Kỹ năng thuyết phục người khác, đưa ra lập luận chính xác và kêu gọi hành động đều là những yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến sự thành công trong nhiều lĩnh vực. Để nâng cao khả năng đàm phán thuyết phục của bản thân, trước tiên bản cần hiểu rõ về nó trước đã. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá khái niệm kỹ năng thuyết phục là gì? Học Viện PMS cũng sẽ đưa ra những ví dụ cụ thể và cung cấp các mẹo về cách cải thiện kỹ năng đàm phán thuyết phục của bạn. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục
1. Kỹ năng thuyết phục là gì?
Kỹ năng thuyết phục là quá trình kêu gọi người khác thực hiện một hành động hoặc đồng ý với một ý kiến của bản thân. Trong kinh doanh, khả năng thuyết phục được ứng dụng vào các công việc như: mời chào khách hàng mua sản phẩm, ký kết hợp đồng với đối tác hay thuyết phục đội nhóm tin tưởng vào quyết định của bạn…

Một nhân viên có kỹ năng thuyết phục tốt có thể tác động tích cực tinh thần làm việc của đội nhóm. Qua đó họ điều khiển các chiến lược và hướng đi để mọi người cùng đồng lòng hướng đến một mục tiêu chung. Khi được sử dụng hiệu quả, thuyết phục là một kỹ năng mềm mang lại nhiều giá trị lớn, nó ảnh hưởng đến sự thành công của từng cá nhân và toàn thể doanh nghiệp.
2. Kỹ năng đàm phán thuyết phục liên quan đến những kỹ năng mềm nào?
Một số kỹ năng mềm có tác động đến khả năng thuyết phục của một cá nhân có thể kể đến như:
2.1 Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp tốt là nền tảng để xây dựng và phát triển kỹ năng thuyết phục. Mục tiêu của thuyết phục là làm cho người khác suy nghĩ hoặc hành động theo ý của bạn. Và cách để làm điều đó nhanh nhất – đó là nói chuyện với họ.
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả bao gồm việc diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng, làm cho họ bị lôi cuốn nhờ cách ăn nói lưu loát và dễ chịu. Nếu bạn có thể chia sẻ ý kiến và suy nghĩ của mình một cách hấp dẫn và lôi cuốn, chắc chắn họ sẽ có khả năng mở lòng với bạn hơn.
Vì thế mà khả năng giao tiếp không thể thiếu trong việc thuyết phục, để nâng cao khả năng giao tiếp, các bạn có thể xem qua Khóa Học Kỹ Năng Giao Tiếp tại PMS được đào tạo bởi nhiều Chuyên gia Giảng Viên nhiều năm kinh nghiệm, chuyên đào tạo nhiều Học viên giao tiếp thành công.
2.2 Trí tuệ xúc cảm
Một khía cạnh quan trọng khác của việc thuyết phục là khả năng nhận ra và hiểu được cảm xúc của đối phương. Trí tuệ xúc cảm là loại kỹ năng bạn có thể rèn luyện được, nó giúp bạn quan sát và đặt sự quan tâm đến người khác nhằm đưa ra hướng giải quyết một cách phù hợp. Khi kết hợp cùng kỹ năng thuyết phục, trí tuệ cảm xúc giúp bạn điều chỉnh cách tư duy và lời nói sao cho phù hợp với tình huống hay thái độ của từng cá nhân khác nhau.
2.3 Kỹ năng lắng nghe tích cực
“Có qua có lại” – và tất nhiên rồi, để khách hàng có thể nghe theo ý của mình thì bạn cũng phải lắng nghe các quan điểm và lời nói của họ một cách tích cực. Hãy chú ý và tôn trọng các cuộc trò chuyện với đối phương. Bởi trước khi bạn có thể thuyết phục ai đó, bạn cần phải hiểu rõ về tính cách và mong muốn của họ trước đã.

Nhiệt tình lắng nghe ý kiến của khách hàng sẽ khiến họ cảm thấy được tôn trọng và có thiện cảm với bạn. Điều này cũng sẽ cho phép bạn hiểu rõ nhu cầu của họ, từ đó giúp bạn chuẩn bị những lập luận thuyết phục và mang lại hiệu quả.
2.4 Kỹ năng tư duy phản biện
Muốn lập luận được xây dựng tốt cần dựa trên quá trình tư duy và phản biện. Trước khi bạn có thể thuyết phục người khác tin vào một ý tưởng hoặc cam kết, họ cần hiểu tại sao việc làm như vậy sẽ là một lựa chọn hợp lý. Để cho họ thấy được điều này, bạn sẽ cần tư duy và phản biện lại với họ bằng những lý lẽ thuyết phục. Một tư duy logic và khả năng phản biện tốt sẽ giúp bạn hình thành những lập luận có sức thuyết phục cao. Từ đó cải thiện được kỹ năng thuyết phục.
2.5 Kỹ năng đàm phán thương lượng
Thuyết phục công đoạn ảnh hưởng trực tiếp đến kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh. Trong nhiều trường hợp, khách hàng mà bạn đang làm việc có thể không sẵn lòng hợp tác. Khi này, bạn sẽ cần đến kỹ năng đàm phán để đem đến một thỏa thuận mang lại lợi ích nhằm thuyết phục họ tham gia.
Để thực hiện được điều này, bạn phải hiểu rõ mong muốn và đem đến giải pháp có thể “xoa dịu nỗi đau” đó. Kỹ năng đàm phán cần được trau dồi để trở thành thứ “vũ khí” lợi hại giúp thuyết phục các vị khách hàng hay đồng nghiệp khó tính.
Nếu bạn muốn thành công hơn, hạnh phúc hơn, giàu có hơn, hãy trang bị, rèn luyện cho mình kỹ năng đàm phán thương lượng mỗi ngày để mình sẽ không bị rơi vào thế “gươm tuốt vỏ, nỏ giương dây”. Để nhanh chóng hoàn thiện kỹ năng này, các bạn có thể xem qua Khóa Học Kỹ Năng Đàm Phán Thương Lượng tại Học Viện PMS ngay nhé!
3. Mách bạn 4 mẹo để sử dụng kỹ năng thuyết phục hiệu quả
Tất nhiên không có mẹo nào khiến bạn nâng trình thuyết phục vượt bậc ngay lập tức. Để thực hiện thành công kỹ năng thuyết phục đòi hỏi thời gian, năng lượng và sự luyện tập. Dưới đây là chỉ là một số lời khuyên để bạn có cách thuyết phục người khác tốt hơn, những kinh nghiệm này đã được Học viện PMS nghiên cứu nhằm giúp bạn có được sự hình dung tốt hơn. Đó là các cách như:

3.1 Xây dựng niềm tin với đối phương
Xây dựng niềm tin là nền tảng để bắt đầu việc thuyết phục. Nếu bạn đang yêu cầu một người đưa ra quyết định có tính rủi ro hay vượt ra khỏi vùng an toàn, thì điều bắt buộc là họ phải tin tưởng vào lời nói của bạn. Để xây dựng niềm tin, bạn phải cần duy trì danh tiếng tốt. Hay khi bạn thể hiện mình là một người nhiệt tình, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác thì khi đó cũng sẽ có nhiều người sẽ dành niềm tin với bạn hơn.
3.2 Tính toán thời gian và địa điểm thích hợp
Cũng tác động đến một cuộc đàm phán thuyết phục thành công đó là việc chọn lựa thời gian và địa điểm thích hợp. Hãy chọn một địa điểm mà người nghe cảm thấy thoải mái, đó có thể là tại văn phòng, phòng họp, ở quán cà phê gần đó hay thậm chí là ở nhà của bạn. Bạn cũng nên chọn một thời điểm khi đối phương không bị căng thẳng hay gấp gáp, tránh làm việc vào những lúc như đầu tuần hay trong giờ nghỉ trưa. Điều này giúp kỹ năng thuyết phục của bạn mang lại hiệu quả tốt hơn.
3.3 Tìm kiếm điểm chung
Trước khi bắt đầu một cuộc trò chuyện, hãy trò chuyện thoải mái và tìm ra điểm chung giữa bạn và người nghe của bạn. Sau đó tập trung vào các điểm chung hoặc mục tiêu chung. Khi có sự gắn kết và thân mật người nghe cũng sẽ đồng cảm và mở lòng hơn với những ý tưởng của bạn.
3.4 Tập trung vào giá trị và lợi ích của đối phương
Khi thuyết phục ai đó, hãy thể hiện trực quan nhất những giá trị và lợi ích mà họ nhận được. Ví dụ, nếu bạn đang muốn bán một chiếc xe hơi, bạn có thể thuyết phục khách hàng bằng cách cho họ xem những thông số chất lượng và giá cả cạnh tranh của chiếc xe. Tiếp nữa, để thu hút cảm xúc của họ, hãy khơi gợi với khách hàng về việc lái xe đi chơi cùng gia đình trong chiếc xe trong những chuyến đi dã ngoại. Và nếu không cần những chuyến đi xa thì ít nhất gia đình của họ cũng cần được đi trên một chiếc xe an toàn.
4. Cách cải thiện kỹ năng thuyết phục trong giao tiếp với người khác
4.1 Mở rộng mối quan hệ
Hãy tập trung vào xây dựng sự tin tưởng và gắn kết với đồng nghiệp, khách hàng và bạn bè. Ngay cả khi bạn không cần phải sử dụng kỹ năng thuyết phục của mình với những người này, thì việc mối quan hệ với họ cũng cần thiết để giúp bạn luyện tập kỹ năng giao tiếp và trí tuệ cảm xúc. Bạn cũng có thể tìm cơ hội để xây dựng các mối quan hệ để hỗ trợ cho việc kết nối mạng lưới trong lĩnh vực của mình.

4.2 Xây dựng sự tự tin
Nếu bạn đang cố gắng thuyết phục ai đó thay đổi quyết định hoặc cam kết về một mục tiêu có thể đạt được, bạn phải thể hiện sự tự tin tuyệt đối vào phán đoán của mình. Nếu bạn thiếu tự tin hay gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý tưởng của mình, người nghe sẽ mất niềm tin vào lập luận của bạn. Để cải thiện điều này, hãy luyện tập cách thuyết phục trước và khắc phục những khuyết điểm có thể xảy ra trong quá trình này.
4.3 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp
Cải thiện kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp giúp bạn nâng cao khả năng tương tác với người khác. Luôn tìm kiếm cơ hội để bắt đầu cuộc trò chuyện hoặc đóng góp tích cực vào các cuộc thảo luận. Đóng góp ý kiến vào các quyết định và cuộc họp chung. Những điều này sẽ tạo cơ hội bạn cải thiện khả truyền đạt hiệu quả hơn qua đó kỹ năng thuyết phục cũng phát triển đáng kể.
5. Ví dụ về tình huống sử dụng kỹ năng thuyết phục
Không khó để bắt gặp các tình huống, lúc chúng ta cần phải thuyết phục người khác. Dưới đây là một số ví dụ phổ biến về những tình huống này:
- Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông (dưới dạng văn bản hoặc hình ảnh) mà đội ngũ mà đội ngũ marketing muốn thúc đẩy việc quyết định mua của khách hàng. Đây là trường hợp phổ biến đã sử dụng kỹ năng thuyết phục vào giao tiếp bán hàng.
- Người làm telesale ứng dụng kỹ năng giao tiếp qua điện thoại để thuyết phục khác hàng đăng ký dịch vụ của họ.
- Diễn giả thuyết trình sử dụng ngôn từ thu hút, nội dung lôi cuốn để tác động đến khán giả của họ.
- Giáo viên muốn dặn dò và thuyết phục học sinh học hành chăm chỉ.
- Chiến dịch xã hội để tăng cường nhận thức về các vấn đề như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, nâng cao nhận thức về vấn đề tiết kiệm nguồn nước…
- Các nhà quản lý cao cấp và chủ doanh nghiệp sử dụng kỹ năng thuyết phục để đàm phán các thỏa thuận kinh doanh có lợi cho công ty.
Đọc thêm các bài viết cùng chủ đề:
- Kỹ năng giao tiếp ứng xử trong công sở
- 14 kỹ năng giao tiếp với khách hàng hiệu quả nhất
- Kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong làm việc nhóm
- Kỹ năng phản hồi thông tin trong giao tiếp