Biểu đồ kiểm soát (Control chart): Khái niệm, Lợi ích & Cách vẽ

Các chuyên gia kiểm soát quy trình quản lý chất lượng thường xuyên sử dụng các biểu đồ để thực hiện đo lường, một trong số đó là biểu đồ kiểm soát chất lượng. Là một trong 7 công cụ quản lý thống kê phổ biến – kiểm soát chất lượng (Control chart) có thể giúp doanh nghiệp trực quan hóa quy trình, hiểu rõ về quy trình và dự báo về các khả năng trong tương lai.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt và hiểu rõ về lợi ích của biểu đồ kiểm soát là gì. Cùng với đó là cách để tạo và sử dụng control chart của riêng bạn!

Biểu đồ kiểm soát

Biểu đồ kiểm soát là gì?

Biểu đồ kiểm soát (Control Chart) là loại biểu đồ được sử dụng để theo dõi sự thay đổi theo thời gian của một quy trình. Nó có thể trình bày trực quan cách dữ liệu được thể hiện trong một khoảng thời gian nhất định.

bieu do kiem soat
Biểu đồ kiểm soát là gì?

Một biểu đồ kiểm soát bao gồm 3 yếu tố chính đó là:

  • Biểu đồ chuỗi thời gian: Biểu đồ này mô tả các điểm dữ liệu. Mỗi điểm dữ liệu đại diện cho một thông tin được thu thập tại một khoảng thời gian cụ thể (ngày, tháng, năm…)
  • Đường trung tâm: Đường trung tâm thể hiện giá trị trung bình của các điểm dữ liệu. Đường này có thể giúp xác định độ lệch của các mẫu so với trung bình.
  • Đường giới hạn kiểm soát: Control chart có 2 đường, bao gồm giới hạn kiểm soát trên và giới hạn kiểm soát dưới. Những đường này được xác định dựa trên dữ liệu của quy trình trước để làm thước đo cho quy trình hiện tại. Qua đó, bạn có thể kiểm soát được tính nhất quán trong biến đổi của quy trình, xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu suất.

Công cụ này chính là một trong bảy công cụ cơ bản về chất lượng, vì vậy nó khá linh hoạt và có thể được sử dụng bởi nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

► Xem thêm: Scatter Charts là gì? Cách vẽ biểu đồ phân tán trong Excel

Các loại biểu đồ kiểm soát

Trong quá trình thực hiện, chúng tôi thường phân biệt hai loại biểu đồ chính đó là biểu đồ cho dữ liệu biếndữ liệu thuộc tính. Cụ thể các loại biểu đồ như sau:

bieu do kiem soat trong quan ly chat luong
Các loại biểu đồ kiểm soát trong quản lý chất lượng

Biểu đồ kiểm soát cho dữ liệu biến số

Biểu đồ kiểm soát cho dữ liệu biến được sử dụng để theo dõi các số liệu có thể đo lường được như: chiều dài, độ nặng, nhiệt độ, thời gian… Đó là các loại biểu đồ như:

  • Biểu đồ phạm vi R: Giúp đánh giá sự biến đổi trong quy trình. Biểu đồ R còn ghi lại các giá trị dữ liệu nhỏ nhất và lớn nhất cho mỗi tập dữ liệu.
  • Biểu đồ X-bar: Các chuyên gia sử dụng biểu đồ X-bar để xác định giá trị trung bình cho dữ liệu của họ. Ví dụ, bạn có thể sử dụng biểu đồ X-bar để xác định trọng lượng trung bình của các lô hàng đang dự trữ trong kho của mình.
  • Biểu đồ độ lệch chuẩn – S: Độ lệch chuẩn là một đơn vị đo lường mức độ biến đổi của dữ liệu. Hay còn gọi là biểu đồ S, nó đánh giá mức độ của từng điểm dữ liệu có khác biệt ra sao so với điểm giá trị trung bình của bạn.

Biểu đồ kiểm soát cho dữ liệu thuộc tính

Biểu đồ này giúp bạn thể hiện những dữ liệu mà bạn không thể đo lường được. Dưới đây là một số Control chart thuộc tính điển hình:

  • Biểu đồ np: Biểu đồ np là biểu đồ quan sát các điểm dữ liệu nằm ngoài giá trị trung bình. Np chỉ có thể sử dụng khi kích thước mẫu không đổi và chỉ có hai thuộc tính có thể, ví dụ như có, không.
  • Biểu đồ p: Biểu đồ p biểu thị tỷ lệ hoặc % các điểm dữ liệu so với giá trị trung bình. Biểu đồ control này có thể sử dụng cho kích thước mẫu không nhất quán, có thể 2 hoặc nhiều hơn
  • Biểu đồ u: Biểu đồ u thể hiện dữ liệu được thu thập trong các nhóm nhỏ có kích thước khác nhau.
  • Biểu đồ c: Ngược lại với u, bạn có thể sử dụng biểu đồ C khi dữ liệu có trong các nhóm nhỏ có số lượng mẫu giống nhau.

► Xem thêm: Histogram chart là gì? Phân loại biểu đồ Histogram

Lợi ích của biết đồ kiểm soát

  • Luôn theo dõi được các biến động trong các quy trình. Các biến động nằm trong giới hạn kiểm soát cho thấy quy trình đang hoạt động tốt. Các biến động đột biến vượt ra ngoài giới hạn kiểm soát cho thấy các vấn đề cần được khắc phục.
  • Nhận thấy khi có điều gì có nguy cơ sai, từ những dấu hiệu có thể nhìn thấy, bạn có biện pháp can thiệp kịp thời với các hành động khắc phục.
  • Nhận thấy các mẫu trong các điểm được vẽ. Các mẫu cho biết các nguyên nhân có thể, có thể giúp bạn tìm ra các giải pháp có thể.
  • Dự đoán hiệu suất trong tương lai.
  • Đưa ra các ý tưởng mới để cải thiện chất lượng dựa trên phân tích của bạn.
bieu do kiem soat control chart
Lợi ích của Control chart

Sử dụng biểu đồ kiểm soát khi nào?

  • Khi cần kiểm soát các quy trình đang diễn ra: bằng cách tìm kiếm và khắc phục các vấn đề phát sinh kịp thời.
  • Cần dự đoán kết quả đạt được của một quy trình.
  • Xác định xem một quy trình có liệu có đang hoạt động ổn định hay không?
  • Phân tích các biến động của quy trình phát sinh từ các nguyên nhân đặc biệt (các sự kiện không xảy ra thường xuyên)
  • Xác định việc nên tập trung ngăn chặn các vấn đề cụ thể hay thực hiện các thay đổi cơ bản để cải thiện chất lượng dự án.
Lớp đào Tạo ứng Dụng 7 Công Cụ Thống Kê
Khóa học phù hợp với cấp quản lý và lãnh đạo sản xuất

Mong rằng với những nội dung trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về biểu đồ kiểm soát. Nếu bạn muốn được trang bị nhiều hơn về kiến thức và kỹ năng để biết sử dụng nhiều hơn loại biểu đồ này và các loại biểu đồ liên quan khác. Hãy đăng ký khóa học 7 công cụ quản lý chất lượng tại Học Viện PMS ngay nhé!

Bài viết cùng chủ đề:

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *