So với các ngành nghề khác thì Headhunter được xem là công việc mới nổi trong thời gian gần đây cùng mức thu nhập vô cùng hấp dẫn. Đi kèm với đó, đây là lĩnh vực đòi hỏi bạn phải sở hữu nhiều tố chất và kỹ năng để có thể theo đuổi công việc này.
Vậy công việc cụ thể cũng như những yếu tố cần có của một Headhunter chuyên nghiệp là gì. Hãy tìm hiểu thêm về công việc “săn đầu người” qua bài viết dưới đây nhé!
Headhunter là gì?
Headhunter là dịch vụ tuyển dụng được cung cấp từ bên thứ 3 (Công ty tuyển dụng) cho tổ chức. Công việc này là tìm ra những ứng viên tài năng cho doanh nghiệp, nhất là những vị trí chuyên viên, đóng vai trò quan trọng trong quy trình hoạt động kinh doanh của tổ chức.
Headhunter cũng có thể được xem là một nhánh công việc thuộc quản trị nhân lực với tên gọi thuần việt dễ hiểu hơn là chuyên viên tuyển dụng cấp cao.
Công việc của một Headhunter làm những gì?
Công việc của Headhunter có thể kiêm luôn cả những công việc bình thường mà HR trong công ty thường làm và làm việc với không chỉ một mà nhiều công ty khách hàng do đó khối lượng công việc của họ được đánh giá là tương đối cao, chúng bao gồm:
- Chủ động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với những ứng viên tiềm năng thông qua các nguồn như: Mối quan hệ của bản thân, Portfolio hay CV được đăng công khai trên các hội nhóm trang mạng xã hội, các website tuyển dụng.
- Kết nối ứng viên để biết những mong muốn về công việc của họ, các headhunter sẽ dựa vào kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức chuyên ngành của họ để giới thiệu họ cho những doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng tương ứng.
- Làm việc cùng doanh nghiệp khách hàng để thấu hiểu về nét văn hóa, quy trình tuyển dụng của công ty, qua đó làm cơ sở để Headhunter sàng lọc ra những hồ sơ thích hợp nhất gửi về doanh nghiệp.
- Hỗ trợ ứng viên trong việc nâng cấp thông tin CV sao cho chuyên nghiệp, qua đó tăng cơ hội để ứng viên được doanh nghiệp chấp nhận (đương nhiên họ sẽ không can thiệp vào nội dung của CV mà chỉ điều chỉnh các yếu tố như bố cục, văn phong).
- Đặt lịch hẹn phỏng vấn cho ứng viên, là người trực tiếp đặt câu hỏi phỏng vấn, ghi lại đánh giá tổng quan về ứng viên, để quyết định ai là người đáp ứng hoàn hảo các tiêu chí và báo lại cho doanh nghiệp về ứng viên được chọn.
- Khảo sát sự hài lòng của những công ty, ứng viên được hỗ trợ bởi Headhunter để có những sửa đổi, cải thiện phù hợp.
-> Đọc thêm: Tuyển dụng bên ngoài là gì? Nên chọn tuyển dụng bên ngoài hay nội bộ?
Để trở thành một Headhunter tài ba cần những yếu tố gì?
Am hiểu sâu rộng thị trường về nhiều lĩnh vực
Tố chất này không phải là điều kiện làm việc bắt buộc tại các công ty săn đầu người, nhưng thực chất một Headhunter giỏi, có triển vọng thăng tiến cao thường sẽ sở hữu kiến thức và vốn hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực để có thể làm việc được đa dạng công ty với những vị trí tuyển dụng khác nhau. Qua đó tăng mức độ uy tín cho bản thân để nâng cao cơ hội được ứng viên và doanh nghiệp chủ động liên hệ làm việc.
Giao tiếp và thuyết trình tốt
Giao tiếp là kỹ năng mà những Headhunter chuyên nghiệp cần phải có, bởi nó sẽ là nền tảng giúp họ có thể truyền đạt, giới thiệu đầy đủ về điểm mạnh, văn hóa của công ty cho ứng viên để thuyết phục họ đồng ý tham gia phỏng vấn, thử việc.
Ngoài ra, đây là công việc cần phải gặp gỡ bàn bạc thường xuyên với ban lãnh đạo công ty khách hàng. Họ cũng người sẽ trực tiếp vòng phỏng vấn, đặt câu hỏi cho ứng viên và trình bày những thông tin cơ bản về chế độ phúc lợi, lương, thưởng của doanh nghiệp. Để hoàn thành tốt những điều trên thì không thể thiếu kỹ năng giao tiếp.
Biết tìm kiếm và tiếp cận ứng viên tiềm năng
Người Headhunter không thể luôn ở trong trạng thái chờ người khác tìm đến mình mà cần phải tích cực theo dõi, tìm kiếm thông tin từ những ứng viên tiềm năng thông qua các trang tuyển dụng, xây dựng mối quan hệ tích cực với họ để giúp ứng viên cảm thấy mình đã tìm được nguồn trợ giúp đắc lực với những nhu cầu, khó khăn họ đang gặp phải.
Một headhunter có đạo đức nghề nghiệp không được tìm đại một ứng viên không có hoặc không đáp ứng đủ tiêu chí cho công ty khách hàng, mà cần phải đánh giá một cách khách quan nhất về kiến thức và kỹ năng của họ thông qua phỏng vấn trực tiếp.
-> Đọc thêm: Tuyển dụng nội bộ là gì? Quy trình thực hiện tuyển dụng nội bộ
Lắng nghe thông tin từ các bên liên quan
Headhunter sẽ phải làm việc với cả hai bên bao gồm:
- Bên công ty khách hàng: Làm việc với ban lãnh đạo, quản lý bộ phận để xây dựng bộ tiêu chí tuyển dụng cho vị trí mà công ty đang cần.
- Bên ứng viên: Chủ động bắt liên lạc với ứng viên đang trong thế bị động, cần tìm kiếm công việc mới, giới thiệu ứng viên về doanh nghiệp đang tuyển dụng vị trí chuyên môn của họ, hỗ trợ họ chỉnh sửa bố cục, văn phong CV, tạo lịch hẹn và chủ trì buổi phỏng vấn.
Thông qua quá trình làm việc từ hai phía, người chuyên viên sẽ ghi chép lại những mô tả công việc (JD) của công ty khách hàng và đánh giá xem ứng viên tiềm năng nào Headhunter đang bắt liên lạc là phù hợp để giới thiệu với công ty.
Khả năng thuyết phục và tạo sức ảnh hưởng
Ngoài việc tìm ra ứng viên thích hợp cho doanh nghiệp và ngược lại, Headhunter cần phải có khả năng thuyết phục ứng viên lựa chọn công ty mà bản thân người chuyên viên tuyển dụng cam kết về mức độ phù hợp và những mô tả hấp dẫn về doanh nghiệp đó.
Để làm được điều này thì bạn với tư cách là một chuyên viên “săn đầu người” phải thường xuyên chăm sóc kỹ lưỡng ứng viên tiềm năng, tạo ra ấn tượng tốt đẹp cho họ qua đó hình thành sự tin tưởng của ứng viên đến mình.
Ngoài ra, sau những lần thiết lập mối liên kết thành công giữa doanh nghiệp và nhân tài thích hợp, sẽ giúp bạn nâng cao vị thế và mức độ uy tín trong thị trường headhunter, có hoa hồng cao hơn sau mỗi lần ứng viên được doanh nghiệp khách hàng nhận vào.
Chịu được áp lực công việc
Đây là công việc mà bạn phải thường xuyên chạy chỉ tiêu (số lượng ứng viên được công ty khách hàng tuyển vào mà công ty Headhunter đề ra), đối mặt với những yêu cầu, mong muốn từ cả hai bên là nhà tuyển dụng và ứng viên, đòi hỏi phải làm sao để đảm bảo được chất lượng tuyển dụng từ doanh nghiệp mà vẫn chăm sóc được những ứng viên tiềm năng đã được họ thiết lập mối quan hệ.
Đó là những áp lực mà bạn phải cố gắng thích nghi và vượt qua nếu muốn bám trụ lâu ở nghề này.
Bên cạnh đó đây là công việc đòi hỏi rất nhiều kỹ năng cộng với sự siêng năng và nhiệt tình trong công việc, bởi thu nhập của họ chủ yếu là tự lượng hoa hồng họ nhận được sau mỗi lần tuyển dụng thành công
Biết lập kế hoạch và quản lý thời gian hợp lý
Khối lượng công việc của nghề Headhunter là tương đối nhiều khi bạn phải thực hiện những công việc gần tương đương với HR của công ty, mà thực chất không phải một mà rất nhiều công ty khách hàng nhờ bạn hỗ trợ, đó là còn chưa kể các hoạt động chăm sóc, tương tác thường xuyên với ứng viên.
Vì vậy, song song với các kỹ năng chuyên môn liên quan đến công việc thì người làm Headhunter cần phải chủ động lập kế hoạch công việc với những phương pháp thuộc kỹ năng quản lý thời gian.
Mặt thuận lợi và khó khăn của nghề Headhunter
Thuận lợi
- Tiếp cận đa dạng nhiều lĩnh vực: Công việc Headhunter đem lại cho bạn sự đa dạng và cơ hội học hỏi nhiều công việc mới, qua đó tạo động lực cho bạn học hỏi thêm những điều mới mỗi ngày để phát triển bản thân..
- Cơ hội thiết lập nhiều mối quan hệ mới: Đây là công việc bạn sẽ thường xuyên gặp gỡ những ứng viên tiềm năng và nhà quản trị, quản lý của các doanh nghiệp khách hàng, đó là cơ hội giúp bạn mở rộng thêm nhiều mạng lưới mối quan hệ để tạo nên tầm ảnh hưởng to lớn của bản thân đến mọi người xung quanh.
- Phát triển các kỹ năng mềm: Trong quá trình giao tiếp, thuyết phục hai chiều ứng viên và doanh nghiệp chấp nhận nhau, bạn sẽ tích lũy được những kinh nghiệm cho bản thân để phát triển các bộ kỹ năng mềm như giao tiếp, đàm phán thương lượng,…
- Không bị gò bó nơi công sở: Đây là công việc mà bạn có thể làm từ xa (Tại nhà, quán cafe,…) và được di chuyển nhiều nơi khác nhau.
- Tạo ra giá trị cho cộng đồng: Đây là công việc đem lại ý nghĩa rất lớn khi giúp doanh nghiệp tuyển mộ những nhân tài chất lượng cao và là cầu nối giúp người lao động tìm được công việc theo đúng chuyên môn của mình.
Khó khăn
- Là công việc phải chịu nhiều áp lực: Đây là công việc mà sự cạnh tranh giữa các Headhunter là rất gay gắt, chỉ cần chậm chân trong việc tìm kiếm hoặc kỹ năng giao tiếp, thuyết phục kém hơn người khác là bạn sẽ mất đi một khoảng hoa hồng không hề nhỏ. Chưa kể đây là công việc không dành cho người chỉ muốn làm việc giờ hành chính, lúc nào khách hàng và ứng viên cũng có thể liên lạc đến bạn.
- Cần phải am hiểu nhiều kiến thức: Để trở thành một Headhunter chuyên nghiệp đòi hỏi bạn luôn phải tìm hiểu nhiều kiến thức để việc tuyển dụng cho các doanh nghiệp khác đạt được hiệu quả cao. Lượng kiến thức phải am hiểu quá nhiều có thể khiến bạn khó tránh khỏi tình trạng Stress trong công việc.
- Rủi ro đánh giá sai năng lực: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến một người làm Headhunter, bởi khi ứng viên phản ánh về sự tiêu cực của doanh nghiệp hoặc ngược lại, doanh nghiệp phản ánh ứng viên không đáp ứng đủ tiêu chí như bạn đã trình bày thì uy tín của bạn sẽ giảm sút rất nhiều, khả năng ứng viên và doanh nghiệp tìm đến bạn để hỗ trợ sau này là cực thấp.
- Trí tuệ nhân tạo dần thay thế con người: Hiện nay nhiều phần mềm hỗ trợ sàng lọc ứng viên đã xuất hiện hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tự động rà soát, tìm kiếm CV phù hợp, đánh giá khả năng của ứng viên, ngoài ra đôi khi giám đốc hoặc trưởng bộ phận tuyển dụng cũng có thể trực tiếp phỏng vấn ứng viên nên vai trò của Headhunter có thể bị đe dọa trong tương lai.
Headhunter và HR khác nhau như thế nào?
Công việc cụ thể của hai ngành này có phần giống nhau tuy nhiên, về bản chất thì chúng lại hoàn toàn là những công việc độc lập, không thể bị xem là một, bảng dưới đây sẽ cho chúng ta thấy sự khác biệt giữa HR và Headhunter:
Đặc điểm | Headhunter | HR |
Khái niệm | Tìm kiếm, chiêu mộ nhân tài cho doanh nghiệp một cách chủ động thông qua các mối quan hệ, mạng xã hội, diễn đàn,… | Đăng mô tả công việc, thông tin tuyển dụng, chờ đợi ứng viên nộp hồ sơ rồi mới phỏng vấn. Ngoài ra còn đảm nhiệm các công việc khác liên quan đến nhân sự. |
Hình thức công việc | Là bên thứ ba, thuộc về các công ty chuyên về tuyển dụng | Là thành viên của doanh nghiệp cần tuyển dụng |
Tính chất công việc | Hỗ trợ doanh nghiệp khách hàng tìm kiếm nhân tài cho vị trí mà họ đang cần | Sàng lọc hồ sơ của ứng viên, đảm bảo quy trình tuyển dụng tuân theo quy chế của tổ chức |
Cơ cấu lương | Lương cơ bản + hoa hồng dựa trên kết quả tuyển dụng | Lương tháng + Lương thưởng dựa trên hiệu suất công việc |
Mạng lưới | Làm việc với nhiều công ty, được tiếp cận với đa dạng ngành nghề | Làm việc trong chính công ty đang có nhu cầu tuyển dụng |
Áp lực công việc | Hoàn thành chỉ tiêu liên quan đến số ứng viên giới thiệu được doanh nghiệp chấp nhận tuyển dụng | Đảm đương nhiều công việc khác nhau liên quan đến quản lý nhân sự |
Thông qua bài viết dưới đây, hy vọng bạn đọc đã phần nào hình dung một cách cơ bản về công việc Headhunter và phân biệt được sự khác biệt giữa công việc này với HR.
Tuy nhiên, với chỉ một bài viết dưới dạng văn bản có lẽ là chưa đủ để bạn hiểu sâu về 2 công việc trên. Chính vì vậy, để có cái nhìn toàn diện hơn về Headhunter và Human Resource, quý anh/chị nên tham gia khóa học chuyên viên tuyển dụng tại pms.edu.vn tại Học Viện PMS. Với chương trình đào tạo được thiết kế theo phương châm “thực tiễn tạo khác biệt”, quý anh/chị sẽ được đào tạo những phương pháp vận dụng những kỹ thuật tuyển dụng hiệu quả, thu hút nhiều ứng viên tiềm năng đăng ký tham gia phỏng vấn.
Ngoài ra, từ những cách giải quyết tình huống của quý anh/chị trong các bài tập tư duy động não được các chuyên gia tại PMS thiết kế bám sát với thực tế, tin chắc rằng sau khóa học, mọi người sẽ định hướng được cho bản thân rằng mình thích hợp với nghề Headhunter hay HR.
Đăng ký nhận bản tin
Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS