo, kỹ năng động não, thúc đẩy quá trình hình thành ý tưởng và và nâng cao sự đồng bộ teamwork trong quá trình làm các dự án cho công ty, nhờ vào việc rèn luyện suy nghĩ trực quan để phác thảo ra các hướng đi thông minh cho các ý tưởng.

Từ đó suy ra việc lập sơ đồ tư duy trong lập các chiến lược, dự án Marketing sẽ giúp bạn biết được nên lựa chọn ưu tiên ý tưởng nào để thử nghiệm trước mắt nhưng những ý tưởng phụ vẫn sẽ được lưu lại để cân nhắc sử dụng trong tương lai.

5.3 Trong quản lý nhà hàng – khách sạn

Giống như các doanh nghiệp khác, sơ đồ tư duy có thể được sử dụng để mô tả cấu trúc sơ đồ tổ chức của một nhà hàng – khách sạn, giúp nhân viên và quản lý hiểu rõ hơn về các phòng ban và biết được bộ phận mình cần phải liên lạc khi có việc.

Đặc thù của nhà hàng – khách sạn là nhận tổ chức các chương trình, sự kiện theo lịch mà khách hàng đặt vì vậy sơ đồ tư duy là công cụ hỗ trợ đắc lực để xây dựng kế hoạch và quản lý dự án – sự kiện, giúp các thành viên ban tổ chức sự kiện nắm bắt các quy trình cần thiết, số nhân lực hiện có và phối hợp giữa các bộ phận để sự kiện diễn ra suôn sẻ.

Bộ phận đầu bếp trong nhà hàng khách sạn cũng vô cùng quan trọng,việc các phụ bếp, đầu bếp mới vào chú ý ghi chú, vẽ sơ đồ tư duy sẽ giúp họ nắm bắt được từ vị trí các loại nguyên liệu trong kho, phân loại thực đơn (chẳng hạn như món ăn nào là khai vị, món chính, tráng miệng) nguyên liệu cần thiết cho món đó, phong cách ẩm thực chuyên biệt của từng món.

6. Lưu ý khi vẽ sơ đồ tư duy

Ngày nay khi mà mỗi công việc đều có những tính chất, sự phức tạp khác nhau cùng với sự phát triển của các nền tảng công nghệ số, việc vẽ sơ đồ tư duy sẽ cần có những lưu ý sau:

  • Sử dụng loại sơ đồ phù hợp với tính chất công việc: Các sơ đồ sẽ có những đặc điểm phù hợp với từng tính chất công việc, học tập ví dụ như Flow Map trình bày nội dung công việc hệ thống theo giai đoạn, trình tự làm việc, Circle Map trình bày nội dung công việc theo tính chất quan trọng ít hay nhiều.
  • Tránh trình bày quá rườm rà: Khi các nhánh vẽ thiếu tính liên kết, nội dung trình bày quá dài sẽ khiến khiến toàn bộ hệ thống sơ đồ bị rối loạn, khó ghi nhớ. Bạn Có thể sử dụng chữ cái viết tắt để tiết kiệm không gian cho sơ đồ.
  • Sử dụng màu sắc hình ảnh sao cho hợp lý: Tránh tính trạng phối màu không phù hợp với màu chữ, bởi dù có làm màu sắc nổi, ấn tượng, đến đâu thì thứ thể hiện nội dung hiệu quả nhất trong sơ đồ tư duy vẫn là chữ viết, do đó hình ảnh, cùng với màu sắc chỉ mang tính hỗ trợ giúp những thứ trong Mindmap được trực quan, sinh động hơn.

nhược điểm của sơ đồ tư duy

7. Nhược điểm của sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy quả thật là một công cụ đem lại những lợi ích tuyệt vời nhờ vào tính chất đa dạng của các loại sơ đồ tư duy và được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong các lĩnh vực học tập, công việc. Tuy nhiên Mindmap cũng tồn tại vài nhược điểm như:

  • Mất thời gian khi tổng hợp thông tin: Đối với những dữ liệu có tính phức tạp cao và khối lượng thông tin nhiều sẽ khiến cho bạn gặp khó khăn trong việc phân loại, hệ thống thông tin. Nếu không cẩn thận có thể khiến cấu trúc phân nhánh quá dài không cần thiết hoặc đi lệch với chủ đề chính.
  • Gây khó khăn khi truyền đạt thông tin cho đối phương: Phần lớn các loại sơ đồ tư duy chỉ phù hợp cho việc ôn tập, hệ thống lại thông tin cho chính bản thân bạn chứ không thích hợp trong việc cung cấp, diễn đạt kiến thức của bản thân cho đối phương.

Do đó việc truyền đạt thông tin đến người khác bắt buộc bạn phải đơn giản hóa sơ đồ. Tuy nhiên, dù là bất cứ cách nào thì với những sơ đồ tư duy có tính phức tạp cao rất khó để đối phương ghi nhớ được 100% những gì mà bạn thể hiện trong sơ đồ.

  • Vẽ thủ công rất tốn thời gian và công sức: Kỹ thuật vẽ thủ công sơ đồ tư duy chỉ phù hợp với những người năng khiếu về thẩm mỹ và đã có kinh nghiệm, nắm vững cấu trúc Mindmap. Khi vẽ tay nếu chẳng may các tiêu đề, nhánh con diễn đạt sai, buộc bạn phải gạch, dùng gôm xóa rất mất thời gian lại còn khiến cho bản vẽ của bạn mất thẩm mỹ.

lưu ý khi vẽ sơ đồ tư duy mindmap

Hiện nay có rất nhiều phần mềm vẽ sơ đồ tư duy đa dạng, khắc phục phần nào các nhược điểm của sơ đồ tư duy, chúng được thiết kế sẵn các layout, cấu trúc sơ đồ theo ý muốn cá nhân sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn khá nhiều so với việc vẽ tay.

Thông qua bài viết trên hy vọng bạn đã có thể nắm bắt được các dạng sơ đồ tư duy thông dụng, các bước vẽ để áp dụng cho việc lên kế hoạch, củng cố kiến thức đã học.

Để xây dựng và củng cố các kiến thức trong việc lên kế hoạch cá nhân, triển khai kế hoạch đội nhóm và ra quyết định hợp lý bạn có thể tham khảo các khóa học:

Tại Học viện Tư vấn – Đào tạo PMS, với sự giảng dạy, hỗ trợ nhiệt tình từ đội ngũ giảng viên là những chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn đào tạo doanh nghiệp, sau khi kết thúc khóa học các học viên sẽ trang bị cho mình bộ kỹ năng làm việc nhóm, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề.

Những bộ kỹ năng đó sẽ giúp ích rất nhiều cho học viên trên con đường thăng tiến sự nghiệp sau này đấy. Liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline 0965 845 468 để biết thêm thông tin chi tiết về khóa học và đăng ký sớm nhất để nhận được các ưu đãi hấp dẫn nhé.

Tham khảo thêm các bài viết về sơ đồ và mô hình khác:

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS