RFID là gì? 6 điều bạn cần biết về công nghệ RFID

RFID nghe qua có vẻ sẽ hơi xa lạ với nhiều người nhưng thực chất nếu bạn đã được nghe đến việc các quyển sách trong thư viện hay các hàng hóa tại trung tâm thương mại có thể được cài hệ thống để báo động trong trường hợp có người lấy trộm, thì đó chính là nguyên lý hoạt động cơ bản của RFID.

Vậy RFID là gì? Vì sao nó có thể được ứng dụng trong đa dạng nhiều lĩnh vực ngành nghề? Trong tương lai liệu công nghệ RFID còn tiềm năng nào có thể khai phá trong tương lai hay không?

rfid là gì

RFID là gì?

RFID (viết tắt của Radio Frequency Identification – Nhận dạng bằng tần số vô tuyến) là công nghệ nhận dạng và theo dõi đối tượng thông qua sóng vô tuyến.

Hệ thống có thể nhận biết nhiều đối tượng cùng lúc thông qua hệ thống thu phát sóng Radio để thực hiện quy trình truyền và nhận dữ liệu từ một điểm này đến một điểm khác. Từ đó giúp hệ thống có thể giám sát, quản lý hoặc lưu lại dấu vết cho từng đối tượng tương ứng.

Công nghệ RFID là gì

Tổng quan về hệ thống RFID

Công nghệ RFID

Hệ thống RFID thường bao gồm những thiết bị sau:

Thẻ RFID

Thẻ RFID được gắn Anten và một thẻ chip, đây là thành phần quan trọng nhất của cả hệ thống, chứa thông tin về đối tượng tương ứng mà người dùng mong muốn được nhận dạng, truy quét, thông thường thẻ có thể ở dạng nhãn dán, thẻ nhựa hoặc được nhúng trực tiếp vào sản phẩm.

Thẻ RFID có 2 loại chính là thẻ RFID thụ động và thẻ RFID chủ động, cụ thể:

Đặc điểmThẻ RFID thụ động (Passive Tag)Thẻ RFID chủ động (Active Tag)
Nguồn năng lượngKhông cần nhận năng lượng của thiết bị đọcCó pin tích hợp
Phạm vi đọcNgắn (vài cm đến vài m)Rộng (hàng trăm m)
Kích thướcNhỏ gọn, nhẹLớn, nặng
Giá thànhRẻCao
Ứng dụngQuản lý hàng tồn kho, tài sản, kiểm soát truy cập,…Theo dõi container, quản lý phương tiện, theo dõi bệnh nhân,…

Đầu đọc RFID

Đầu đọc RFID bao gồm 3 thành phần chính bộ phát tín hiệu RF, bộ dò tín hiệu và vi điều khiển. Nhiệm vụ chính của là thu thập thông tin từ thẻ từ và theo dõi từng đối tượng tương ứng.

Anten

Anten có nhiệm vụ là phát và thu sóng Radio giữa đầu đọc với thẻ RFID. Kích thước cũng như hình dạng của anten sẽ phụ thuộc vào khoảng cách đọc và tần số hoạt động mà người sở hữu mong muốn.

Server

Server (máy chủ) là trung tâm lưu trữ và xử lý dữ liệu, có nhiệm vụ giám sát, quản lý và điều khiển toàn bộ hệ thống RFID.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống RFID

Đầu đọc RFID (RFID Reader) sẽ phát ra sóng điện từ tại tại một tần số nhất định, thiết bị thẻ RFID trong khu vực hoạt động sẽ tiếp nhận sóng điện từ và thu nhận năng lượng từ đó truyền ngược lại cho thiết bị RFID nhận biết mã số của mình. Sau đó, RFID Reader sẽ nhận biết được những thẻ RFID đang hoạt động trong vùng sóng điện từ.

Đặc điểm của công nghệ RFID

  • Nhận dạng thông tin qua những khoảng cách nhỏ mà không cần tiếp xúc trực tiếp hoặc nhìn trực tiếp giữa thẻ và đầu đọc RFID.
  • Hệ thống RFID được sử dụng công nghệ thu phát sóng Radio không dây, không sử dụng tia sáng như mã vạch.
  • Dải tần số thường được sử dụng trong công nghệ RFID là 125Khz hoặc 900Mhz.
  • RFID có thể đọc được những thông tin xuyên qua vật liệu, môi trường chẳng hạn như tuyết, sương mù, sơn, bê tông… và những điều kiện môi trường khác mà công nghệ truyền thống như mã vạch khó áp dụng được.
  • RFID có các tính năng bảo mật như mã hóa dữ liệu, xác thực thẻ và ngăn chặn truy cập từ các nguồn không rõ thông tin.
  • RFID có khả năng chống chịu va đập tốt, nhiệt độ cao và các hóa chất.

► Xem ngay: IoT có mối quan hệ gì với công nghệ RFID

Các ứng dụng về công nghệ RFID tiêu biểu

Trong sản xuất

Ngày nay, với những sản phẩm theo dây chuyền hiện đại, thì công nghệ RFID có thể ứng dụng nhằm mục đích kiểm soát, theo dõi quy trình sản xuất một cách chặt chẽ hơn theo thời gian thực, xác định rõ bán thành phẩm đã được hoàn thiện đến đâu.

Bên cạnh đó, công nghệ RFID cũng giúp bộ phận sản xuất có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất, nguyên liệu đang được chế tác để đảm bảo chất lượng thành phẩm đầu ra đạt được chất lượng tốt nhất đến tay khách hàng.

Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ 4.0 trong sản xuất, sự kết hợp giữa RFID với các ứng dụng của công nghệ hiện đại sẽ tạo ra nhà máy thông tin (Smart Factory), giúp nền công nghiệp ngày trở nên hiện đại hóa hơn và sự phát triển tiềm năng trong tương lai.

Trong Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Trước đây, việc kiểm soát tồn kho bằng thủ công thường dẫn đến tình trạng chậm trễ, hàng hóa bị lộn xộn, không biết vị trí ở đâu,.. Thì với công nghệ RFID trong Logistics và chuỗi cung ứng, các dữ liệu thực tế từ hàng hóa trong kho chẳng hạn như số lượng, vị trí sắp xếp, phân loại hàng hóa, thông tin sản phẩm sẽ được thu thập một cách nhanh chóng theo thời gian thực và hiển thị thông qua hệ thống máy chủ để hỗ trợ công tác xuất nhập kho được kiểm soát một cách hiệu quả hơn.

Trong bán lẻ

rfid trong bán lẻ

Hiện nay, chúng ta cũng có thể bắt gặp những tấm thẻ Unipass được dùng để thanh toán các dịch vụ công cộng như xe buýt, chúng được tích hợp công nghệ RFID giúp người sử dụng chỉ cần đưa thẻ về gần hướng đầu đọc để thanh toán, không cần phải nhập mã pin với Napas hay quẹt thẻ với Thẻ tín dụng nữa giúp tiết kiệm thời gian hiệu quả và gia tăng sự tiện lợi khi thanh toán.

Hệ thống RFID cũng được có thể được tích hợp vào các sản phẩm để phát ra tín hiệu cảnh báo kịp thời đến chủ cửa hàng bán lẻ khi sản phẩm có dấu hiệu bị trộm cắp. Trong trường hợp kẻ gian có rời khỏi hiện trường thì nhãn dán thiết bị RFID gắn vào sản phẩm sẽ không thể tháo ra nếu không có dụng cụ chuyên môn nên cũng sẽ giúp chủ cửa hàng định vị được sản phẩm để báo cho công an điều tra.

► Xem ngay: Ứng dụng công nghệ RFID trong quản lý kho

Quản lý và tự động hóa thư viện

Hiện nay, một số thư viện quy mô lớn, số lượng sách rất nhiều với đa dạng thể loại khác nhau. Do đó, việc ứng dụng công nghệ RFID vào sẽ giúp doanh nghiệp quản lý thư viện dễ dàng cập nhật các thông tin về mã sách, tựa đề, tác giả và vị trí lưu trữ, để công tác tìm kiếm, kiểm định sách đỡ vất vả hơn.

Một số thư viện lớn trên thế giới hiện đã áp dụng công nghệ RFID để tạo nên những thư viện thông minh, những thư viện như vậy sẽ có chức năng đóng/mở cửa theo thời gian quy định được lập trình sẵn mà không cần nhân viên, công nghệ này còn góp phần tạo ra hệ thống tra cứu, mượn sách tự động thông qua một Ki-ốt tự phục vụ tạo nên sự thuận tiện cho cả quản lý và bạn đọc

Theo dõi và quản lý tài sản

Cũng từ ví dụ trên về thư viện, liên quan đến vấn đề bảo vệ tài sản, hệ thống cổng từ an ninh RFID có thể phát hiện ra những cuốn sách chưa hoàn tất đầy đủ các thủ tục cho mượn, phát ra cảnh báo ngay lập tức để ngăn chặn tình trạng trộm cắp, thất thoát tài liệu.

Ngoài ra trong quá trình mượn đồ, thuê thiết bị, hệ thống RFID có thể tự động gửi tin nhắn hoặc email để nhắc nhở người dùng về việc đồ dùng sắp đến hạn hoặc quá hạn trả mà nhân viên không cần phải đích thân vào kho quản lý để kiểm tra.

Theo dõi các file và tài liệu

Nếu như trước đây, RFID chỉ thường được dùng để theo dõi cũng như quản lý hàng tồn kho nhưng ngày nay với sự đa dạng trong nhu cầu của các lĩnh vực khác nhau mà RFID hiện nay còn có thể được dùng để theo dõi và quản lý cả những file hay tài liệu văn phòng.

Thẻ RFID có thể được gắn trực tiếp vào những tập tin và tài liệu quan trọng sau đó được phân loại rõ ràng và đặt lên kệ. Một đầu đọc RFID sẽ được lắp đặt vào gần mỗi kệ để khi các tài liệu được gắn thẻ đi ngang qua (Lấy ra hoặc đặt lại chỗ cũ), nó sẽ lấy dữ liệu từ thẻ RFID và cập nhật nhanh chóng vào máy chủ hoặc là cơ sở dữ liệu.

Ưu và nhược điểm của hệ thống RFID

Công nghệ RFID là một công nghệ mới trong thị trường, hiện đang cạnh tranh với Barcode với những ưu điểm phải kể đến như:

  • Tốc độ xử lý nhanh: So với mã vạch, công nghệ RFID có tốc độ xử lý nhiều thông tin cùng một lúc nhanh hơn so với mã vạch. Độ chính xác của RFID (>98%) cũng tốt hơn so với mã vạch (~80%)
  • Không cần điều chỉnh đường ngắm: Công nghệ RFID là giải pháp để giải quyết các tình huống mã vạch bị che khuất hoặc bị phá hủy trong quá trình tiếp xúc (ví dụ như thuốc).
  • Dễ dàng theo dõi và quản lý tài sản: Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất đã ứng dụng RFID để có thể theo dõi các tài sản có giá trị lớn, họ gắn RFID lên các thùng container, pallet và các loại tài sản khác. RFID giúp họ có thể kiểm tra các sản phẩm đó có xuất phát đúng nguồn gốc hay đủ số lượng không.
  • Cho ra dữ liệu theo thời gian thực: Không cần phải đích thân đến tận nơi để nhập liệu các thông số bằng tay cầm truyền thống, mà RFID sẽ được cập nhật trực tiếp và liên tục đến một phần mềm giám sát chỉ trong vài phút với số lượng nhân viên nhất định.
  • Hỗ trợ việc ra quyết định: Dữ liệu thời gian thực sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan nhất về hiệu suất hoạt động của trang thiết bị, sản phẩm thử nghiệm để có những quyết định cải tiến hợp lý và kịp thời.
  • Tính linh hoạt: RFID có thể dễ dàng tích hợp với nhiều đối tượng và vật liệu khác nhau (nhãn nhựa, kim loại,..). Đồng thời, nó dễ dàng check in, check out dễ hơn so với mã vạch.
  • Tính bảo mật: Hệ thống RFID có khả năng mã hóa dữ liệu và xác thực thẻ hiệu quả, nhờ vậy mà có thể ngăn chặn được tình trạng giả mạo thông tin ra bên ngoài.

► Xem ngay: Công nghệ RFID và Barcode: Dâu là lựa chọn tốt hơn?

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội, thì không thể nhắc đến những mặt hạn chế khi ứng dụng công nghệ RFID vào doanh nghiệp như:

  • Chi phí đầu tư cao: Để triển khai một hệ thống RFID, doanh nghiệp phải bỏ ra số tiền lớn hơn so với mã vạch (Barcode) bao gồm chi phí thẻ, đầu đọc, phần mềm và công cụ tích hợp trong hệ thống.
  • Dễ nhiễu sóng: Đầu đọc RFID thường bị tình trạng nhiễu sóng khi tiếp xúc với chất lỏng hoặc kim loại, ảnh hưởng tới độ chính xác của hệ thống.
  • Xung đột: Nếu hai đầu đọc phát ra hai tần số trong tình huống 1 thẻ đi qua thì xảy ra tình trạng đầu đọc không biết liên lạc vào bên nào. Đồng thời dễ xảy ra xung đột nếu như có nhiều thẻ đi qua trong vùng tần số của một RFID Reader.

► Đọc thêm: Chi phí thiết lập hệ thống RFID hết bao nhiêu?

Xu hướng phát triển công nghệ RFID trong tương lai?

Theo báo cáo từ Zion Market Research, quy mô thị trường công nghệ RFID toàn cầu đã tích lũy được thu nhập trị giá khoảng 4,1 (Tỷ đô la Mỹ) vào năm 2019 và dự kiến sẽ đạt doanh thu khoảng 8,3 (Tỷ đô la Mỹ) vào năm 2026, được thiết lập để ghi nhận CAGR gần 10,1% trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2026.

Báo cáo trình bày đánh giá và phân tích chuyên sâu về thị trường phần mềm trung gian RFID trên cả quy mô toàn cầu. Nghiên cứu cung cấp cái nhìn toàn diện về bức tranh cạnh tranh, các thách thức, ước tính doanh thu, tiềm năng cơ hội, xu hướng mới và các số liệu đã được kiểm chứng trong ngành. Báo cáo cũng bao gồm dữ liệu lịch sử từ năm 2017 đến 2019, cùng với dự báo từ năm 2020 đến 2026 dựa trên doanh thu tính bằng tỷ đô la Mỹ.

Xu hướng công nghệ rfid

Một trong những ưu điểm chính của RFID hiện nay đó là tính di động. Lợi ích này sẽ đem lại những khía cạnh hoàn toàn mới mẻ khi mà lưu trữ dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây đang dần trở nên phát triển và sẽ là một thành phần không thể thiếu của hệ thống RFID để giúp việc truy cập và lưu trữ dữ liệu càng trở nên tiện lợi hơn.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về công nghệ RFID cũng như cách nó được ứng dụng trong đời sống để chứng minh lý do tại sao sự chuyển đổi số đang trở thành xu thế của mọi doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực.

Xem thêm bài viết có thể bạn quan tâm:

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *