Trong môi trường kinh doanh đầy thách thức, khả năng tư duy chiến lược không chỉ là lợi thế mà còn là yếu tố quyết định thành bại của một nhà lãnh đạo. Đây là cách bạn nhìn xa, hiểu sâu và lên kế hoạch đúng đắn để dẫn dắt đội ngũ vượt qua mọi khó khăn.
Nếu bạn đang muốn phát triển kỹ năng lên chiến lược hay tìm hiểu những lợi ích cụ thể từ việc áp dụng nó, thì bài viết này của PMS chính là câu trả lời dành cho bạn.
Tư duy chiến lược là gì?
Tư duy chiến lược (Strategic thinking) là cách bạn nhận ra cơ hội tiềm năng và tạo ra giá trị lâu dài cho tổ chức. Không đơn thuần việc lập kế hoạch là xong, nó là khả năng phân tích, dự đoán và đưa ra những quyết định đúng đắn để dẫn dắt tổ chức đi đúng hướng.
Kỹ năng tư duy chiến lược đòi hỏi sự sáng tạo, có tư duy linh hoạt và một tầm nhìn đủ xa để lường trước mọi biến động. Điểm quan trọng của tư duy chiến lược là nó không dừng lại ở việc suy nghĩ. Khối tư duy này mang tính hành động, buộc ta chuyển hóa ra kết quả thực tế chứ không phải kế hoạch bằng giấy trắng.
Nếu bạn cần lập kế hoạch cho doanh nghiệp, thì bước định hình đầu tiên là đặt câu hỏi: “Làm sao để tổ chức vươn xa hơn trong 5-10 năm tới? Cơ hội nào đang chờ đợi? Thách thức nào đang sẵn có? Đâu là nước đi không ngoan nhất bây giờ?”
Tại sao tư duy chiến lược lại quan trọng đối với các nhà lãnh đạo?
Tư duy chiến lược là nền móng quyết định sự thành hay bại của các nhà lãnh đạo. Vì trong một thế giới kinh doanh luôn thay đổi, việc lãnh đạo một tổ chức đòi hỏi nhiều công nhiều sức hơn là xử lý các vấn đề hằng ngày.
Đó phải là khả năng nhìn xa, phân tích bối cảnh tổng quát, đưa ra những quyết định định hình cho tương lai tổ chức. Nói tới đây, ắt hẳn bạn đã hình dung tư duy chiến lược đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với các cấp lãnh đạo.
Định hướng rõ ràng
Những nhà lãnh đạo có khối tư duy chiến lược là những người vạch ra tầm nhìn và hướng đi rõ ràng cho một tổ chức. Họ đương nhiên sẽ tập trung vào những mục tiêu ngắn hạn, quan trọng hơn hết, họ xây dựng một kế hoạch dài hạn tạo tiền đề cho phát triển bền vững.
Điều này giúp tổ chức tránh được những quyết định thiển cận, nhưng vẫn đảm bảo sự tăng trưởng lâu dài. Một ví dụ dễ thấy là cách các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu, họ luôn tập trung vào đổi mới để dẫn đầu thị trường.
Thích nghi trong môi trường biến động
Thế giới kinh doanh hiện đại không ngừng biến động. Một nhà lãnh đạo giỏi cần phải đón đầu, sẵn sàng thích nghi trước những thay đổi đó. Người có tư duy chiến lược sẽ nhanh chóng đánh giá tình hình, dự đoán xu hướng và điều chỉnh kế hoạch kịp thời. Một điểm mấu chốt để giúp tổ chức tồn tại lâu dài và phát triển trong các môi trường đầy thách thức.
Khuyến khích đổi mới và sáng tạo
Nếu nói tư duy chiến lược là nghệ thuật thì chắc hẳn nó không dừng lại ở việc phân tích và lập kế hoạch suông. Tư duy chiến lược luôn khuyến khích sự sáng tạo. Vì sao? Vì người mang tư duy chiến lược luôn tìm kiếm các giải pháp đổi mới, phá vỡ những khuôn cũ để đưa tổ chức tiến xa hơn. Đổi mới không phải là lựa chọn. Đổi mới là yếu tố sống còn trong mọi chiến lược lãnh đạo, điều hiển nhiên để phát triển thêm nữa.
Sử dụng nguồn lực hợp lý và quản trị rủi ro
Một trong những biểu hiện của tư duy chiến lược là khả năng tối ưu tài nguyên, sử dụng hợp lý. Lãnh đạo phải biết sử dụng tài chính, nhân sự và thời gian hiệu quả, trên hết, phải biết cách quản trị rủi ro để giảm thiểu những bất lợi tiềm ẩn. Điều này tạo nên sự vững chắc trong các quyết định quan trọng của tổ chức.
Tăng cường tính bền vững và dài hạn
Sự khác biệt lớn nhất giữa tư duy chiến lược so với các kiểu tư duy khác nằm ở khả năng đưa ra các quyết định mang tính dài hạn. Tư duy mang tầm chiến lược là nói đến những quyết định vừa giúp tổ chức đạt được mục tiêu ngắn hạn, xa hơn, phải mở ra các cơ hội phát triển trong tương lai.
Gắn kết đội ngũ và truyền cảm hứng
Không thể phủ nhận rằng một nhà lãnh đạo giỏi là người biết cách truyền cảm hứng cho đội ngũ. Đầu óc chiến lược giúp các nhà lãnh đạo xây dựng kế hoạch chi tiết, để từ đó họ dễ truyền tải tầm nhìn một cách rõ ràng hơn. Hơn thế nữa, chính sự rõ ràng, không mơ hồ đó lại khơi dậy tinh thần sáng tạo và sự đoàn kết trong tổ chức.
Đặc điểm của người có tư duy chiến lược
Người có tư duy chiến lược sở hữu những phẩm chất đặc biệt giúp họ vượt trội trong việc định hướng và dẫn dắt tổ chức qua những bối cảnh kinh doanh phức tạp. Những đặc điểm này không chỉ giúp họ nhìn xa hơn mà còn đảm bảo mỗi quyết định đưa ra đều mang lại giá trị bền vững.
- Tầm nhìn xa trông rộng: Những người có tư duy chiến lược luôn có tầm nhìn dài hạn. Họ có thể dự đoán được các xu hướng, thách thức và cơ hội để chủ động lèo lái tương lai của tổ chức. Họ ưu tiên các mục tiêu dài hạn, đảm bảo tổ chức phát triển bền vững, không bị cuốn vào các quyết định chỉ mang lại lợi ích tức thời.
- Phân tích sắc bén: Họ có khả năng tư duy phân tích lượng lớn thông tin. Tìm ra các đặc điểm chung và đúc kết những thứ có giá trị là chìa khóa trong nghệ thuật tư duy chiến lược. Điều này giúp họ đánh giá chính xác các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài vấn đề.
- Tư duy sáng tạo đổi mới: Họ luôn tìm kiếm những giải pháp mới, phá vỡ các lối đi cũ không ra kết quả để tạo ra lợi thế cạnh tranh mới. Góp phần thúc đẩy sự đổi mới, từng bước mở ra các cơ hội mới trong tương lai.
- Khả năng thích nghi cao: Thế giới và thị trường không ngừng biến động, người có tư duy chiến lược sẽ gò mình để điều chỉnh kế hoạch và hành động để đối mặt với bất kỳ biến động nào, đảm bảo tổ chức luôn tiến lên.
- Góc nhìn bao quát: Khi nói đến tư duy chiến lược, đó sẽ là sự tường tận từng ngóc ngách giữa yếu tố bên trong và bên ngoài tổ chức. Điều này giúp họ xây dựng các chiến lược mang tính khả thi, mang tính hài hòa về mặt tổng thể.
- Kỹ năng quản lý rủi ro: Những quyết định quan trọng luôn đi kèm với rủi ro. Người sở hữu tư duy chiến lược phải biết cách đánh giá rủi ro, cân đo lợi ích tổn thất để đảm bảo mỗi bước đi đều vẹn toàn.
- Tư duy mở: Sẵn sàng đón nhận các ý tưởng mới và lắng nghe từ nhiều góc nhìn khác nhau. Tạo điều kiện để các chiến lược được xây dựng một cách sáng tạo và toàn diện.
- Giao tiếp hiệu quả: Khả năng truyền đạt tầm nhìn và chiến lược một cách rõ ràng giúp họ gắn kết đội ngũ, tạo động lực và đảm bảo mọi người cùng hướng về một mục tiêu chung.
- Định hướng kết quả: Cuối cùng, người có tư duy chiến lược luôn tập trung vào kết quả, đảm bảo rằng mọi nỗ lực đều mang lại giá trị lâu dài.
3 giai đoạn trong mô hình Strategic thinking
Để phát triển tư duy chiến lược, hãy tham khảo mô hình sau để tự định hướng và tối ưu từng bước trong quá trình đưa ra quyết định. Quy trình trong mô hình dưới đây gồm ba giai đoạn, cụ thể: tập trung vào việc thu thập thông tin, hình thành ý tưởng và lập kế hoạch hành động.
Giai đoạn 1: Thu thập thông tin
Đây là bước đầu tiên tạo tiền đề, bước quan trọng để xây dựng nền móng cho mọi quyết định chiến lược. Ở giai đoạn này, lãnh đạo cần:
- Phân tích sự thay đổi: Hiểu rõ những yếu tố đang chuyển dịch, làm biến động trong thị trường và môi trường bên ngoài.
- Đánh giá tổng thể: Tiến hành kiểm tra, hoạch định chiến lược để xác định vị trí hiện tại của tổ chức. Đánh giá các nguồn lực và cả cơ hội đang rộng mở hay thách thức đang trực chờ.
- Nhìn lại kinh nghiệm: Phản ánh lại những gì đã biết, đã làm để rút ra bài học kinh nghiệm. Phản ánh lại để xác định khoảng trống cần cải thiện trong chiến lược.
Giai đoạn 2: Hình thành ý tưởng
Sau khi đã thu thập đầy đủ thông tin cần thiết, bước tiếp theo là biến dữ liệu thô thành những chiến lược, nước đi cụ thể. Bạn cần trả lời các câu hỏi trọng tâm như:
- Chúng ta đang đi tới đâu? Trả lời câu hỏi này là lúc bạn đánh giá thực tế và dự đoán hướng đi nếu như tổ chức còn giữ nguyên cách làm hiện tại.
- Nên đi đâu? Vạch rõ mục tiêu cần đạt, điểm cần tới và xây dựng một kế hoạch với tầm nhìn đủ lớn, đủ rộng cho tương lai.
- Khoảng cách nằm ở đâu? Coi lại những lỗ hổng giữa hiện trạng và mục tiêu, từ đó lên phương án khả thi để thu hẹp khoảng cách này.
Giai đoạn 3: Lập kế hoạch hành động
Ý tưởng sẽ chẳng có giá trị nếu không được áp dụng thành hành động thực tế. Đây là lúc bạn bắt tay vào:
- Tạo nhiều phương án: Chuẩn bị các kịch bản khác nhau để đảm bảo có sự linh hoạt trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh. Điều này giúp tổ chức ứng phó tốt hơn trước những biến động bất ngờ, không nắm thế kiểm soát.
- Kiểm tra tính khả thi: Rà soát lại từng phương án để chọn ra giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất. Đảm bảo sự khả thi của mỗi phương án ở thực tế có không chứ không hẳn là trên mặt giấy.
- Lên kế hoạch triển khai: Xác định rõ cách thức, nguồn lực và thời gian để biến chiến lược thành hiện thực. Mọi kế hoạch có chiến lược cách mấy mà không đi vào hoạt động thì cũng chỉ nằm trên giấy, hoàn toàn vô nghĩa.
Mô hình này tạo ra sự gắn kết giữa ý tưởng và hành động. Với cách tiếp cận này, bạn có thể tự tin rằng mỗi bước đi đều hướng tới mục tiêu lớn hơn, hạn chế thấp nhất lãng phí thời gian, tiền bạc, nguồn lực.
Cách rèn luyện khả năng tư duy chiến lược hiệu quả
Dĩ nhiên, tư duy chiến lược không phải bẩm sinh mà có. Lối tư duy được đúc kết, tôi luyện qua quá trình học và thực hành. Sau đây là các gợi ý để bạn có thể rèn luyện để hình thành lối tư duy này.
- Hỏi đúng trọng tâm: Đơn giản, bắt đầu từ những câu hỏi đúng trọng tâm. Bạn cần tự hỏi: “Chúng ta đang ở đâu? Mục tiêu là gì? Làm sao để thu hẹp khoảng cách ở hiện tại và tương lai?” Những câu hỏi này sẽ giúp bạn tập trung và mở ra hướng đi chiến lược.
- Quan sát, suy ngẫm, cập nhật thông tin: Quan sát xu hướng thị trường, thay đổi trong ngành và rút ra kinh nghiệm gì từ trải nghiệm trước đó. Việc cập nhật liên tục các thông tin mới sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn và đưa ra các quyết định chính xác hơn.
- Suy nghĩ theo góc nhìn đối lập để tìm sáng kiến: Chấp nhận và vượt qua rào cản đối lập, đừng ngại thử nghiệm những ý tưởng táo bạo hoặc thách thức lối mòn cũ. Sự sáng tạo sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp đột phá.
- Lập kế hoạch cho tương lai: Lập kế hoạch trong 5 hoặc 10 năm tới dù nghe có vẻ xa xôi. Tuy nhiên, lập kế hoạch dựa trên các kịch bản khác nhau làm tăng khả năng ứng phó với mọi tình huống.
- Hiểu doanh nghiệp, hiểu ngành đang hoạt động: Phân tích SWOT, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và phân tích các cơ hội tiềm năng trong ngành để có một bức tranh tổng thể.
- Cải thiện kỹ năng giao tiếp và teamwork: Một chiến lược dù xuất sắc đến đâu cũng cần sự hợp tác giữa người với người để trở thành hành động. Học cách truyền đạt chiến lược rõ ràng, khuyến khích đội nhóm đóng góp ý kiến và xây dựng sự đồng lòng.
- Đầu tư vào học hỏi và phát triển bản thân: Học, học nữa, học mãi. Tham gia các khóa học, hội thảo, hay là đọc sách về bổ trợ tư duy chiến lược để có thêm kiến thức.
- Đánh giá và điều chỉnh liên tục: Xem xét định kỳ các quyết định và hành động chiến lược của bạn. Liên tục điều chỉnh, thử phương án mới sẽ là cách để bạn nắm được “Điểm nào làm tốt? Điểm nào trục trặc? Làm cách nào để tốt nhất?” về mặt tổng thể.
- Thực hành qua các dự án thực tế: Không có gì hiệu quả hơn thực hành. Tham gia vào các dự án có tính chiến lược cao để áp dụng những gì đã học và đối mặt trực tiếp với thách thức thực tế.
Tư duy chiến lược không phải là thứ có sẵn. Bạn cần rèn luyện và tu dưỡng mỗi ngày để đạt được những mức độ cao hơn của nó. PMS hy vọng rằng, với các gợi ý rèn luyện tư duy chiến lược trên, bạn sẽ có đủ kiên nhẫn để thực hành mỗi ngày.
Để giúp các nhà lãnh đạo hình thành cho mình một tư duy chiến lược hiệu quả, trong chương trình đào tạo năng lực cho quản lý cấp trung tại Học Viện PMS. Chúng tôi có đề cập đến một số năng lực thực hiện dành cho vị trí quản lý cấp trung hoặc ban lãnh đạo cần trang bị để có cho mình mindset tư duy dẫn dắt đội nhóm và tổ chức của mình đi đúng hướng. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Đăng ký nhận bản tin
Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS