Six Sigma là gì? Công thức tính và các bước áp dụng 6 Sigma

Six sigma là phương pháp cải tiến quy trình sản xuất và kinh doanh được rất nhiều những “ông lớn” hàng đầu trên thế giới như Sony, Toyota, Amazon,… tin dùng để tăng tính hiệu quả trong việc vận hành quy trình cũng như giảm thiểu những sai sót ngoài ý muốn.

Vậy phương pháp Six Sigma có những nguyên tắc gí? Áp dụng công thức ra sao? Hãy cùng PMS tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

six sigma là gì

Six Sigma là gì?

6 Sigma là thuật ngữ được dùng để mô tả một thước đo thống kê cho sự hoàn hảo của một quy trình cụ thể. Số 6 trong Sigma tức là mô hình này có 6 bậc. Doanh nghiệp nào có quy trình hoạt động đạt bậc 6 trong Six Sigma thì gần như được xem là đạt được sự hoàn hảo, khi tỷ lệ xảy ra lỗi ở bậc này chỉ 0,00034% trên 1 triệu trường hợp.

six sigma la gi

Mục tiêu của Six Sigma là làm cho quy trình hệ thống quản lý chất lượng toàn diện đạt được mức chất lượng gần như hoàn hảo, với xác suất chỉ 3,4 lỗi trên một triệu trường hợp. Để đạt được điều này, Six Sigma sử dụng một quy trình gọi là DMAIC (Xác định, Đo lường, Phân tích, Cải thiện, Kiểm soát) nhằm xác định và loại bỏ nguyên nhân gây ra sự biến động, qua đó giúp cải thiện quy trình một cách liên tục.

Lợi ích của 6 Sigma trong quản lý chất lượng

  • Xác định được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề để loại bỏ triệt để những lỗi trong quy trình.
  • Tối ưu hóa quy trình sản xuất và kinh doanh, loại bỏ các hoạt động không cần thiết gây lãng phí cho quy trình sản xuất tinh gọn.
  • Giảm thiểu chi phí sửa chữa, bảo hành sản phẩm, nguyên vật liệu thông qua quá trình tối ưu hóa. Qua đó góp phần tăng gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Góp phần tạo ra sản phẩm cũng như dịch vụ có chất lượng cao hơn các đối thủ cạnh tranh.
  • Xây dựng môi trường làm việc tích cực, nơi mà tất cả thành viên cùng hướng đến mục tiêu chung là chất lượng cuối cùng của thành phẩm.
  • 6 Sigma giúp gia tăng sự hài lòng của khách hàng nhờ vào việc cải tiến liên tục và khắc phục nhanh chóng sai sót.

Nguyên tắc khi áp dụng phương pháp Six Sigma

Tập trung vào khách hàng

Chúng ta nên hiểu rằng rằng “khách hàng là thượng đế.” Vì thế, mục tiêu chính là mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần hiểu rõ nhu cầu, nhằm mang lại lòng trung thành của họ. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt các tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của khách hàng và thị trường.

Chủ động đo lường và phát hiện vấn đề

Thực hiện phân tích và đo lường nhằm xác định các khu vực lãng phí, phát hiện ra vấn đề cụ thể cần được giải quyết hoặc cải tiến. Việc thu thập dữ liệu cần có mục tiêu rõ ràng, bao gồm xác định dữ liệu, lý do thu thập, hướng xử lý dự kiến. Công việc của Six Sigma là cần đảm bảo độ chính xác trong phép đo, thiết lập hệ thống thu thập dữ liệu chuẩn.

cong thuc tinh 6 Sigma
Đo lường vấn đề bằng 6 Sigma

Sau đó, cần xác định dữ liệu thu thập được có đạt mục tiêu, có cần được tinh chỉnh hay thu thập thêm thông tin không?

Có thể hiểu công việc trong bước này là: Đo lường vấn đề >>> Đặt câu hỏi >>> Phát hiện nguyên nhân gốc rễ.

Loại bỏ vấn đề

Khi đã xác định được vấn đề là gì, hãy thực hiện những thay đổi cần thiết để loại bỏ các khuyết điểm, các hoạt động dư thừa và không đóng góp giá trị cho khách hàng.

Nếu không phát hiện thấy vị trí của vấn đề, phương pháp Six Sigma cung cấp các công cụ để giúp phát hiện các trường hợp và khu vực có ngoại lệ. Sau đó tối ưu hóa các chức năng để đảm bảo chất lượng và hiệu suất. Cuối cùng, bằng cách thực hiện những bước trên, các vấn đề còn tồn đọng trong quy trình sẽ được loại bỏ.

Cải tiến liên tục

Điều này đòi hỏi có sự tham gia tất cả các bên liên quan. Áp dụng một quy trình nơi những đóng góp được khuyến khích để thực hiện cải tiến nhằm khắc phục và tìm cách giải quyết vấn đề. Bảo trì bảo dưỡng cũng là một công tác cần được khuyến khích ở nguyên tắc này.

Ngoài ra, cần đảm bảo nhân viên luôn được đào tạo và trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết để tối ưu mức hiệu quả trong dự án và đảm bảo quy trình được duy trì tính cải tiến một cách tối ưu.

Đảm bảo một hệ sinh thái linh hoạt và đáp ứng

Bản chất của Six Sigma là biến đổi và linh hoạt. Khi thực hiện loại bỏ một quy trình lỗi hoặc không hiệu quả, nó đòi hỏi sự thay đổi trong cách tiếp cận công việc của nhân viên.

Xây dựng môi trường 6 Sigma linh hoạt và đáp ứng mạnh mẽ với những thay đổi đảm bảo cho việc triển khai dự án luôn được diễn ra suôn sẻ. Cùng với đó, những cá nhân liên quan phải cũng cần có khả năng thích ứng với sự thay đổi để tạo điều kiện thuận lợi cho việc.

vi du ve 6 Sigma
Phương pháp 6 Sigma giúp đảm bảo tính linh hoạt

Cuối cùng, ban lãnh đạo cần phải xây dựng tầm nhìn tập trung vào dữ liệu, kiểm tra lại kết quả cuối cùng một cách thường xuyên cũng như điều chỉnh lại quy trình khi cần thiết để có thể giành được lợi thế cạnh tranh xuyên suốt quá trình cải tiến liên tục.

-> Đọc thêm: 4M trong quản lý chất lượng: Các yếu tố chính và phương pháp cải thiện

Công thức tính 6 Sigma

6 sigma có thể tính được hai yếu tố đó là:

  • Tính toán khả năng đáp ứng yêu cầu của một quy trình.
  • Tính toán tỷ lệ lỗi của một quy trình.

4.1 Tính khả năng đáp ứng yêu cầu bằng phương pháp Six Sigma

Công thức để tính 6 Sigma là:

6σ = USL – LSL / 6σ

Trong đó:

  • 6σ là độ lệch chuẩn của quy trình, được đo bằng đơn vị của biến mục tiêu.
  • USL là giá trị giới hạn trên của biến mục tiêu.
  • LSL là giá trị giới hạn dưới của biến mục tiêu.

Tính tỷ lệ xảy ra lỗi của một quy trình

Tỷ lệ lỗi là số lỗi có thể xuất hiện trên mỗi đơn vị sản phẩm. Công thức tính tỷ lệ xảy ra lỗi là:

Tỷ lệ lỗi = (1 – P) / 6σ

Dựa trên công thức trên, tỷ lệ xảy ra lỗi được chia thành các cấp độ, cụ thể như trong bảng sau:

Cấp độTỷ lệ lỗi
0.00034%
0.023%
0.621%
6.68%
30.8%
69%

Các bước áp dụng 6 Sigma vào doanh nghiệp theo quy trình DMAIC

cac buoc ap dung 6 sigma
Các bước áp dụng 6 sigma theo quy trình DMAIC

Phương pháp Six sigma sử dụng phương pháp gọi là DMAIC: define (xác định), measure (đo lường), analyze (phân tích), improve (cải thiện) và control (kiểm soát). Với nhiều người tin rằng, mọi vấn đề trong doanh nghiệp đều có thể giải quyết khi thực hiện nằm bước, cụ thể:

  • Define – Xác định: Xây dựng một phòng ban chuyên phụ trách Six Sigma, đứng đầu là một chuyên gia để định hướng và xác định vấn đề mà doanh nghiệp cần giải quyết.
  • Measure – Đo lường: Tại đây, nhiệm vụ của ban Six Sigma là sẽ đo lường hiệu suất ban đầu của quy trình, xây dựng tiêu chuẩn và xem xét các vấn đề có thể cản trở hiệu suất.
  • Analyze – Phân tích: Tiếp theo, thực hiện phân tích quy trình bằng cách phân nhỏ các tiêu chí, hoặc có thể sử dụng phương pháp 5 whys để xem nguyên nhân của các sự cố và xem nó như là nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.
  • Improve – Cải thiện: Từ đó, thực hiện các thay đổi bằng các phương pháp phù hợp nhằm cải thiện hiệu suất của hệ thống.
  • Control – Kiểm soát: Sau cải thiện, ban Six Sigma thực hiện các biện pháp kiểm soát quy trình để đảm bảo không phạm sai lầm và kém hiệu quả trở lại.

Phân biệt Lean Six Sigma và 6 Sigma

Phương pháp Six Sigma giúp hạn chế lỗi và biến động trong quy trình bằng cách triển khai các phương pháp tối ưu để giải quyết vấn đề. Ngược lại, Lean Six Sigma giúp loại bỏ lãng phí và cải tiến trong các quy trình hiện có. Cụ thể:

Tiêu Chí

Lean Six SigmaSix Sigma
Nguồn gốcKết hợp giữa triết học Lean và Six SigmaXuất phát từ Motorola và phát triển bởi General Electric
Mục tiêuLoại bỏ lãng phí và tối ưu hóa quy trình sản xuất.Loại bỏ lỗi hoặc khuyết điểm trong quy trình để cung cấp sản phẩm/dịch vụ đảm bảo các tiêu chí chất lượng.
Công cụNó bao gồm cả Six Sigma và công cụ Lean, chẳng hạn như 5S, Kaizen và Kanban.Sử dụng các công cụ và phương pháp Six Sigma, như DMAIC (Define, Measure, Analyze, Improve, Control).
Áp dụngÁp dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm sản xuất, dịch vụ, quản lý, y tế, và nhiều lĩnh vực khác.Thường được áp dụng trong môi trường sản xuất và dịch vụ để cải thiện chất lượng và hiệu suất.
Tính chấtTập trung vào loại bỏ lãng phí và tối ưu hóa quy trình để giảm thời gian và tài nguyên.Tập trung vào loại bỏ lỗi và biến đổi quy trình để đạt chuẩn 6 Sigma, với mục tiêu không quá 3,4 lỗi trên mỗi triệu quy trình.

Ví dụ việc áp dụng 6 Sigma thành công tại Toyota

Toyoto áp dụng six sigma

Toyota đã áp dụng phương pháp 6 Sigma từ năm 1998 và đạt được những thành quả đáng kể. Cùng xem cách Toyota đã thực hiện điều đó như thế nào?

Đầu tiên Toyota xây dựng cam kết từ ban lãnh đạo cấp cao, họ xem áp dụng 6 Sigma như một chiến lược quan trọng. Điều này được thể hiện qua việc thành lập một nhóm lãnh đạo 6 Sigma cấp cao, chịu trách nhiệm giám sát và triển khai 6 Sigma trên toàn hệ thống công ty.

Tiếp theo, Toyota tích cực đào tạo và phát triển năng lực nhân viên, họ muốn nhân viên của họ có cái nhìn sâu sắc và biết áp dụng 6 Sigma. Toyota đã thành lập một trung tâm đào tạo 6 Sigma với các chương trình đào tạo cho mọi nhân viên ở mọi cấp độ. Từ nhân viên đến ban quản lý đều được hỗ trợ tận tình. Còn trong công việc, luôn áp dụng một trong số các phương pháp Toyota đã áp dụng như: DMAIC; 5S; Kaizen.

Kết quả của dự án 6 Sigma đạt được tại Toyota:

  • Giảm tỷ lệ lỗi của động cơ từ 10% xuống còn 2%, cùng với đó là tăng độ bền động cơ lên 20%.
  • Giảm tỷ lệ lỗi trong quy trình sản xuất tự động từ 5% xuống còn 1%, đồng thời tăng hiệu suất sản xuất lên 15%.

Qua đó cho thấy Toyota đã áp dụng cực lỳ hiệu quả để phát huy được tiềm năng của phương pháp 6 Sigma, đó là giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng, giảm chi phí sản xuất và thúc đẩy doanh thu. Việc áp dụng 6 Sigma đã giúp Toyota trở thành thương hiệu ô tô hàng đầu thế giới.

-> Đọc ngay: Hướng dẫn thực hiện 5S tại nơi làm việc hiệu quả

Với kinh nghiệm của PMS, chúng tôi hiểu rằng việc ứng dụng ngay các phương pháp quản lý sản xuất vào doanh nghiệp là điều không hề dễ dàng. Đòi hỏi các cấp trong tổ chức cần được đào tạo một cách bài bàn. Hiểu được điều này, Học viện PMS chúng tôi đã cung cấp giải pháp vô cùng thiết thực bằng việc đem đến cho doanh nghiệp chương trình tư vấn six sigma trong hệ thống quản lý doanh nghiệp. Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn!

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *