Một trong những công cụ đơn giản nhất trong 7 công cụ quản lý thống kê đó là phiếu kiểm tra chất lượng. Là loại công cụ có thể được sử dụng trong bất kỳ trường hợp nào, mẫu thu thập có thể là cả định tính và định lượng.
Lợi ích khi sử dụng loại kiểm tra này là rất lớn, xong cách làm thì vô cùng đơn giản. Vậy để giúp bạn hình dung rõ hơn về khái niệm và cách thực hiện, cùng PMS xem qua bài viết này nhé!
Phiếu kiểm tra chất lượng là gì?
Phiếu kiểm tra chất lượng là một tài liệu được sử dụng để ghi chép thông tin của dữ liệu về số lượng, tần suất tại thời điểm có một hoạt động cần sự kiểm soát. Thông thường, quy trình ghi chép sẽ bắt đầu bằng một phiếu kiểm tra trống. Sau đó, nó ghi lại những dữ liệu cần thiết một cách dễ dàng vào ô đã được thiết kế trực tiếp trên check sheets. Điều này được diễn ra nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao.
Đây là một công cụ có thể thu thập cả dữ liệu định tính lẫn định lượng. Mỗi checksheets sẽ có cấu trúc khác nhau tùy thuộc vào từng nhu cầu dữ liệu cần thu thập và được coi là một trong 7 công cụ quản lý chất lượng cơ bản.
Khi nào cần sử dụng phiếu kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Khi quản lý quy trình một quy trình nào đó. Nhân viên có thể sử dụng checksheets để quan sát và thu thập những dữ liệu có chu kỳ lặp đi lặp lại.
- Khi thu thập dữ liệu về tần suất hoặc kiểm soát các sự kiện, vấn đề, quản lý sai lỗi, vị trí khuyết tật, nguyên nhân khuyết tật hoặc các vấn đề tương tự.
- Khi có nhu cầu thu thập dữ liệu từ quy trình sản xuất.
► Xem thêm: Chất lượng sản phẩm là gì? 5 tiêu chí đánh giá chất lượng
Các bước lập phiếu kiểm tra Check sheets
- Xem xét sự kiện hoặc vấn đề sẽ được kiểm soát bằng phiếu. Xây dựng các định nghĩa hoạt động.
- Lựa chọn thời điểm và thời gian mà sự kiện được thu thập dữ liệu.
- Thiết kế mẫu phiếu kiểm tra chất lượng. Điều này được diễn ra để giúp cho dữ liệu có thể được ghi lại một cách đơn giản. Bằng cách đánh dấu để biết được tình trạng số lượng, giúp bạn không cần phải sao chép lại nhiều lần để phân tích.
- Sau đó, thực hiện gắn nhãn cho tất cả các khoảng trống trên biểu mẫu.
- Để việc thực hiện được diễn ra suôn sẻ, bạn nên thử nghiệm sử dụng phiếu kiểm tra trong một giai đoạn ngắn. Điều này giúp bạn đảm bảo checksheets có thể thu thập dữ liệu một cách thích hợp và dễ sử dụng.
- Cuối cùng, bạn hãy đưa vào thực tế, khi diễn ra một sự kiện, hãy ghi chép lại dữ liệu trên phiếu kiểm tra Check sheet của bạn.
► Xem thêm: Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ Histogram
Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng
Các loại mẫu Check sheet:
- Phiếu kiểm tra phân phối của quy trình
- Phiếu kiểm tra nguyên nhân lỗi
- Phiếu kiểm tra vị trí phát sinh lỗi
- Phiếu kiểm tra nguyên nhân gây ra lỗi
Phiếu kiểm tra phân phối của quy trình
Loại Check sheet này được thiết kế nhằm giúp bạn hiểu được cách phân phối quy trình. Qua đó hiểu rõ hành vi của sản phẩm hoặc quy trình.
Phiếu kiểm tra nguyên nhân lỗi
Được sử dụng để đếm dữ liệu lỗi. Nghĩa là nó hỗ trợ đếm số loại hoặc số lần các lỗi được hình thành.
Phiếu kiểm tra vị trí phát sinh lỗi
Như tên gọi của loại phiếu này, nó giúp chúng ta xác định được vị trí đã phát sinh ra lỗi (có thể là công đoạn hay phân xưởng nào đó).
Phiếu kiểm tra nguyên nhân gây ra lỗi
Check sheet này giúp xác định mối quan hệ chi tiết giữa lỗi và nguyên nhân. Tại đây, chúng ta có thể thêm nhiều ký hiệu cho các lỗi khác nhau và ghi lại chúng để kiểm tra hành vi trên một máy khác nhau. Hoặc bạn có thể sử dụng nó cho các nhà vận hành khác nhau để thu thập dữ liệu về lỗi.
Lợi ích khi sử dụng Check sheets
Các giá trị dưới đây giúp cho phiếu kiểm tra trở thành một công cụ đắc lực khi thực hiện thu thập dữ liệu:
- Giữ cho dữ liệu được sắp xếp có tổ chức.
- Nhanh chóng thiết lập các tiêu chí và đặc biệt linh hoạt để ghi lại hoặc thu thập dữ liệu khi sự kiện xảy ra.
- Đọc phiếu kiểm tra rất dễ hiểu, dễ sử dụng và diễn giải kết quả.
- Dễ dàng kết hợp với nhiều công cụ khác để liên tục cải tiến quy trình. Bạn có thể sử dụng Checksheets để thu thập. Sau đó dữ liệu có thể được sử dụng để phân tích bằng biểu đồ Pareto để xác định thêm nhiều yếu tố cần thiết khác.
Chúng tôi đã cùng bạn đi qua việc định nghĩa và cách lập một Check sheet đúng cách. Cùng với đó, PMS đã cung cấp các loại mẫu phiếu kiểm tra chất lượng, để giúp bạn hiểu rõ hơn về công cụ này. Hãy ứng dụng những lợi ích của nó vào ngay công việc của bạn.
Nếu còn điều gì thắc mắc về các công cụ, hãy tìm hiểu khóa học 7 công cụ thống kê trong sản xuất của chúng tôi để được tiếp thu thêm nhiều bổ ích và cách áp dụng Check sheet hiệu quả vào công việc. Nhanh tay đăng ký ngay để nhận những ưu đãi đặc biệt từ PMS nhé.
Bài viết cùng chủ đề:
- Biểu đồ phân tán là gì? Cách vẽ biểu đồ phân tán
- Biểu đồ kiểm soát là gì? Có mấy loại biểu đồ kiểm soát
- Biểu đồ nhân quả là gì? Cách xây dựng biểu đồ nhân quả
Đăng ký nhận bản tin
Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS