Để phân biệt lãnh đạo và quản lý không phải là một công việc dễ dàng, bởi hai khái niệm đều liên quan đến hành động hướng dẫn và điều hành một tổ chức hay tập thể, tuy có chung định hướng nhưng cách tiếp cận và vai trò trong công việc của hai khái niệm này lại hoàn toàn khác nhau. Trong bài viết này, Học Viện PMS sẽ cùng bạn tìm hiểu về khái niệm và 5 yếu tố quan trọng giúp bạn định hình sự khác nhau giữa quản lý và lãnh đạo.
1. Những sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý
Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý đã được nhiều chuyên gia hàng đầu trên thế giới chứng minh. Mặc dù đều là những người giữ vai trò dẫn dắt tổ chức nhưng thực chất họ lại đảm nhận những trách nhiệm hoàn toàn khác nhau, cụ thể như:
1.1 Sự khác biệt trong tầm nhìn
Trong cùng một công việc, quản lý và lãnh đạo sẽ có những góc nhìn khác nhau. Hiểu một cách đơn giản hơn:
Nhà lãnh đạo là người cần phải nhìn xa trông rộng. Họ xây dựng các bước đi dài hạn, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của tổ chức. Người lãnh đạo biết vị thế công ty mình ở đâu, “tham vọng” cần hướng tới là gì và đạt được điều đó bằng cách nào? Luôn biết nghĩ đến mục tiêu và tạo động lực, thúc đẩy tinh thần đội ngũ.
Nhà quản lý là người trực tiếp điều hành quy trình để đáp ứng các “tham vọng” đã đề ra, đó có thể là các công việc như thiết lập cơ cấu nhân sư, ngân sách chi tiêu… Vì vậy, tầm nhìn của họ gắn liền với các hoạt động chi tiết và cụ thể hơn, các công việc như lên kế hoạch, tổ chức và trực tiếp thực thi các công việc để đạt được yêu cầu từ trao phó từ các nhà lãnh đạo.
>> Xem ngay: Tố chất lãnh đạo là gì? Các tố chất của người lãnh đạo giỏi
1.2 Phương pháp điều hành công việc
Để công việc của nhà quản lý được duy trì hiệu suất, họ cần đảm bảo sự phối hợp ăn ý của các phòng ban trong quy trình thực hiện chiến lược. Từ kế hoạch tổng thể, quản lý phân chia mục tiêu dài hạn thành các nhiệm vụ chi tiết, giao việc cho nguồn lực có sẵn trong tổ chức để hoàn thành công việc điều hành.
Mặt khác, nhà lãnh đạo lại đảm nhận trách nhiệm xây dựng các phương pháp tổng thể, tạo ra sự ảnh hưởng hơn là việc xây dựng quy trình, phân chia công việc cho nhân viên. Để thực thi công việc, họ xây dựng các chuẩn mực chức năng và vai trò cần thực hiện, các định hướng mà nhân viên cần phải đáp ứng để mang lại sự phát triển chung trong tương lai.
1.3 Lối tư duy theo hướng khác nhau
Nhà lãnh đạo có thiên hướng sáng tạo và luôn muốn đổi mới, không ngừng cải tiến phương pháp quản lý tổ chức. Họ nhìn thấy một bức tranh lớn và vạch ra các chiến lược dài hạn, truyền cảm hứng và động lực để cùng cấp dưới gặt hái thành quả.
Nhà quản lý thì ngược lại, họ có lối tư duy truyền thống hơn luôn cố gắng tập trung để vận hành và duy trì các hoạt động. Luôn kiểm soát những biến động và đưa ra các quyết định để giải quyết các vấn đề phát sinh.
1.4 Phạm vi tác động
Phân biệt quản lý và lãnh đạo dựa trên mức độ ảnh hưởng của người lãnh đạo là lớn hơn, họ có tác động đến toàn bộ tổ chức, bao gồm: đội ngũ nhân viên, khách hàng và đối tác… Phạm vi tác động của nhà quản lý thường thu hẹp trong đội nhóm hay một phòng ban cụ thể. Dưới đây là một số công việc để phân biệt,
Đối với người lãnh đạo:
- Nhà lãnh đạo thiết lập chiến lược và mục tiêu cần đạt được trong tháng tiếp theo cho toàn bộ công ty.
- Nhà lãnh đạo xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho tổ chức
Đối với quản lý:
- Đảm bảo công việc trong nhóm được vận hành hiệu quả
- Đào tạo và phát triển năng lực đội ngũ nhân sự.
1.5 Khối lượng và trách nhiệm với công việc
Nhà lãnh đạo sẽ có nhiều áp lực hơn khi chịu trách nhiệm về các hoạt động diễn ra trong toàn bộ công ty, trong khi nhà quản lý chỉ có trách nhiệm trong đội ngũ mà họ đảm nhân. Nhà lãnh đạo cũng phải đối mặt với những vấn đề mang tính vĩ mô như biến động kinh tế và các tình huống phát sinh.
2. Những đặc điểm mà lãnh đạo và quản lý cần sở hữu
Nhà lãnh đạo | Nhà quản lý |
Tập trung cải tiến và sự thay đổi | Tập trung và duy trì hiện trạng |
Truyền cảm hứng và thu hút sự tham gia của mọi người | Hoạch định, tổ chức và kiểm soát công việc |
Xây dựng tầm nhìn và sứ mệnh | Đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ |
Khả năng nhìn vào các chiến lược dài hạn | Khả năng tập trung vào các vấn đề chi tiết |
Khả năng kết nối và xây dựng mối quan hệ | Khả năng lập kế hoạch và tổ chức công việc hiệu quả |
Khả năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định | Khả năng quản lý rủi ro, vấn đề phát sinh |
Khả năng thích ứng và thay đổi với những biến động | Khả năng duy trì trạng thái ổn định |
3. Mối quan hệ giữa quản lý và lãnh đạo
Để một tập thể có thể phát triển vững mạnh cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai nhà quản lý và lãnh đạo với nhau, những công việc có được tóm gọn theo cách hiểu như:
- Nhà lãnh đạo đặt ra tầm nhìn, nhà quản lý theo đuổi nó.
- Nhà lãnh đạo nghĩ về ý tưởng, nhà quản lý nghĩ về thực thi.
- Lãnh đạo truyền cảm hứng cho mọi người; Người quản lý thúc đẩy thành công của họ.
- Các nhà lãnh đạo nhìn vào tương lai, các nhà quản lý làm việc trong hiện tại.
- Các nhà lãnh đạo định hình văn hóa, các nhà quản lý ủng hộ nó.
Mong rằng với 5 điểm phân biệt lãnh đạo và quản lý mà PMS đã cung cấp, đã giúp bạn định hình được sự khác biệt về tư duy hay trách nhiệm của hai vị trí này. Cùng với đó là sự đề cập đến những đặc điểm mà quản lý và lãnh đạo cần sở hữu làm cho sự tương phản đối lập giữa họ được thể hiện cách rõ ràng hơn. PMS còn rất nhiều nội dung hấp dẫn, được các chuyên gia hàng đầu nghiên cứu và giảng dạy tại lớp học kỹ năng lãnh đạo, cùng tìm hiểu ngay chương trình đào tạo cho cho lãnh đạo ngay.
Tham khảo bài viết liên quan:
- Nghệ thuật lãnh đạo là gì? Các yếu tố tạo nên nhà lãnh đạo giỏi
- Phương pháp lãnh đạo nhân viên làm việc hiệu quả
- 18 kỹ năng lãnh đạo quản lý cần thiết cho nhà lãnh đạo giỏi
Đăng ký nhận bản tin
Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS