RFID và Barcode đang là hai dạng thu nhập dữ liệu được sử dụng rộng rãi hiện nay trong công tác kiểm kê cũng như quản lý thông tin hàng hóa. Tuy nhiên mỗi phương pháp đều có những đặc điểm khác nhau nhất định về chi phí, cách thức triển khai cũng như hiệu suất hoạt động. Vậy sự khác biệt giữa RFID vs Barcode là gì? Ảnh hưởng thế nào đến mức độ phù hợp cho nhu cầu của doanh nghiệp bạn? Xem ngay!
RFID là gì?
Hệ thống ứng dụng RFID là công nghệ nhận dạng đối tượng thông qua tần số vô tuyến. Đây là công nghệ cho phép nhận biết những đối tượng theo dõi thông qua hệ thống thu phát sóng vô tuyến để từ đó giám sát, quản lý hay lưu vết cho từng đối tượng.
Ưu điểm của RFID:
- Dữ liệu bên trong thẻ tag RFID được đọc một cách tự động.
- Có thể đọc được ở khoảng cách xa, không cần chiếu đầu đọc theo đường thẳng mới đọc được.
- Đọc được nhiều thẻ cùng lúc.
- Độ bảo mật cao
- Các thẻ có thể tái sử dụng sau này.
Nhược điểm của RFID:
- Tín hiệu của thẻ có thể bị nhiễu khi truyền qua các vật liệu kim loại hoặc chất lỏng.
- Chi phí đầu tư khá lớn
- Quá trình triển khai phức tạp, có thể mất nhiều thời gian.
Barcode là gì?
Mã vạch Barcode là phương thức biểu thị thông tin, dữ liệu dưới dạng một hình ảnh chứa những đường trắng đen song song nhau, khi thực hiện thao tác quét mã vạch thông qua thiết bị quét hoặc ứng dụng quét barcode bằng camera điện thoại ta sẽ xem được những thông tin cần thiết về sản phẩm.
Ngoài ra, Barcode cũng có thể được dùng để theo dõi hàng tồn kho trong quản lý kho bãi và quản lý tài sản doanh nghiệp.
Hiện nay mã vạch Barcode được chia làm hai loại bao gồm:
- Mã vạch 1 chiều (1-D): Có cấu trúc đơn giản, được dùng để lưu trữ dữ liệu văn bản như giá thành sản phẩm hoặc ID.
- Mã vạch 2 chiều (2-D): Có cấu trúc phức tạp hơn mã vạch 1 chiều, được dùng để lưu trữ cả dữ liệu văn bản, hình ảnh và âm thanh.
Ưu điểm của Barcode:
- Chi phí đầu tư tương đối thấp
- Độ chính xác khá cao
- Là một công nghệ có từ lâu, độ phổ biến cao.
- Triệt tiêu những nhầm lẫn, sai sót khi thu thập thông tin thủ công từ con người.
- Có thể được đọc bằng thiết bị di động, không bắt buộc phải có thiết bị quét mã chuyên dụng.
- Thao tác đơn giản, dễ sử dụng cho nhiều đối tượng.
Nhược điểm của Barcode:
- Bắt buộc phải được quét theo đường thẳng với khoảng cách gần.
- Không thể quét thông tin mã vạch ở môi trường nhiệt độ quá cao (Trên 70 độ C)
- Dung lượng dữ liệu có thể lưu trữ được trên Barcode là không nhiều
Cả RFID và Barcode đều có chức năng tương tự nhau như sử dụng để lưu trữ và truy xuất thông tin sản phẩm, hàng hóa, tài sản,… Tuy nhiên, sự khác biệt của hai công nghệ này sẽ là cách thức hoạt động của chúng.
Bảng so sánh giữa công nghệ RFID và mã vạch Barcode
Đặc điểm | Công nghệ RFID | Mã vạch Barcode |
Hiệu suất | Đọc được nhiều thẻ từ RFID cùng lúc. | Chỉ có thể quét được 1 mã vạch/lần |
Giới hạn vùng quét | Đầu đọc có thể đọc được tất cả những mã vạch trong vùng sóng kể cả khi bị che khuất. | Chỉ có thể đọc mã vạch theo đường thẳng với khoảng cách gần. |
Khoảng cách đọc | Với thẻ RFID thụ động, đầu đọc cố định có thể đọc được từ khoảng cách 6-7m còn đầu đọc di động từ 2-3m Với thẻ RFID chủ động khoảng cách đọc có thể rất xa (từ 100 – 150m) | Khoảng cách đọc khá ngắn (chỉ khoảng 30cm đổ lại) |
Khả năng mã hóa thông tin | Dễ dàng trong việc cập nhật những thông tin mới lên thẻ ghi | Không thể thay đổi, bổ sung thông tin hay cập nhật dữ liệu |
Tính bảo mật | Có tính bảo mật cao do RFID chứa chip mã số duy nhất không thể bị sao chép | Do có thể bị chụp và quét lại nên tính bảo mật của Barcode là tương đối thấp. |
Độ bền | Có độ bền cao. đa dạng sự lựa chọn. | Độ bền thấp hơn, do chất liệu barcode chủ yếu là dưới dạng tem nhãn nên dễ bị bóc tách, tẩy xóa. |
Điều kiện truyền dữ liệu | Tín hiệu truyền đi sẽ bị ảnh hưởng khi đi qua chất lỏng hoặc kim loại | Chỉ cần hình ảnh rõ ràng là thiết bị đọc có thể nhận diện được. |
Chi phí | Chi phí cao (có thể hơn gấp 10 lần so với mã vạch Barcode) | Chi phí thấp |
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ, bạn đọc đã có thể có cái nhìn khách quan nhất về sự khác nhau giữa hai công nghệ RFID vs Barcode. Cả hai đều có những lợi ích và hạn chế riêng, tùy thuộc vào ngân sách, quy trình hoạt động và loại hình doanh nghiệp mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình loại hình công nghệ phù hợp nhất.
Xem thêm bài viết liên quan:
Đăng ký nhận bản tin
Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS