Với thời buổi kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay, thì việc gặp phải rủi ro trong quá trình kinh doanh là điều khó tránh khỏi của các doanh nghiệp. Do đó, việc xây dựng cho mình quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp là một trong những điều cần thiết để triển khai trong doanh nghiệp với mục đích có thể kiểm soát tốt những phát sinh không đáng có ảnh hưởng đến việc kinh doanh.
Chính vì vậy, để có thể hiểu thêm về các bước quản trị rủi ro hiệu quả trong doanh nghiệp, hãy cùng PSM tìm hiểu ngay bài viết bên dưới nhé!
1. Quản trị rủi ro doanh nghiệp là gì?
Quản trị rủi ro doanh nghiệp là một hoạt động xây dựng có hệ thống bài bản và quy trình rõ ràng nhằm quản lý, dự đoán, tìm và đưa giải pháp, chiến lược nhằm giảm thiểu các tình huống có thể trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến việc phát triển kinh doanh của Doanh nghiệp.
Đồng thời, quản trị rủi ro còn là cơ sở để xử lý các rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh của Doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa nguồn lực, các mối quan hệ rủi ro và lợi nhuận. Ngoài ra, quản trị rủi ro còn giúp đồng thời giám sát một cách hiệu quả nhất các chỉ rủi ro tài chính trong các hoạt động của Doanh nghiệp.
2. Các bước quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp
Bước 1: Thiết lập phạm vi rủi ro
Việc đầu tiên và cũng là việc quan trọng trong quy trình quản trị rủi ro Doanh nghiệp đó là sự tập trung để xác định phạm vi rủi ro trong bản kế hoạch. Đây là bước giúp cho Doanh nghiệp khoanh vùng được phạm vi ảnh hưởng và dễ dàng tập trung nguồn lực cũng như có được những phương án giải quyết kịp thời và phù hợp.
Do đó, để xác định phạm vi rủi ro một cách chính xác nhất, Doanh nghiệp cần áp dụng những phương pháp và công việc cần làm sau:
- Xác định phạm vi quản trị rủi ro
- Mục tiêu của quản trị rủi ro doanh nghiệp
- Lộ trình xử lý rủi ro
- Các phương pháp giải quyết rủi ro
Bước 2: Nhận dạng rủi ro
Khi tiến hành nhận dạng các rủi ro Doanh nghiệp cần phải xem xét thật kỹ những yếu tố chính làm cản trở có thể bắt nguồn từ nguyên nhân là từ ảnh hưởng của môi trường bên ngoài như:
- Pháp luật
- Khí hậu
- Vấn đề chính trị
- Các tác động của xã hội
- …
Ngoài ra, những nguyên nhân khác có thể tạo ra rủi ro trong Doanh nghiệp đó là đội ngũ quản lý nhân lực, bộ máy điều hành, quản lý,…Do đó, nhiệm vụ của Doanh nghiệp là phải lên kế hoạch và nhận dạng nhiều nhất và chính xác nhất tất cả các loại rủi ro có thể xảy ra.
Bước 3: Đánh giá rủi ro
Để đo lường chính xác mức độ ảnh hưởng của từng rủi ro cụ thể, Doanh nghiệp cần thực hiện theo 2 tiêu chí sau:
- Hậu quả nếu phát sinh rủi ro.
- Xác suất xảy ra rủi ro
Bên cạnh đó, Doanh nghiệp có thể dựa vào những số liệu thực tế hoặc sự kiện trong quá khứ hoạt động để có nguồn thông tin chính xác nhất phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro doanh nghiệp.
Bước 4: Chọn phương án xử lý rủi ro
Tránh rủi ro:
- Không nên thực hiện các hành vi có thể phát sinh hoặc tạo ra những rủi ro không đáng có
- Không nên áp dụng các biện pháp để xử lý các rủi ro nhưng lại vô tình đánh mất các lợi ích và giá trị của Doanh nghiệp
Giảm thiểu rủi ro:
- Làm giảm thiếu các tác hại từ những sự cố có thể xảy ra rủi ro
- Có thể thuê bên ngoài như: thuê tư vấn pháp lý và tư vấn tài chính
Chuyển giao rủi ro:
- Sử dụng các công cụ bảo đảm trong ký kết hợp đồng
- Chuyển rủi ro từ nhóm sang các thành viên trong nhóm
Bước 5: Lập kế hoạch quản lý rủi ro
Tùy vào từng loại rủi ro với đặc điểm và tính chất như thế nào để có thể cân nhắc và lựa chọn các giải pháp phù hợp nhất để xử lý một cách hiệu quả.
Bước 6: Thực hiện kế hoạch quản lý rủi ro
- Thiết lập mục tiêu
- Xác định rõ mục tiêu
- Cung cấp và kiểm soát các nguồn lục thực hiện, bao gồm cả ngân sách tài chính
- Xác định kế hoạch và giải đoạn thực hiện và đánh giá tác động của chúng
- Kiểm tra và báo cáo về tiến trình thực hiện và kết quả đạt được
- Đánh giá cách thức giải quyết vấn đề
Bước 7: Rà soát lại kế hoạch quản lý rủi ro
Các kết quả phân tích và kế hoạch quản trị rủi ro doanh nghiệp phải được cập nhật và rà soát thường xuyên để:
- Đánh giá các phương thức kiểm soát đã được chọn trước đây còn có thích hợp và hiệu quả nữa không
- Đánh giá mức độ rủi ro trong việc môi trường kinh doanh bị thay đổi
3. Quản trị rủi ro mang lại lợi ích gì cho Doanh nghiệp?
3.1 Hạn chế sử dụng lãng phí dòng tiền trong đầu tư
Lợi ích đầu tiên mà quản trị rủi ro đem đến là hạn chế sự lãng phí trong dòng tiền bằng cách chỉ ra được những chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh, phát triển hay đầu tư của Doanh nghiệp. Từ đó, giúp Doanh nghiệp có thể loại bỏ sự lãng phí không đáng có và hạn chế được các bất lợi thông qua cái nhìn tổng thể về hoạt động đầu tư và kinh doanh.
3.2 Công cụ hiệu quả trong việc đầu tư và phát triển kinh doanh
Doanh nghiệp sẽ sở hữu được cho mình một công cụ hiệu quả có thể giúp ích trong việc phát triển kinh doanh đồng thời tạo ra được những giá trị mới, biết cách triển khai thành công quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp một cách hiệu quả. Ngoài ra, khi đã triển khai tốt nó còn giúp Doanh nghiệp có thể tạo ra những nguồn doanh thu mới từ những dự án thành công và đem về giá trị cho các Doanh nghiệp.
3.3 Tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp
Việc quản trị rủi ro Doanh nghiệp hiệu quả sẽ cung cấp tốt thông tin cho ban hội đồng quản trị và các thành viên về các rủi ro phải đối mặt, từ đó cùng tìm ra giải pháp. Với mục đích đi đầu là tối đa hóa lợi nhuận, đảm bảo Doanh nghiệp luôn phát triển và hoạt đông bền vững, đồng thời gia tăng được các giá trị về thương hiệu, sản phẩm,..
3.4 Hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu chiến lược đã đề ra
Quản trị rủi ro với mục đích chính là xác định nguyên nhân gây ra thiệt hại cho Doanh nghiệp, chứ không phải chỉ tập trung vào các rủi ro do đó, đây là điều quan trọng mà Doanh nghiệp cần phải xác định rõ từ đầu, để có thể hỗ trợ hiệu quả cho bộ phận quản lý cải thiện tình hình cũng như hoạt động kinh doanh.
Việc lập cho mình một kế hoạch ứng phó hiệu quả với các rủi ro, đồng nghĩa với việc các Doanh nghiệp đang tự giúp mình ứng phó tốt với các tác động trong môi trường kinh doanh.
Bên cạnh đó, việc xây dựng quy trình quản trị rủi ro Doanh nghiệp giúp đánh giá và xây dựng các biện pháp ứng phó, ngăn ngừa hiệu quả ảnh hưởng của các tình huống xấu đến với Doanh nghiệp.
3.5 Đáp ứng kỳ vọng của các nhà đầu tư
Việc các Doanh nghiệp công bố các khả năng quản lý rủi ro sẽ giúp các nhà đầu tư, tổ chức, đánh giá hiệu quả và có cơ sở để đánh giá mức độ tương quan giữa lợi nhuận thu được và rủi ro có thể gặp phải.
Nếu thực hiện quản trị rủi ro doanh nghiệp tốt sẽ xử lý được các vấn đề, rủi ro mới xuất hiện trong hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Từ đó, sẽ thu hút được lượng lớn các nhà đầu tư chất lượng tham gia.
4. Nguyên tắc quản trị rủi ro Doanh nghiệp là gì?
- Chấp nhận rủi ro khi lợi ích nhiều hơn chi phí
- Không chấp nhận các rủi ro không cần thiết
- Ra các quyết định xử lý rủi ro ở thích hợp và phù hợp với từng tình huống cụ thể
- Kết hợp quản trị rủi ro vào vận hành và hoạch định ở mọi cấp
Hy vọng với những chia sẻ của PMS qua bài viết kiến thức quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp sẽ giúp ích được cho bạn có thêm được những kiến thức, cái nhìn mới trong việc áp dụng các quy trình quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp.
Cùng với đó, nếu có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về quy trình quản trị rủi ro, chúng tôi giới thiệu đến bạn Chương trình đào tạo quản trị rủi ro với sự đồng hành của Giảng viên – Chuyên gia hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo Sản xuất sẽ là người bạn đồng hành cùng bạn để giải quyết tất cả các vấn đề mà Doanh nghiệp gặp phải về rủi ro. Nhanh tay đăng ký ngay để nhận chương trình ưu đãi tại PMS.
Đăng ký nhận bản tin
Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS