Brainstorming là gì? Nguyên tắc và 5 bước Brainstorm tìm kiếm ý tưởng

Brainstorm là gì? Liệu nó có đơn giản chỉ là bạn cố gắng suy nghĩ một vấn đề nào đó không và lý do tại sao nó lại được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực giáo dục, kinh doanh,…?

brainstorm là gì

Brainstorm là gì?

Brainstorm được dịch ra tiếng việt là “động não” hay có tên gọi khác là phương pháp công não, được tạo ra bởi giám đốc quảng cáo người Mỹ Alex Faickney Osborne, nó được định nghĩa là quá trình chúng ta đưa ra những ý tưởng, tạo ra những sáng kiến, giải pháp mới cho một vấn đề nào đó.

alex Osborn

Để làm được điều này, các cá nhân và tổ chức cần liệt kê mọi ý tưởng có thể có để tập trung xung quanh các vấn đề cần phải giải quyết. Sau khi đã xem xét các mặt lợi ích-hạn chế của các giải pháp, ta sẽ tìm ra giải pháp tốt nhất và bắt đầu tiến hành triển khai.

Mục đích chính của việc Brainstorming là thúc đẩy. rèn luyện sự sáng tạo trong công việc, phát triển những ý tưởng mang tính mới mẻ, chuyển hóa chúng thành những hành động thực tiễn để đem lại giá trị cho bản thân và tổ chức..

Các nguyên tắc của Brainstorm

nguyên tắc của brainstorm

Dù đã được phát triển từ rất lâu nhưng hiện nay Brainstorm vẫn đang áp dụng 4 nguyên tắc cơ bản của Osborne, bao gồm:

  • Số lượng tạo ra chất lượng: Theo Osborne, số lượng ý tưởng được đưa ra càng nhiều thì cơ hội để tạo ra một giải pháp quyết định mang tính triệt để và hiệu quả càng lớn.
  • Nói không với việc chỉ trích: Khi cùng Brainstorming theo nhóm, mọi cá nhân đều được tự do đưa ra ý tưởng của mình, dù có khả thi hay không cũng cần sự tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên. Điều này sẽ giúp mọi người tự tin trong việc trình bày ý tưởng của mình, thúc đẩy giao tiếp trong làm việc nhóm.
  • Khuyến khích các ý tưởng táo bạo: Những suy nghĩ mang tính mới lạ, điên rồ sẽ giúp giải pháp cuối cùng có cơ hội cao tạo được sự hiệu quả vượt trội.
  • Kết hợp và cải thiện những ý tưởng: Khi các đề xuất được đưa ra trong tổ chức có sự kết nối chặt chẽ, các ý tưởng mới phát triển những hạn chế từ các ý tưởng cũ, góp phần giúp những ý tưởng càng về sau càng mang tính kế thừa, đem lại giải pháp mang tính thực tiễn cao.

Lợi ích của phương pháp Brainstorming

Từ những nguyên tắc trên, Brainstorm đã trở thành một chân lý trong cả công việc và giáo dục trong suốt hàng chục năm nay, đem lại những lợi ích vô cùng to lớn bao gồm:

  • Mọi cá nhân đều tự do trong việc đưa ra những ý tưởng, qua đó giúp mọi người nâng cao sự tự tin và kỹ năng trình bày, giải quyết vấn đề.
  • Các giải pháp của tổ chức được đưa ra dựa trên sự kết hợp ý tưởng của các thành viên
  • Khuyến khích sự hợp tác, giao tiếp liên tục để cùng tạo ra những ý tưởng sáng tạo tuyệt vời cho cả tập thể.
  • Mở ra những cơ hội để đổi mới, cải tiến sản phẩm/ dịch vụ hay quy trình.
  • Tạo ra cơ hội việc làm rộng mở khi các doanh nghiệp luôn ưu tiên các cá nhân có sự nhanh nhạy, sáng tạo trong công việc.

5 bước thực hiện Brainstorming để tìm kiếm ý tưởng

các bước thực hiện brainstorm

Bước 1: Xác định rõ ràng vấn đề cần được giải quyết

Trước khi đưa ra được bất kỳ ý tưởng nào, thì điều vô cùng quan trọng là bạn phải hiểu rõ vấn đề mà bản thân hay tổ chức gặp phải là gì? Các vướng mắc trong vấn đề? Nên áp dụng kỹ thuật nào để thực hiện Brainstorming?

Trong trường hợp bạn gặp khó khăn trong việc xác định chính xác vấn đề đang gặp phải, đừng ngại ngần việc đặt câu hỏi cho những người đã từng vượt qua khó khăn giống bạn, bởi nó sẽ là bài học kinh nghiệm, cơ sở quý báu cho việc đưa ra ý tưởng sau này.

Bước 2: Đặt ra các quy tắc

Đối với việc thực hiện Brainstorming theo nhóm, cần xác định cụ thể vai trò của người tham gia, ai là trưởng nhóm, ai đảm nhiệm chức trách nào.

Việc đặt ra các quy định, nguyên tắc sẽ giúp công việc có sự thống nhất, nâng cao tính kỷ luật cho các thành viên cũng như sự chuyên nghiệp cho tổ chức để đảm bảo mọi người đều phải cùng nhau động não để giải quyết vấn đề.

Bước 3: Ghi chép lại những ý tưởng của bản thân và nhóm

Đối với Brainstorming theo nhóm, mỗi cá nhân đều được khuyến khích trình bày những suy nghĩ, ý tưởng của bản thân. Trong một nhóm khi Brainstorming, sẽ có một thư ký được phân chia từ đầu ghi lại toàn bộ những ý tưởng chính mà mọi người trình bày.

Các thành viên cũng có thể ghi nhớ kỹ trong đầu hoặc ghi lại trong sổ để đánh giá ý tưởng của họ có khả thi không? Bản thân có thể phát triển, đóng góp thêm những gì để phát triển ý tưởng đó.

Mỗi người cũng nên ghi lại ý tưởng của bản thân, nếu trong trường hợp ý tưởng của bạn được thông qua, cũng cần một phương tiện trực quan để trình bày cho mọi người vào thời điểm triển khai ý tưởng.

Brainstorm theo cá nhân cũng vậy, việc ghi lại ý tưởng của bản thân sẽ giúp bạn ghi nhớ thông tin tốt hơn để triển khai công việc.

Bước 4: Loại bỏ các ý tưởng không có tính khả thi

Hãy xem xét các ý tưởng của bản thân và tập thể một cách cẩn thận để lọc ra các ý tưởng không bám sát vấn đề, khó triển khai. Việc loại bỏ một ý tưởng nào đó cần được trưởng nhóm giải thích rõ ràng để nhận được sự đồng thuận của tất cả mọi người.

Bước 5: Đánh giá xem ý tưởng nào hợp lý nhất và bắt đầu thử vận dụng

Xem xét kỹ lưỡng một lần nữa, đánh giá các tính chất của ý tưởng như: Tính thực tế, tính khả thi, cơ hội mang lại, tính rủi ro,… để lựa chọn ra ý tưởng hợp lý nhất và bắt đầu tiến hành công việc theo phương án đã được thống nhất.

6 kỹ thuật thường sử dụng khi tiến hành Brainstorming

các kỹ thuật brainstorm

Các kỹ thuật phổ biến có thể áp dụng hiệu quả cho các doanh nghiệp trong quá trình Brainstorming bao gồm:

  • Kỹ thuật tư duy ngược: Thay vì việc tìm hiểu vấn đề này khi giải quyết sẽ đem lại lợi ích gì. Hãy nghĩ đến những gì có thể xảy ra nếu vấn đề không được giải quyết, điều này giúp bạn có thể nhìn nhận những khó khăn một cách rõ ràng hơn để tạo động lực suy nghĩ, đưa ra những phương án độc đáo hơn.
  • Kỹ thuật bậc thang: Khuyến khích các thành viên còn thụ động, tự ti trong nhóm hoạt động sôi nổi, nhiệt tình hơn.
  • Rolestorming: Là phương pháp mà cá nhân có thể đóng góp ý tưởng của mình một cách ẩn danh nếu cá nhân không có đủ sự tự tin để trình bày ý tưởng của mình công khai.
  • Starbursting: Phương pháp này khuyến khích bạn nên động não trong việc đặt câu hỏi nhiều hơn theo mô hình ngôi sao sáu cánh.
  • Round – Robin brainstorming: Các cá nhân đóng góp ý tưởng của mình theo thứ tự vòng tròn luân phiên, đảm bảo mọi người đều có thể đóng góp ý tưởng của mình, tránh tình trạng ý tưởng của một vài cá nhân chi phối cả ý kiến của nhóm.
  • Phương pháp Crawford: Tạo ra môi trường cởi mở, để các cá nhân đều được trình bày các ý tưởng và đảm bảo các ý tưởng đều nhận được sự đồng thuận và được đóng góp phần nào vào ý tưởng chung của nhóm.

Khi Brainstorm cần tránh những điều gì?

Để thực hiện phương pháp Brainstorming một cách hiệu quả và tránh những yếu tố cản trở bản thân và tập thể trong việc xây dựng ý tưởng, mọi người nên tránh những điều tối kỵ như sau:

  • Công kích ý tưởng người khác: Việc này sẽ khiến cho đối phương mất đi sự tự tin, tạo nên không khí căng thẳng cho cả buổi họp, trong khi Brainstorm là nơi mà mỗi cá nhân đều được tự do sáng tạo và chia sẻ ý tưởng của mình
  • Tránh sự độc đoán: Không nên để một cá nhân độc chiếm quyền quyết định ý tưởng nào khả thi, mọi quyết định đều dựa trên quan điểm và lợi ích của tập thể
  • Ép buộc mọi người phải cố gắng suy nghĩ khi tình trạng tinh thần và sức khỏe họ không ổn định. Hãy để ý kiến của họ được đưa ra khi đã bình tĩnh hơn
  • Quá ít người tham gia đóng góp: Nếu một nhóm có 8 người mà chỉ có 2 người chịu suy nghĩ, đóng góp ý tưởng, sẽ dẫn đến tâm lý, phụ thuộc ỷ lại, giải pháp thiếu tính đa chiều.
  • Quên việc ghi chú lại ý tưởng: Bộ não chúng ta có hạn trong việc lưu trữ dữ liệu được nghe, do đó việc ghi lại sẽ đảm bảo chúng ta không bỏ sót các ý tưởng tuyệt vời, có tính ứng dụng cao

So sánh Brainstorming và phương pháp 6 chiếc mũ tư duy

điều cần tránh khi brainstorm

Tiêu chíBrainstorming6 chiếc mũ tư duy
Bản chấtTập trung chủ yếu vào ý tưởng, sự sáng tạo được hình thành trong đầuPhân tích và đánh giá vấn đề đa chiều, từ nhiều khía cạnh
Cách thức hoạt độngThúc đẩy mọi người tự do, mạnh dạn trong việc trình bày ý tưởngMỗi ý tưởng đưa ra tương ứng với vấn đề đang gặp phải theo tính chất của từng chiếc mũ
Số lượng người tham giaĐa dạng về số lượng, có thể nhiều hoặc ít thậm chí là cá nhânTương đối ít
Mục đíchTạo ra nhiều ý tưởng mới mẻ, đa dạngNắm bắt được nhiều khía cạnh của mỗi vấn đề
Thời gianThời gian tương đối ngắn vì chỉ xoay quanh cuộc thảo luận lắng nghe trình bày và chốt ý tưởng chínhDài hơn, do phải đánh giá cụ thể vấn đề từ nhiều góc nhìn mới có thể cho ra quyết định tối ưu nhất

Cùng là hai phương pháp giúp bạn giải quyết vấn đề nhưng Brainstorming và 6 chiếc mũ tư duy lại có cách thức hoạt động tương đối khác nhau. Bảng so sánh sau đây sẽ giúp bạn thấy rõ sự khác nhau của hai phương pháp này.Như vậy qua bài viết trên chúng ta đã có câu trả lời cho việc Brainstorming có đơn giản là việc các cá nhân cố gắng suy nghĩ về vấn đề nào đó hay không? Phần nào điều này cũng không hề sai, tuy nhiên rõ ràng việc suy nghĩ phải đi đôi với khả năng nắm bắt vấn đề, phân loại các ý tưởng một cách rõ ràng để đưa ra quyết định cuối cùng có tính hiệu quả cao nhất.

Các bước để tiến hành Brainstorming như trên đòi hỏi mỗi cá nhân phải có sự trải nghiệm thực tế và luôn có tư duy tìm ra ý tưởng mới cho mỗi vấn đề thay vì những cách giải quyết gượng ép, rập khuôn.

Để có được trải nghiệm thực tế trong việc tư duy, động não để giải quyết những vấn đề thường nhật trong doanh nghiệp, tổ chức, thiết lập các chiến lược. Bạn hãy tham khảo 2 khóa học sau đây của Học Viện Tư Vấn Và Đào Tạo PMS:

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *