Teamwork là gì? Đặc điểm, vai trò và các kỹ năng teamwork cần thiết

Khi đi làm tại môi trường công sở, chắc hẳn ai cũng đã từng nghe khái niệm teamwork rồi phải không? Vì đây là yếu tố hình thành nên một tập thể mạnh mẽ, với những cá nhân cùng hợp sức với nhau để thảo luận, tương tác và phối hợp với nhau để đưa ra các ý tưởng để hướng tới kết quả tốt.

Vậy teamwork là gì? Đặc điểm và vai trò của hoạt động teamwork ra sao? Và tại sao nên teamwork chứ không nên “tao-work”. Mọi thông tin sẽ được chúng tôi đề cập ngay tại bài viết sau đây.

làm việc nhóm teamwork

Teamwork là gì?

Teamwork hiểu đơn giản là khi một nhóm người (2 người trở lên) làm việc cùng nhau để hoàn thành một dự án hoặc nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu chung. Với teamwork, các công việc sẽ được chia nhỏ ra và bàn giao xuống cho từng cá nhân trong nhóm, nhưng công việc đó phải đúng với chuyên môn, thế mạnh của từng người.

Mức độ mọi người có thể teamwork tốt với nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như tính cách, mục tiêu và kỹ năng chuyên môn. Bên cạnh đó, thái độ làm việc cũng rất quan trọng, vì một nhóm sẽ hiệu quả hơn khi các cá nhân có thể làm việc chặt chẽ với nhau và tôn trọng quan điểm của mọi người.

teamwork là gì

Không phải ngẫu nhiên mà các nhà tuyển dụng hiện nay đều yêu cầu các ứng viên trang bị cho mình kỹ năng làm việc đội nhóm, bởi tinh thần teamwork sẽ mang lại kết quả tốt cho tập thể và cả tổ chức.

Tại sao nên Teamwork chứ không nên “Tao-work”?

tinh thần teamwork

Teamwork đề cập tới việc phối hợp giữa các cá nhân trong một nhóm để thực hiện và hoàn thành công việc được giao. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc sẽ có những người làm việc thiếu trách nhiệm, gây ra tình trạng “Tao-work”, đây là cụm từ được giới trẻ sử dụng để ngụ ý một người phải gồng gánh toàn bộ công việc của team và làm việc một mình.

Tình trạng “Tao-work” xảy ra thường do năng lực, trình độ yếu kém và ý thức của các thành viên. Ngoài ra cũng có thể là do Team Leader phân bổ công việc không đúng với năng lực của từng cá nhân. Và nếu tình trạng này xảy ra quá mức sẽ dẫn đến nhiều vấn đề tiêu cực, ảnh hưởng tới cả cá nhân và doanh nghiệp, chẳng hạn như chất lượng công việc không đạt, mất tinh thần đồng đội, giảm khả năng sáng tạo, khó phát triển bản thân,…

“Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau” – Warren Buffett

Với câu nói trên của Warren Buffett, ông đề cập cả làm việc độc lập và làm việc cùng nhau đều quan trọng. Nhưng tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể, chúng ta cần biết cách cân bằng giữa hai yếu tố này để đạt được thành công trong công việc và cuộc sống.

Nhưng sức mạnh và tinh thần teamwork mang lại nhiều lợi ích hơn khi bạn muốn thực hiện điều đó to lớn, vì một cánh én không thể làm nên mùa xuân. Chắc hẳn bạn cần xem ngay bài viết 12 lợi ích của làm việc nhóm đối với cá nhân và doanh nghiệp để hiểu tầm quan trọng của teamwork đem lại.

Xem thêm: Cách cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả khi làm việc nhóm

Đặc điểm của Teamwork

đặc điểm của teamwork

Để hoạt động teamwork mang lại hiệu quả tối ưu nhất, các thành viên phải phối hợp và làm việc chặt chẽ với nhau với một tư duy tập thể, sẽ bao gồm 4 đặc điểm teamwork sau:

  • Tính tương tác: Đặc điểm được coi là quan trọng nhất trong quá trình teamwork đó là sự tương tác qua lại giữa các thành viên. Mỗi cá nhân đều là những mảnh ghép rời rạc, thì sự tương tác chính là cầu nối các mảnh ghép đó lại với nhau. Để triển khai công việc hiệu quả, mọi thành viên nên chủ động tương tác, hỗ trợ qua lại cho nhau để có thể hoàn thành công việc tốt hơn.
  • Tính chuyên môn: Để nhóm làm việc hiệu quả, tạo ra sự cân bằng giữa mọi thành viên thì yếu tố chuyên môn rất quan trọng. Không bắt buộc bạn phải giỏi tất cả mọi thứ, vì một nhóm sẽ có những người giỏi ở các khía cạnh chuyên môn khác nhau, nhưng ít nhất bạn phải có thế mạnh ở một chuyên môn để có thể bù trừ qua lại cho nhau trong công việc.
  • Tính thống nhất: Trong một nhóm, không phải ai muốn làm gì thì làm. Teamwork đòi hỏi tập thể phải thống nhất về mục tiêu chung, tiếng nói chung để quả trình thực hiện công việc qua mỗi giai đoạn đều suôn sẻ.
  • Tính kỷ luật: Cần đặt ra những luật lệ cho nhóm của mình, vì chỉ cần một cá nhân không tuân theo sẽ ảnh hưởng tới hoạt động teamwork. Điều này còn giúp mỗi cá nhân hiểu được trách nhiệm, giới hạn của mình trong nhóm.

Xem ngay: 12 mô hình làm việc nhóm phổ biến hiện nay

Vai trò của hoạt động Teamwork

vai trò của teamwork

Tăng hiệu quả và hiệu suất công việc

Khi mọi người đều cùng nhau làm việc, mọi công việc sẽ dễ dàng hơn khi mỗi cá nhân đều có đủ thời gian để thực hiện nhiệm vụ đúng thời hạn và chất lượng, đảm bảo mọi người đều cảm thấy thoải mái khi nhận nhiệm vụ được giao và hài lòng với công việc của mình. Hơn nữa, nhân viên còn sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty vì họ cảm thấy tinh thần teamwork tại nơi làm việc rất mạnh mẽ, tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng của họ.

Thúc đẩy tinh thần đoàn kết

Một môi trường đề cao tinh thần teamwork hiệu quả, lành mạnh sẽ thúc đẩy tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong công việc. Khi mọi người cảm thấy một tập thể đoàn kết, tinh thần đồng đội sẽ được tăng lên, từ đó thúc đẩy động lực làm việc chăm chỉ, có trách nhiệm để hoàn thành công việc tốt nhất, đồng thời tránh được những mâu thuẫn nội bộ do không có sự đoàn kết, chia bè chia phái với nhau.

Đưa ra những ý tưởng, quan điểm đa dạng

Trong quá trình teamwork, mỗi cá nhân đều phải động não để thảo luận và trình bày các ý tưởng khác nhau dựa trên quan điểm, góc nhìn của họ. Từ đó có những sáng kiến giải quyết những vấn đề và thách thức hiệu quả mà team đang đối mặt.

Có cơ hội học hỏi từ người khác

Các thành viên trong team có thể chia sẻ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình thảo luận nhóm. Điều này giúp mở rộng tầm hiểu biết của mình hơn về những gì mình chưa biết tới, đồng thời có thể phát triển những kỹ năng mềm như giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo,…

Thúc đẩy tinh thần teamwork

Teamwork là yếu tố cốt lõi để tăng cường hiệu suất của một đội ngũ. Khi các cá nhân cùng nhau hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau để đạt

mục tiêu chung, họ tạo nên một sức mạnh tổng hợp lớn hơn so với từng cá nhân. Sự tin tưởng, tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau là những yếu tố không thể thiếu để xây dựng một môi trường làm việc nhóm hiệu quả và sáng tạo. Mỗi thành viên đóng góp kiến thức và kỹ năng riêng biệt vào công việc chung, từ đó đạt được kết quả vượt trội.

Xem thêm: 9 yếu tố quan trọng để xây dựng teamwork hiệu quả

Các kỹ năng teamwork cần thiết để hoạt động hiệu quả

ky nang teamwork

Có rất nhiều kỹ năng teamwork giúp hoạt động nhóm diễn ra hiệu quả, dưới đây chúng tôi sẽ đề cập những kỹ năng cần thiết cho quá trình teamwork phải kể đến như:

Giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp trong làm việc nhóm rất quan trọng, đây là quá trình truyền tải những thông điệp mình muốn nói tới các thành viên trong nhóm và họ sẽ hành động theo mình mong muốn. Teamwork là phải thảo luận, trình bày ý tưởng của mình một cách cởi mở và trung thực với nhóm để cùng nhau giải quyết các vấn đề liên quan về công việc lẫn cuộc sống.

Quan sát

Trong quá trình teamwork, việc sử dụng hiệu quả kỹ năng quan sát của bạn trong nhóm có thể mang lại sự hợp tác, giải quyết vấn đề của nhóm tốt hơn. Bằng cách chủ động sử dụng các giác quan, bạn có thể xác định được tình hình và cơ hội để cải thiện và thay đổi tích cực trong quá trình làm việc. Chẳng hạn như một thành viên trong nhóm gặp khó khăn trong việc trình bày ý tưởng, thì khả năng quan sát tốt từ các thành viên khác sẽ nhìn ra và hỗ trợ kịp thời.

Giải quyết xung đột

Không thể tránh khỏi những bất đồng quan điểm với nhau trong lúc teamwork. Để xây dựng một đội ngũ hiệu quả, kỹ năng giải quyết xung đột không thể thiếu. Khi các thành viên cùng chung mục tiêu và biết đặt lợi ích nhóm lên hàng đầu, việc tìm ra giải pháp thỏa mãn cả đôi bên trong các tình huống bất đồng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Điều này sẽ góp phần tạo nên một tập thể đoàn kết và vững mạnh.

Tư duy sáng tạo

Khi gặp một vấn đề nào đó, tư duy sáng tạo sẽ là chìa khóa để mở ra những cơ hội, giải pháp để giải quyết những vấn đề đó. Chính vì thế, để teamwork hiệu quả cần có sự động não, suy nghĩ từ tất cả thành viên trong nhóm. Các nhóm có thể sử dụng phương pháp brainstorming để đưa ra những ý tưởng độc đáo để chuyển hóa ý tưởng đó áp dụng vào được thực tế.

Tư duy phản biện

Thông thường, mỗi thành viên sẽ có những ý kiến khác nhau và những ý kiến này họ cho là cần thiết cho một việc cụ thể nào đó. Để làm được điều này, mỗi cá nhân đều phải trang bị mình khả năng tư duy phản biện trong hoạt động teamwork. Nó là khả năng phân tích, đánh giá lý luận một cách khách quan để chứng minh ý kiến mình đưa ra phù hợp.

Xem ngay: 15 kỹ năng lãnh đạo nhóm của một Team Leader giỏi

Những sai lầm thường gặp trong quá trình Teamwork

Không có sự cam kết giữa các cá nhân

Sai lầm đầu tiên trong hoạt động teamwork đó là có một số thành viên không có sự cam kết, nhiệt tình vào những nhiệm vụ được giao từ cấp quản lý hay thậm chí còn “giả bộ” là mình đang tán thành trong lúc đó. Đây là việc làm sẽ gây ra nhiều hậu quả như

  • Các thành viên không hiểu rõ về mục tiêu, định hướng chung của nhóm
  • Bỏ lỡ cơ hội phát triển bản thân hoặc trì hoãn quá mức
  • Thiếu tự tin, không bộc lộ khả năng của bản thân.
  • Nảy sinh nhiều vấn đề giữa các thành viên trong nhóm và quản lý.

Đùn đẩy trách nhiệm cho nhau

Không ai muốn mình phải nhận trách nhiệm của người khác trong khi đó không phải là nhiệm vụ của mình, đây cũng xem là điều cần tránh trong teamwork. Vấn đề này xảy ra thường do một số nguyên nhân sau:

  • Nhân viên không đủ năng lực, sợ không hoàn thành tốt công việc được giao.
  • Người quản lý không gương mẫu để mọi người chấp hành nghiêm chỉnh công việc.
  • Cơ chế quản lý yếu kém từ người quản lý, không có tố chất lãnh đạo nên sẽ gây ra tình trạng chồng chéo trách nhiệm, nhiệm vụ giữa các thành viên với nhau.

Thiếu niềm tin giữa các thành viên trong team

Teamwork mà không có sự tin tưởng, lắng nghe thấu hiểu lẫn nhau thì rất khó để tạo ra một tập thể mạnh. Trên thực tế, các thành viên không cảm thấy thoải mái để chia sẻ những sở trường và thiếu sót của bản thân mình cho người khác. Điều này dẫn đến quá trình teamwork không được gắn kết, dẫn đến giảm hiệu suất và năng suất làm việc của nhóm, dễ gây ra xung đột giữa các thành viên trong team vì kết quả không như mong đợi.

Xem ngay: 14 khó khăn khi teamwork và cách giải quyết

Sợ xảy ra xung đột

Nếu tinh thần teamwork không tốt, không được sự tin tưởng giữa các thành viên với nhau sẽ rất dễ xảy ra xung đột. Nhưng bạn phải hiểu sự xung đột đó mang tính xây dựng hay công kích lẫn nhau?

Xung đột tích cực không có nghĩa là xung đột đó tốt, mà là sự xung đột đó dẫn đến điều gì đó có lợi cho nhóm. Xung đột tích cực có bản chất mang tính xây dựng, tạo ra những ý tưởng mới, giải quyết các vấn đề liên tục và thúc đẩy sự sáng tạo.

Còn tình trạng các nhóm làm việc với nhau với một thái độ e dè, không dám đụng chạm nhau thì rất khó để team đó phát triển được. Dẫn đến mọi vấn đề đều không được xử lý vì không có giải pháp.

Không quan tâm tới mục tiêu chung và kết quả công việc

Thử hỏi rằng nếu một số thành viên không quan tâm đến mục tiêu chung của cả nhóm sẽ như thế nào? Điều này dẫn đến việc mất phương hướng trong công việc, không biết mình nên làm gì và không có động lực làm việc để hướng tới mục tiêu chung. Mặt khác, sẽ có nhiều thành viên chỉ quan tâm tới lợi ích cá nhân mà không quan tâm tới mục tiêu chung của nhóm.

Để teamwork hiệu quả, cần phải có các nguyên tắc làm việc nhóm để tất cả thành viên trong nhóm có thể cùng chung một chí hướng trong giải quyết vấn đề và đưa ra giải pháp phù hợp cho nhóm, mục đích cuối cùng là hoàn thành nhiệm vụ với kết quả tốt.

Trên đây là những thông tin về Teamwork là gì? Hy vọng rằng những chia sẻ hữu ích này sẽ giúp bạn đọc có thể xây dựng và phát triển team của mình mạnh mẽ tại nơi làm việc, từ đó tạo ra kết quả đáng mong đợi cho toàn bộ cá nhân và tổ chức.

Hiểu được tầm quan trọng của teamwork, chúng tôi đã nghiên cứu và cung cấp khóa học kỹ năng teamwork hiệu quả, với mong muốn cung cấp cho Học viên những kiến thức, kỹ năng làm việc đội nhóm vững mạnh.

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *