Mô hình kinh doanh B2C là một hình thức thương mại phổ biến, trong đó các doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc dịch vụ trực tiếp cho cá nhân. Cấu trúc này hỗ trợ các giao dịch hàng ngày, từ mua hàng tạp hóa đến mua sắm trực tuyến trên toàn thế giới.
Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin liên quan về mô hình kinh doanh B2C và phân biệt giữa B2C và B2B. Xem ngay!
B2C là gì?
B2C viết tắt của Business to Consumer (Doanh nghiệp đến người tiêu dùng), là mô hình bán lẻ đề cập đến quá trình bán sản phẩm và dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng, không qua trung gian. Hầu hết các công ty bán trực tiếp cho người tiêu dùng đều được gọi là bán hàng B2C.
Ví dụ về công ty Amazon, đây là nền tảng bán lẻ trực tuyến để bán trực tiếp sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng. Bên cạnh đó, còn rất nhiều công ty B2C nổi tiếng khác trên thế giới như Meta, Netflix, Uber, eBay,..
Các mô hình kinh doanh B2C phổ biến
Người bán trực tiếp
Đây là mô hình phổ biến nhất mà người tiêu dùng mua hàng trực tiếp từ các nhà bán lẻ trực tuyến. Những công ty này có thể bao gồm các nhà sản xuất, doanh nghiệp nhỏ hoặc các cửa hàng trực tuyến của các cửa hàng bách hóa bán sản phẩm từ các nhà sản xuất khác nhau.
Người trung gian
Thay vì cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của riêng mình, các công ty thương mại điện tử sẽ cung cấp một nền tảng để kết nối người mua với người bán. Đơn vị trung gian trực tuyến thường hưởng lợi bằng cách tính một tỷ lệ phần trăm nhỏ cho mỗi lần bán từ nhà cung cấp. Người tiêu dùng thường sử dụng người trung gian vì họ cung cấp mức giá thấp hơn, phổ biến hiện nay là các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada,…
Mô hình B2C dựa trên quảng cáo
Mô hình này sử dụng nội dung miễn phí để thu hút khách truy cập vào trang web và những khách truy cập đó khi vào sẽ thấy quảng cáo hoặc trực tuyến. Lượng truy cập web lớn được sử dụng để bán quảng cáo, bán hàng hóa và dịch vụ.
Ví dụ các trang web tin tức truyền thông như VnExpress, Kenh14, các trang này cung cấp nội dung tin tức miễn phí để thu hút lượng truy cập lớn người đọc. Sau đó, họ sẽ sử dụng không gian trên website để đặt quảng cáo cho các doanh nghiệp khác bằng hình thức quảng cáo như gắn từ banner, video, bài viết PR.
Dựa trên cộng đồng
Tương tự như các công ty B2C dựa trên quảng cáo, các công ty dựa trên cộng đồng sử dụng các cộng đồng trực tuyến tập trung vào các danh tính, sở thích và thông tin cụ thể. Họ sử dụng dữ liệu họ nhận được từ người dùng trang web, chẳng hạn như dữ liệu nhân khẩu học và vị trí địa lý, để kết nối những người dùng đó với các quảng cáo được nhắm mục tiêu. Ví dụ các trang mạng xã hội như Facebook và diễn đàn trực tuyến.
Mô hình B2C trả phí
Các trang web trực tiếp đến người tiêu dùng như Netflix yêu cầu đăng ký trả phí để đổi lấy quyền truy cập không giới hạn vào nội dung của họ. Trang web cũng có thể cung cấp nội dung miễn phí nhưng có giới hạn trong khi tính phí cho hầu hết các nội dung.
Ví dụ như các ứng dụng Youtube Premium, Spotify cho phép người tiêu dùng sử dụng miễn phí tuy nhiên cần trả phí để việc trải nghiệm được tối ưu hơn như chặn quảng cáo, được xem hết tất cả nội dung.
Phân biệt giữa mô hình B2C với B2B
Sự khác biệt chính giữa bán hàng B2C và bán hàng B2B đó là bán hàng cho ai. Các doanh nghiệp B2C sẽ bán hàng cho người tiêu dùng, còn doanh nghiệp B2B sẽ bán hàng cho các doanh nghiệp khác. Để so sánh chi tiết hơn, hãy cùng xem các đặc điểm của hai mô hình này dưới đây:
Đặc điểm mô hình B2C:
- Các giao dịch thường có số tiền nhỏ và giá trị mua hàng nhỏ.
- Người tiêu dùng thường là cá nhân và hộ gia đình.
- Bán hàng hướng đến bán sản phẩm hoặc dịch vụ hơn là xây dựng mối quan hệ.
- Quyết định mua hàng thường mang tính bốc đồng hoặc cảm xúc.
- Chu kỳ bán hàng B2C thường chỉ có một bước, dễ dàng.
- Mục tiêu thúc đẩy nhận diện thương hiệu.
Đặc điểm mô hình B2B:
- Các giao dịch thường có số tiền lớn hơn và giá trị mua lớn.
- Có nhiều người tham gia vào quyết định mua hàng bao gồm nhiều phòng ban trong một tổ chức.
- Quá trình bán hàng thường dựa trên mối quan hệ.
- Quyết định mua hàng được tính toán kỹ lưỡng và hợp lý.
- Chu kỳ bán hàng dài hơn và phức tạp hơn.
- Mục tiêu dài hạn thúc đẩy việc mua hàng.
► Tham khảo thêm: Khóa học kỹ năng bán hàng B2B chuyên nghiệp
Lợi ích của mô hình kinh doanh B2C
Tiết kiệm chi phí
Với mô hình B2C, doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí vận hành và cơ sở hạ tầng vật lý. Khi đó, các chi phí về vật tư như tiền thuê cửa hàng, điện, nước, tiền lương cho đội ngũ nhân viên bán hàng sẽ được giảm đi đáng kể.
Mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng
Các doanh nghiệp B2C quy mô lớn thường có đối tượng khách hàng mục tiêu lớn. Họ sử dụng các quảng cáo và chiến lược toàn cầu có thể tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng thông qua internet và phương tiện truyền thông xã hội.
Cá nhân hóa
Các doanh nghiệp B2C có thể tiếp thị trực tiếp đến từng phân khúc người tiêu dùng và đối tượng mục tiêu thích hợp, cho phép các công ty cá nhân hóa hoạt động tiếp thị của mình cho từng người tiêu dùng.
Quản lý trải nghiệm khách hàng
Mô hình bán hàng B2B giúp cả doanh nghiệp trực tuyến và truyền thống đều có toàn quyền kiểm soát trải nghiệm người dùng. Dựa vào việc kiểm soát này, có thể đem lại trải nghiệm dịch vụ khách hàng tốt hơn, tăng cường bán chéo và lòng trung thành của khách hàng .
Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
Khi bán hàng trực tiếp cho khách hàng, doanh nghiệp có thể thu thập phản hồi từ khách hàng qua các kênh khác nhau và tương tác tích cực với họ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của họ. Nhờ vậy, doanh nghiệp có những thông tin quan trọng từ khách hàng để có thể cải thiện sản phẩm và dịch vụ tốt hơn.
Tăng trưởng doanh thu
B2C là một trong những mô hình kinh doanh thúc đẩy doanh số tăng mạnh của thương mại điện tử trong thập kỷ qua. Theo báo cáo gần nhất, ngành thương mại điện tử tại Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong quý II/2024, với tổng giá trị giao dịch của 4 sàn công ty TMĐT lớn (Shopee, Tik Tok Shop, Lazada và Tiki) đạt 87,37 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 10,4% so với quý trước đó.
Qua đó cho thấy tiềm năng và sự phát triển không ngừng của thị trường thương mại điện tử trong nước, đây là cơ hội để các doanh nghiệp nâng cao doanh số bán hàng, nhưng điều này phải đi kèm với sản phẩm và dịch vụ phải tốt và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng chuyển biến tích cực.
Cách tối ưu chiến lược tiếp thị cho mô hình B2C
Tối ưu hóa Website
Tối ưu SEO giúp website doanh nghiệp xuất hiện nhiều hơn trong kết quả tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,… Từ đó thu hút nhiều lượt truy cập tự nhiên từ người dùng có nhu cầu tìm kiếm sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp, nhờ vậy doanh nghiệp cắt giảm được chi phí quảng cáo.
Để tối ưu website, doanh nghiệp cần thiết kế web với giao diện gần gũi, dễ sử dụng, tốc độ tải trang nhanh, danh mục sản phẩm và dịch vụ được phân loại rõ ràng, nội dung cung cấp hữu ích phù hợp với những gì mà người dùng cần tìm kiếm. Khi đã tối ưu trang web tốt thì khả năng người dùng thực hiện hành động mua hàng sẽ cao hơn.
Social Media
Số lượng người dùng ngày càng nhiều trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến hiện như Facebook, Youtube, TikTok, Instagram, Thread,… doanh nghiệp có thể tận dụng các kênh này để tiếp cận người tiêu dùng qua các dịch Marketing phù hợp cho từng kênh với những nội dung hấp dẫn, thú vị hoặc chạy quảng cáo trả phí.
Bên cạnh đó, đây là nơi doanh nghiệp B2C có thể tương tác trực tiếp với khách hàng thông qua các feedback, phản hồi, thắc mắc của khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiết và tạo lòng trung thành khách hàng qua từng ngày.
Email Marketing
Email marketing là công cụ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng hiệu quả đến khách hàng qua hộp thư với mục đích gửi những thông điệp của thương hiệu. Những Email này có thể mang tính chất chia sẻ tin tức, chương trình khuyến mại, ra mắt sản phẩm mới, thông báo sự kiện,… Việc chia sẻ những thông tin hữu ích từ email sẽ tạo sự kết nối chặt chẽ với khách hàng và xây dựng mối quan hệ với họ, từ đó thúc đẩy hành động mua hàng dần dần.
Ứng dụng di động
Trong những năm qua, sự phát triển bùng nổ của internet và smartphone, đã tạo ra nhiều nền tảng ứng dụng di động (Application) về mọi lĩnh vực ra mắt trên thế giới, đáp ứng được nhu cầu xã hội và người tiêu dùng hiện nay. Phát triển ứng dụng di động đang được nhiều doanh nghiệp và các startup công nghệ quan tâm theo đuổi vì số lượng người dùng tham gia ngày càng gia tăng mạnh mẽ.
Vì thế, trên các ứng dụng di động, doanh nghiệp hãy cung cấp các chương trình ưu đãi, mã giảm giá hay điểm thưởng tích lũy để khách hàng cảm thấy được cung cấp những lợi ích dành riêng cho họ, từ đó thúc đẩy động lực mua hàng và tiếp tục sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn.
Cá nhân hoá
Thay vì tiếp cận một cách rộng rãi, cá nhân hóa trong B2C giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt từng nhu cầu của người tiêu dùng. Nó cho phép thu thập thông tin cá nhân, sở thích và hành vi tiêu dùng của từng khách hàng. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tạo ra các chiến lược tiếp thị phù hợp cho mỗi khách hàng đều có thể cảm nhận được giá trị mà doanh nghiệp muốn truyền tải.
Bài viết trên đã cung cấp các thông tin về mô hình bán hàng B2C cũng như cách tối ưu chiến lược Marketing cho mô hình này. Hi vọng bạn có thể lựa chọn những chiến lược phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp mình.
Đăng ký nhận bản tin
Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS