Hệ thống Lương 3P đang là mô hình trả lương khá mới mẻ được nhiều doanh nghiệp áp dụng và đang dần trở thành xu thế phổ biến trong hoạt động quản lý tại nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam. Vậy để tìm hiểu hệ thống lương 3P và đãi ngộ là như thế nào trong công ty hãy cùng Học Viện PMS đọc bài viết này nhé!
Mục lục
1. Hệ thống lương 3P là gì?
Hệ thống Lương 3P (hay 3P salary) là một phương pháp tính toán và quản lý lương cho các nhân viên dựa trên ba yếu tố chính:
- P1 – Pay for Position (Trả lương theo vị trí công việc): Doanh nghiệp sẽ trả mức lương phù hợp với chức vụ và vị trí trong công ty. Các chức vụ và vị trí khác nhau đương nhiên có tầm ảnh hưởng khác nhau đến doanh nghiệp. Tùy mức độ quan trọng và khối lượng công việc vị trí đó đảm nhận sẽ có đánh giá lương riêng.
- P2 – Pay for Person (Trả lương theo năng lực nhân viên): Đây là tiêu chí đánh giá dựa trên trình độ khác nhau của từng nhân viên. Hai người làm cùng một vị trí nhưng người có năng lực hơn, có thể làm được nhiều việc hơn đương nhiên cần có một mức lương xứng đáng hơn.
- P3 – Pay for Performance (Trả lương theo hiệu quả công việc): Đây là tiêu chí đánh giá được các doanh nghiệp quan tâm nhất, bởi đây là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu và hoạt động của công ty.
Thông qua việc đánh giá và xếp hạng các nhân viên dựa trên ba yếu tố này, hệ thống Lương 3P cho phép các doanh nghiệp xây dựng một hệ thống lương công bằng và minh bạch, giúp cải thiện hiệu quả hoạt động và tăng cường sự hài lòng của nhân viên. Tuy nhiên, việc áp dụng hệ thống Lương 3P cần được thực hiện một cách cẩn thận và chặt chẽ để đảm bảo tính công bằng và minh bạch, tránh gây ra sự bất hài lòng và tranh cãi trong đội ngũ nhân viên.
2. Lợi ích của việc trả lương theo mô hình 3P
2.1 Đảm bảo công bằng nội bộ
Lương 3P giúp doanh nghiệp loại bỏ các yếu tố cảm tính và thiên về tình cảm cá nhân để đạt mục tiêu chung của doanh nghiệp. Trả lương 3P không những giúp cho các ông chủ không cảm thấy hố trong việc trả lương mà còn đem đến niềm vui và sự hài lòng cho nhân viên.
2.2 Cân bằng năng lực cạnh tranh của thị trường
Khi sử dụng thang lương 3P, các doanh nghiệp sẽ tạo ra một xu thế, một quy chuẩn tính lương công bằng, hợp lý và xứng đáng với sự cống hiến của người lao động so với mặt bằng chung của nền kinh tế thị trường. Việc này thúc đẩy nhân viên ngày càng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp vì học được đảm bảo quyền lợi khi làm việc.
2.3 Đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển, cống hiến của từng cá nhân trong doanh nghiệp
Trong hệ thống lương 3P, có P3 – trả lương theo kết quả đạt được khuyến khích nhân viên chú trọng chất lượng công việc, góp phần giảm nguy cơ, rủi ro trong doanh nghiệp.
3. Hệ thống tiền lương 3P mang lại hiệu quả như thế nào ?
3.1 Về phía doanh nghiệp
Hệ thống tiền lương 3P là một hệ thống quản lý dựa trên các nguyên tắc “Phân tích công việc – Xác định mức lương – Quản lý hiệu suất”. Việc áp dụng hệ thống tiền lương 3P mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:
- Giúp doanh nghiệp phân tích công việc một cách chi tiết, định lượng và khách quan. Từ đó đưa ra các tiêu chí đánh giá hiệu suất công việc và xác định mức lương hợp lý cho từng công việc.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý hiệu suất của nhân viên, đánh giá được sự đóng góp và năng suất của từng cá nhân trong doanh nghiệp.
- Hệ thống tiền lương 3P còn giúp doanh nghiệp quản lý chi phí một cách hiệu quả hơn, tối ưu hóa ngân sách tiền lương, tránh lãng phí và đảm bảo sự cân đối giữa chi phí và hiệu quả kinh doanh.
3.2 Về phía người lao động
Hệ thống tiền lương 3P cũng mang lại nhiều lợi ích cho người lao động, bao gồm:
- Tăng tính minh bạch và công bằng: Hệ thống tiền lương 3P xây dựng quy trình tính lương dựa trên các chỉ tiêu rõ ràng và minh bạch, giúp người lao động hiểu rõ được cách tính lương của mình, từ đó đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong việc trả lương.
- Tăng tính cạnh tranh giữa các nhân viên: Hệ thống tiền lương 3P thường kết hợp với các chính sách khen thưởng, khuyến khích giúp tăng tính cạnh tranh giữa các nhân viên, đẩy mạnh tinh thần làm việc chuyên nghiệp và tích cực, từ đó nâng cao hiệu quả công việc của toàn bộ đội ngũ.
- Tạo động lực cho người lao động: Hệ thống tiền lương 3P cho phép nhân viên biết được mức độ đóng góp của mình vào công ty và nhận được đúng giá trị tương xứng với công sức của mình, từ đó giúp tạo động lực cho nhân viên làm việc chăm chỉ hơn, nâng cao động lực và sự cam kết của họ đối với công ty.
4. Quy trình xây dựng hệ thống lương và đãi ngộ 3P
4.1 Xác định cơ cấu tổ chức, hệ thống cấp bậc và chức danh trong doanh nghiệp
Trong quy trình xây dựng hệ thống lương 3P, doanh nghiệp nên phân tích tổng thể cơ cấu tổ chức hiện tại để có cái nhìn tổng quan về các bộ phận và đội ngũ nhân viên hiện có. Cần đánh giá mức độ công việc, sự phân chia trách nhiệm, khả năng quản lý của từng bộ phận. Quá trình này được xem như là bước P1 – Position.
Việc xác định các cấp bậc và chức danh cần phải được xác định rõ ràng, bao gồm các bậc lương, cấp bậc chức danh cho từng chức danh để đảm bảo tính chính xác và công bằng trong việc xác định mức lương của từng nhân viên.
4.2 Xây dựng khung đánh giá năng lực
Các tiêu chí đánh giá phải được thiết lập và xác định cụ thể để đảm bảo tính khách quan và chính xác. Các tiêu chí này có thể bao gồm: năng lực chuyên môn, kỹ năng mềm, kinh nghiệm làm việc, khả năng làm việc nhóm, khả năng giải quyết vấn đề…
Việc xây dựng khung đánh giá năng lực tương tự như bước P2 – Person là một bước quan trọng để đánh giá được năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng của nhân viên và đưa ra quyết định về việc tăng lương, thăng chức hay bổ nhiệm.
4.3 Xây dựng hệ thống đánh giá công việc theo KPIs
Bước P3 – Performance (Trả lương theo hiệu quả công việc) được xác định tại bước này bằng hệ thống KPIs (Key Performance Indicators). Có nghĩa là, trong quá trình xây dựng hệ thống lương, các nhiệm vụ cần được xác định và đánh giá để biết được những công việc cần thực hiện. Việc này có thể được thực hiện bằng cách phân tích vị trí công việc, thảo luận với nhân viên hoặc quản lý.
Việc xác định các KPIs là một bước rất quan trọng để xây dựng hệ thống đánh giá công việc. Các KPIs giúp định hướng và đo lường hiệu suất của nhân viên theo các chỉ tiêu đánh giá được đưa ra.
4.4 Xây dựng mô hình lương 3P
Sau khi đã xác định cấp bậc và chức danh cùng hệ thống đánh giá hiệu quả công việc, công ty có thể thiết kế một mô hình tính lương chính xác và công bằng cho từng chức danh.
Mô hình tính lương có thể bao gồm nhiều yếu tố như cấp bậc, kinh nghiệm, trình độ, thành tích và hiệu suất làm việc. Từ đó, công ty có thể xác định mức lương cơ bản cho mỗi chức danh và tính toán các khoản phụ cấp hoặc thưởng theo thành tích, hiệu suất làm việc, hoặc các yếu tố khác tùy thuộc vào từng chức danh cụ thể.
4.5 Kiểm tra và đánh giá hệ thống lương
Sau khi áp dụng hệ thống lương 3P, doanh nghiệp cần đánh giá, điều chỉnh nếu cần thiết, để đảm bảo hiệu quả và công bằng cho cả doanh nghiệp và nhân viên. Quá trình này giúp công ty phát hiện ra những sai sót hoặc bất cập trong hệ thống lương để có thể sửa đổi, cải thiện hiệu quả công tác phân bổ lương.
5. Khóa học xây dựng hệ thống lương và đãi ngộ 3P cho doanh nghiệp
Tại Học viện PMS, chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng khóa học xây dựng hệ thống lương 3Ps. Giúp doanh nghiệp hiểu rõ tầm quan trọng của việc xây dựng một hệ thống lương và đãi ngộ hiệu quả để giữ chân được nhân tài trong.
Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao, khóa học toàn diện về hệ thống lương và đãi ngộ 3Ps. Mang lại giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng, giúp họ xây dựng hệ thống lương và đãi ngộ 3P hoàn thiện, tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên.
Tham khảo thêm khóa học liên quan: Khóa học xây dựng hệ thống KPIs