Nghệ thuật quản lý nhân sự là một khía cạnh quan trọng trong lĩnh vực điều hành quản lý nguồn nhân lực của tổ chức. Trang bị các kỹ năng quản trị nhân sự cần thiết giúp cho công tác quản trị trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả cao. Trong bài viết này, Học viện PMS sẽ trình bày vai trò của nghệ thuật quản lý nhân sự cần trang bị để phát triển nghệ thuật quản lý này. Mời bạn cùng tìm hiểu nhé!
1. Nghệ thuật quản lý nhân sự là gì?
Nghệ thuật quản lý nhân sự là sự phản ánh mức độ hiệu quả của công việc tuyển dụng và quản lý đội ngũ nhân lực trong doanh nghiệp. Thuật ngữ này cũng thể hiện khả năng hoàn thành tốt các vấn đề liên quan đến tình hình nhân sự, bao gồm việc kiểm soát việc quản lý và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp bên trong tổ chức. Hướng đến sự phát triển tổng thể của doanh nghiệp.
2. Vai trò của nghệ thuật quản lý nhân sự trong doanh nghiệp
Quá trình phát triển nghệ thuật quản lý đòi hỏi sự kết hợp giữa ba lĩnh vực là: quản trị kinh doanh, quản trị chiến lược, phân tích và thấu hiểu tâm lý.
Ngoài ra, nhà quản lý nhân sự cần trang bị các kỹ năng mềm cần thiết, biết cách giải quyết vấn đề một cách khéo léo và tinh tế, luôn thích nghi nhanh chóng với những biến đối của xã hội và công nghệ. Qua đó luôn đảm bảo môi trường làm việc tốt nhất, đem lại sự hài lòng và hợp tác từ phía nhân viên.
Vậy bạn đã biết công việc quản lý nhân sự là làm gì hay chưa?
3. Tổng hợp 12 nghệ thuật quản lý nhân sự cho nhà lãnh đạo
3.1 Trang bị kỹ năng giao tiếp
Việc giao tiếp tốt và xây dựng một môi trường giao tiếp lành mạnh tạo nên sự hiệu quả trong truyền tải thông điệp. Điều này bao gồm sự kế hợp giữa khả năng lắng nghe, xử lý xung đột, tạo sự tin tưởng, mạnh dạn trao đổi ý kiến giữa quản lý và cấp dưới, cũng như giữa các bộ phận phòng ban và cá nhân trong tổ chức.
Trang bị kỹ năng giao tiếp là một phần quan trọng của nghệ thuật quản lý nhân sự để đảm bảo tinh thần hợp tác và sự hài lòng của nhân viên.
3.2 Lắng nghe và thấu hiểu
Lắng nghe và đồng cảm giúp nhà quản lý hiểu rõ nhân viên của mình, qua đó khéo léo xử lý các tình huống giúp giảm bớt căng thẳng. Khi được thấu hiểu, nhân viên cảm thấy được tôn trọng và gia tăng sự trung thành của họ với tổ chức. Điều này giúp xây dựng mối quan hệ tích cực, giải quyết xung đột, thúc đẩy sự cam kết và nâng cao hiệu suất làm việc.
3.3 Gắn kết đội ngũ nhân sự hướng đến mục tiêu chung
Thúc đẩy sự đồng lòng cùng hướng đến mục tiêu chung là một giá trị lớn mà nghệ thuật quản lý nhân sự mang lại. Để điều này được diễn ra, nhà quản lý cần thiết lập mục tiêu cụ thể và thực tế, có sự trao đổi với nhân viên về khả năng thực hiện để đảm bảo mục tiêu được phát triển phù hợp. Khi đội ngũ nhân sự được gắn kết hướng đến mục tiêu chung, tổ chức có khả năng tận dụng tối đa sự đóng góp của mọi người, tạo ra môi trường làm việc tích cực và thúc đẩy sự phát triển và thành công của tổ chức.
3.4 Có trách nhiệm với các quyết định
Điều này được xem như bản lĩnh của nghệ thuật quản lý nhân sự, thay vì chỉ trích, phê bình các cá nhân khi có vấn đề phát sinh. Nhà quản lý cần nhận trách nhiệm về mình và cùng đội nhóm của mình tìm cách giải quyết. Điều này bao gồm việc xem xét kỹ lưỡng các thông tin và ra quyết định để khắc phục sự cố. Qua đó giúp duy trì sự minh bạch trong tổ chức, tạo ra mối quan hệ tích cực với nhân viên và cùng “gặt hái” những mục tiêu mong muốn.
3.5 Tôn trọng nhân sự
Trong quá trình hoạt động, chúng tôi nhận ra được một chân lý rằng: Cho dù bạn đang đứng ở cương vị nào đi chăng nữa thì bạn đều phải có thái độ tôn trọng với mọi người, kế cả với cấp dưới. Đây là yếu tố cốt lõi giúp bạn có được sự tín nhiệm từ nhân viên. Khi bạn chủ động tôn trọng cấp dưới thì bạn chắc chắn sẽ nhận lại được những sự tôn trọng tương ứng.
3.6 Xây dựng chính sách khen thưởng, kỷ luật rõ ràng
Để nhận được sự cam kết của nhân viên, nhà lãnh đạo cần thiết lập các quy định kỷ luật và các tiêu chuẩn khen thưởng phù hợp.
Điều này bao gồm việc xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá dựa trên hiệu suất và hành vi làm việc của họ, đồng thời tạo ra các quy trình cụ thể để xử lý các trường hợp liên quan đến khen thưởng và kỷ luật. Mục tiêu của công việc này là đảm bảo tính công bằng và đồng nhất trong nghệ thuật quản lý nhân sự.
Tìm hiểu thêm: Các tiêu chí đánh giá nhân viên
3.7 Linh hoạt xử lý rủi ro
Nghệ thuật quản lý nhân sự là khả năng linh hoạt trong việc đối phó với những tình huống phát sinh không mong muốn hoặc các rủi ro liên quan. Đó là quá trình phân tích rủi ro, xây dựng kế hoạch dự phòng, và điều chỉnh chiến lược quản trị nhân sự để đối phó với những thách thức và biến đổi mong muốn. Linh hoạt xử lý rủi ro giúp tổ chức thích nghi và duy trì sự ổn định trong môi trường làm việc đầy biến động.
3.8 Định hướng phát triển năng lực nhân viên
Theo kinh nghiệm đào tạo của PMS, chúng tôi thường nhận thấy rằng, lý do khiến số lượng lớn các trường hợp nghỉ việc của nhân viên đó là họ nhận thấy công ty không còn đủ điều kiện để họ tiếp tục nâng cao năng lực bản thân được nữa. Nhân viên có xu hướng tìm kiếm các cơ hội mới để thay đổi môi trường làm việc.
Để giải quyết tình trạng này, nhà lãnh đạo cần đánh giá và định hướng sự phát triển của nhân viên, xây dựng lộ trình phát triển cụ thể và rõ ràng. Đồng thời tạo điều kiện để nhân viên ngày càng thăng tiến và có sự đóng góp vào sự thành công của tổ chức.
3.9 Học hỏi và tích lũy kinh nghiệm
Luôn có ý thức học tập và trau dồi kinh nghiệm thường xuyên. Bắt kịp với những thay đổi của nền kinh tế, xã hội, công nghệ là nền tảng giúp cho nghệ thuật quản lý nhân sự của người lãnh đạo ngày càng hoàn thiện và tiến bộ hơn.
3.10 Trao quyền và động viên nhân viên
Trao quyền là việc cho phép nhân viên có quyền hành và trách nhiệm tham gia vào quyết định và quản lý công việc của họ trong một mức độ nhất định. Trao quyền giúp giảm tải khối lượng công việc của nhà quản trị nhân sự. Ngoài ra, điều này còn tạo cơ hội cho nhân viên được vận dụng kiến thức và kỹ năng của mình để đóng góp vào các quyết định và giải quyết các vấn đề công việc.
Động viên nhân viên thông qua phần thưởng, công nhận, và sự củng cố. Điều này giúp tạo sự hợp tác, tinh thần làm việc và sự đóng góp tích cực của họ trong tổ chức.
3.11 Hiểu rõ điểm mạnh, yếu của đội ngũ nhân sự
Nhà lãnh đạo cần hiểu rõ điểm mạnh và yếu của đội ngũ nhân sự để quản lý và tạo ra kế hoạch phát triển cá nhân phù hợp.
3.12 Tham gia các chương trình phát triển kỹ năng
Tham gia các chương trình đào tạo giúp nhà lãnh đạo có cơ hội nâng cao khả năng và nghệ thuật quản lý nhân sự một cách bài bản và chuyên nghiệp.
Tại PMS, chúng tôi đã triển khai “Khóa học Quản trị Nhân sự nâng cao” với mục tiêu giúp cho người học được phát triển kỹ năng quản lý và phát triển đội ngũ nhân sự; có cái nhìn và tư duy đúng về nghệ thuật quản lý nhân sự bắt kịp với thời đại. Học viện PMS cam kết nền tảng chất lượng đào tạo và giảng viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm thực tế luôn hết mình vì học viên.
Các bài viết cùng chủ đề:
Đăng ký nhận bản tin
Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS