Lãnh đạo chuyển đổi: Bí quyết lãnh đạo thành công trong thời đại mới

Trong thị trường kinh doanh đầy cạnh tranh và không ngừng biến đổi, lãnh đạo chuyển đổi không chỉ thích nghi với thay đổi, mà còn dẫn dắt tổ chức tiến về phía trước và tạo ra giá trị mới. Để tìm hiểu rõ hơn về lãnh đạo chuyển đổi là gì? Đặc điểm, ưu nhược điểm và các ví dụ thực tế về phong cách này tại bài viết dưới đây.

phong cách lãnh đạo chuyển đổi

1. Lãnh đạo chuyển đổi là gì?

Lãnh đạo chuyển đổi (Transformational Leadership) là phong cách lãnh đạo tập trung vào việc truyền cảm hứng tích cực cho nhân viên, phát triển những cách thức mới và cải thiện con đường dẫn đến thành công trong tương lai. Những nhà lãnh đạo không chỉ tham gia vào quá trình, mà còn hỗ trợ mọi thành viên trong nhóm đạt được thành công.

Các nhà lãnh đạo chuyển đổi kiểm soát các tình huống bằng cách truyền đạt tầm nhìn rõ ràng về mục tiêu của nhóm. Họ tỏ ra niềm đam mê với công việc và có khả năng truyền cảm hứng cho nhân viên, giúp họ cảm thấy được nạp lại năng lượng.

lãnh đạo chuyển đổi là gì

Mặc dù các nhà lãnh đạo chuyển đổi thường được ngưỡng mộ, nhưng họ không tìm kiếm sự khen ngợi hay tán dương, bởi vì ưu tiên hàng đầu của họ là hành động cho lợi ích tốt nhất của tổ chức. Nên các quyết định được đưa ra từ họ đều dựa trên các giá trị, tầm nhìn và mục tiêu của tổ chức.

2. Khái niệm lãnh đạo chuyển đổi được biết từ đâu?

Ban đầu, khái niệm về lãnh đạo chuyển đổi được đưa ra bởi chuyên gia về lãnh đạo và tác giả của tiểu sử về tổng thống James MacGregor Burns. Theo Burns, khả năng lãnh đạo Transformational thể hiện khi “người lãnh đạo và những người phục tùng giúp nhau tiến bộ vượt lên mức độ đạo đức và động lực cao hơn”.

Sau đó, nhà nghiên cứu Bernard Bass đã mở rộng và phát triển những ý tưởng ban đầu của Burns. Theo Bass, lãnh đạo chuyển đổi có thể được xác định dựa trên ảnh hưởng của nó đối với những người theo sau. Ông đề xuất rằng các nhà lãnh đạo sẽ thu hút sự tin tưởng, tôn trọng và ngưỡng mộ từ những người theo họ.

Nhà nghiên cứu Bernard Bass
Nhà nghiên cứu Bernard Bass

Mặc dù lý thuyết của Bass đã được phát triển từ những năm 70, nhưng vẫn được coi là một mô hình lãnh đạo hiệu quả được áp dụng cho đến ngày nay. Phong cách lãnh đạo này không bao giờ lỗi thời, nó chỉ thay đổi tùy theo môi trường mà nó được sử dụng.

Đọc thêm: Khái niệm lãnh đạo theo tình huống: Ưu nhược điểm và ví dụ

3. Đặc điểm của lãnh đạo chuyển đổi

Theo Bass, những đặc điểm của phong cách này bao gồm:

  • Khả năng khuyến khích mọi người đổi mới, sáng tạo và không ngừng học hỏi.
  • Là người chủ động giải quyết các vấn đề và sẵn sàng chịu trách nhiệm.
  • Truyền cảm hứng cho các thành viên trong nhóm để mọi người phát triển theo hướng tích cực.
  • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp bằng cách khuyến khích nhân viên hướng tới lợi ích chung thay vì tập trung vào lợi ích cá nhân.
  • Họ là người luôn công bằng, chính trực và là tấm gương tiêu chuẩn đạo đức để mọi người cũng phải làm như vậy.
  • Cung cấp huấn luyện và hỗ trợ nhân viên, đồng thời cho phép họ đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ.
  • Tập trung vào sự hợp tác, giao tiếp cởi mở và tính xác thực.
  • Lắng nghe tích cức
  • Khả năng thích ứng
  • Tư duy cởi mở

đặc điểm phong cách lãnh đạo chuyển đổi

4. Ưu và nhược điểm phong cách lãnh đạo chuyển đổi

4.1 Ưu điểm

  • Cách tiếp cận quản lý linh hoạt, nơi nhân viên được khuyến khích tự do thử nghiệm và đề xuất ý tưởng mới cũng như phương pháp tiếp cận sáng tạo.
  • Nhân viên được khuyến khích tạo ra giá trị cho tổ chức hơn là chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân của họ.
  • Nhiều ý tưởng và phương pháp mới thường xuất phát từ người thực hiện công việc.
  • Phong cách này thích hợp với môi trường kinh doanh có sự thay đổi nhanh chóng hoặc có khả năng thích ứng với sự thay đổi và chỉ huy tổ chức vượt qua thách thức.
  • Xây dựng niềm tin và gắn kết giữa các thành viên trong nhóm qua việc trò chuyện cởi mở, tôn trọng nhau.
  • Với một môi trường làm việc tích cực, nhà lãnh đạo thường hỗ trợ, động viên nhân viên nhằm tăng cường hiệu suất làm việc và đạt được kết quả vượt trội cho công ty.

4.2 Nhược điểm

Ngoài các ưu điểm ở trên ra, phong cách này cũng có một số nhược điểm thường thấy, cơ thể:

  • Nếu tầm nhìn quá rộng lớn, nhân viên có thể kiệt sức, chán nản trong quá trình cố gắng thực hiện hoặc họ không thích nghi được.
  • Luôn tồn tại nguy cơ nhân viên sẽ không đồng ý với tầm nhìn của nhà lãnh đạo. Điều này không đồng nghĩa rằng họ sẽ không thực hiện công việc của mình, mà có thể khi thực hiện nó sẽ không hiệu quả.
  • Đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lược, khả năng truyền cảm hứng và kỹ năng giao tiếp hiệu quả, nhưng không phải ai cũng có.
  • Không phù hợp với các tổ chức đang trải qua giai đoạn khủng hoảng hoặc cần sự ổn định.
  • Các thành viên trong nhóm phụ thuộc vào nhà lãnh đạo, nếu nhà lãnh đạo rời đi sẽ khó khăn trong việc duy trì sự phát triển.
  • Để tạo ra môi trường làm việc khuyến khích sự sáng tạo, cần đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, thiết bị và chương trình đào tạo nhân viên.

Hiểu được những vấn đề này, Học Viện PMS có tổ chức các chương trình đào tạo public cho nhân viên hay đào tạo tại doanh nghiệp với mức giá cực tốt cho doanh nghiệp. Nếu quan tâm có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline/fanpage để được hỗ trợ chi tiết.

Bài viết cùng chủ đề:

5. Ví dụ về phong cách lãnh đạo chuyển đổi

5.1 Jack Welch

Jack Welch, cựu CEO của General Electric (GE), được biết đến như một trong những nhà lãnh đạo chuyển đổi nổi tiếng nhất trong lịch sử kinh doanh. Trong suốt 20 năm dẫn dắt GE, từ năm 1981 đến năm 2001, ông đã đưa công ty tăng trưởng ấn tượng, với giá trị thị trường tăng lên gấp 40 lần.

Welch có tầm nhìn là biến GE thành công ty hàng đầu thế giới trong mọi lĩnh vực mà họ tham gia, ông đã truyền đạt tầm nhìn này cho nhân viên bằng cách thiết lập những mục tiêu đầy tham vọng và không ngừng khuyến khích họ đưa ra các ý tưởng và thử nghiệm những cách thức mới.

Jack Welch cựu CEO của General Electric
Jack Welch cựu CEO của General Electric

Để làm được điều đó, ông thường xuyên quan tâm, trò chuyện với nhân viên để chia sẻ tầm nhìn, khơi dậy niềm đam mê của họ trong công việc. Vì ông tin rằng, việc trao quyền cho nhân viên và cho họ cơ hội để thực hiện sẽ phát huy hết tiềm năng của họ.

5.2 Steve Jobs

Steve Jobs, đồng sáng lập và CEO của Apple, được biết đến là nhà lãnh đạo chuyển đổi tài ba. Ông có tầm nhìn biến Apple thành một trong những công ty công nghệ hàng đầu toàn cầu, sáng tạo ra những sản phẩm đổi đời cho mọi người.

Steve Jobs đồng sáng lập và CEO của Apple
Steve Jobs đồng sáng lập và CEO của Apple

Jobs đã đổi mới trên cơ sở sản phẩm gốc của Microsoft và xây dựng hệ sinh thái phần mềm. Cook tiếp tục mở rộng tầm nhìn của Jobs, giữ vững sự tập trung vào đổi mới, phần mềm và lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.

5.3 Jeff Bezos

Jeff Bezos, người sáng lập và CEO của Amazon được Harvard Business Review đánh giá là là một nhà lãnh đạo chuyển đổi vĩ đại với tầm nhìn xa và khả năng truyền cảm hứng cho nhân viên.

Jeff Bezos thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới trong Amazon bằng cách tạo ra một môi trường khuyến khích mọi người đưa ra ý tưởng mới và thử nghiệm các phương pháp làm việc mới. Ông cũng ủng hộ văn hóa “thất bại nhanh chóng”, khuyến khích nhân viên chấp nhận rủi ro và học hỏi từ những thất bại đó.

Jeff Bezos người sáng lập và CEO của Amazon
Jeff Bezos người sáng lập và CEO của Amazon

Ông cũng được biết đến với việc đặt ra những tiêu chuẩn cao cho nhân viên và khích lệ họ luôn cố gắng hết mình. Vì ông tin tưởng nhân viên và trao quyền cho họ để họ có cơ hội phát triển tiềm năng của mình.

6. Sự khác nhau giữa lãnh đạo chuyển đổi và lãnh đạo giao dịch

Lãnh đạo chuyển đổi thường đối lập với lãnh đạo giao dịch, cụ thể:

  • Cách tiếp cận lãnh đạo giao dịch tập trung thúc đẩy cấp dưới qua việc sử dụng phần thưởng và hình phạt.
  • Cách tiếp cận chuyển đổi tập trung vào giao tiếp, truyền cảm hứng và củng cố tích cực, các nhà lãnh đạo giao dịch sẽ giám sát hiệu suất, tạo ra các thói quen để tối đa hóa hiệu quả.

Mặc dù cách tiếp cận giao dịch có thể có hiệu quả trong một số trường hợp, nhưng nó không thúc đẩy lòng trung thành, sự đổi mới hoặc tính sáng tạo của nhân viên.

Để hình dung rõ hơn, các bạn có thể xem bảng so sánh dưới đây:

bảng so sánh lãnh đạo chuyển đổi và lãnh đạo giao dịch

Với những gì mà chúng tôi chia sẻ ở trên về phong cách lãnh đạo chuyển đổi, mong rằng bạn đã biết cách áp dụng các nguyên tắc và kỹ năng của kiểu lãnh đạo này để có thể tạo ra giá trị mới cho tổ chức, khách hàng và cộng đồng.

Để nâng cao kỹ năng lãnh đạo mới nhất hiện nay, PMS giới thiệu đến bạn khóa học kỹ năng lãnh đạo nhóm chuyên nghiệp, hiệu quả. Đây là chương trình đặc biệt được giảng từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo với phương pháp giảng dạy độc đáo, sôi nổi và mang tính ứng dụng cao vào trong suốt chương trình (80% quá trình học).

Xem thêm các phong cách lãnh đạo khác:

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *