Công nghệ RFID vs QR code: Sự khác biệt là gì và cái nào tốt hơn?

RFID và QR code đều là những ứng dụng phổ biến trong công tác quản lý kho hàng hiện nay. Tuy nhiên, chức năng và công nghệ vận hành của hai loại công nghệ này lại có những sự khác biệt. Bài viết này PMS sẽ so sánh RFID vs QR code để bạn đọc thấy rõ sự khác nhau, qua đó có thể tự nhận định xem công nghệ nào phù hợp nhất cho doanh nghiệp mình.

RFID vs QR Code

Tổng quan về RFID và QR Code

Định nghĩa

RFID là công nghệ nhận dạng đối tượng thông qua tần số vô tuyến cho phép hệ thống có thể nhận biết được nhiều đối tượng cùng lúc thông qua hệ thống thu phát sóng Radio để thực hiện quy trình truyền cũng như nhận dữ liệu từ điểm này đến điểm khác.

Công nghệ hiện đại RFID

Còn QR code là dạng ma trận được tạo hỗn hợp từ những hình vuông và những chấm đen trắng, nó được gọi là mã vạch hai chiều (2D) do có thể đọc dữ liệu theo 2 chiều ngang và dọc, QR code có thể được quét thông qua một thiết bị đọc mã QR chuyên dụng hoặc ngay trên smartphone có tích hợp camera với ứng dụng chuyên biệt để quét mã QR.

Công nghệ QR Code

Cách thức hoạt động

Trong hệ thống RFID, đầu đọc thẻ RFID sẽ được đặt cố định ở vị trí phát ra sóng radio tại một tần số cụ thể nào đó và phát hiện những thiết bị phát xung quanh nó. Khi đó thẻ RFID nằm trong vùng nhận được sóng vô tuyến này sẽ thu nhận năng lượng rồi phát lại cho thiết bị đọc RFID biết mã số của mình qua đó nhận biết được thiết bị phát đang hoạt động trong vùng sóng radio được phát.

Còn đối với QR code, với cấu tạo hình vuông, 3 trong 4 góc của hình vuông đó được đặt ký hiệu ngăn cách nhờ đó mà phạm vi của QR code sẽ nhận biết một cách rõ ràng và dữ liệu được đọc với tốc độ nhanh chóng ở nhiều góc độ để người dùng không cần phải thay đổi chỉnh sửa camera liên tục để đọc mã hàng giống như barcode.

Sử dụng để làm gì?

Các chức năng của QR code và RFID tương đối giống nhau như thanh toán trực tuyến, truy xuất nguồn gốc,… Tuy nhiên với RFID nó còn có thể được ứng dụng trong công tác quản lý kho, tích hợp vào các dòng ô tô thông minh, thẻ thông minh không tiếp xúc và theo dõi vật nuôi tại các trang trại.

Ngược lại, QR code cũng có các chức năng riêng như tạo liên kết để người dùng truy cập vào trang web điều hướng mà chủ sở hữu mong muốn.

Bảng so sánh giữa công nghệ RFID vs QR Code

Đặc điểmRFIDQR Code
Phương thức đọcSóng vô tuyến RadioHệ thống máy quét quang có thể được tích hợp trên camera
Đường ngắmKhông cần đường ngắmCần phải có đường ngắm tương đối chuẩn (Dễ ngắm hơn Barcode)
Dụng cụ quétPhải dùng những thiết bị chuyên dụng như máy Handy/ZebraCó thể dùng các Smartphone có hỗ trợ camera quét mã QR
Khoảng cách đọcCó thể đọc được ở khoảng cách xa (từ 0,5 – 30m)Chỉ có thể đọc ở khoảng cách gần (1m trở xuống)
Điều kiện đọc khả thiQuét được tất cả mã vạch trong vùng sóng dù cho có bị che khuấtChỉ có thể quét trong đúng tầm nhìn trực diện của thiết bị
Tốc độ đọcCó thể quét cũng như đọc dữ liệu trên nhiều thẻ một lúc với tốc độ cao. Nhưng khi truyền tín hiệu qua kim loại hoặc chất lỏng sẽ bị giảm hiệu quảMỗi lần chỉ có thể quét được 1 mã
Những rủi rocó thể xảy ra hiện tượng xung đột đầu đọc khi hai tín hiệu trùng nhau ở sát nhau, khi 1 trong các thiết bị thuộc hệ thống bị hỏng thì RFID không thể vận hành.Có rủi ro bị sao chép, tẩy xóa dẫn đến không quét được.
Chi phí đầu tưGiá thành khá cao do doanh nghiệp phải tốn chi phí cho các thiết bị chuyên dụng và chi phí chuyển giao công nghệ để sở hữu hệ thốngChi phí đầu tư rẻ hơn (Thiết bị đọc mã và máy in QR).
Cách thức xuất/nhập khoĐầu đọc sẽ đọc tất cả thẻ được gắn trên sản phẩm, dù cho không nhìn thấy chúng. Dữ liệu thu thập được chuyển trực tiếp đến máy chủ để so sánh, đối chiếu số lượng xuất/nhập kho và tạo phiếu nhập kho mới.Sử dụng máy Handy được tích hợp phần mềm quản lý kho để quét mã trên các thùng hàng/ pallet. Thông tin được kết nối với hệ thống phần mềm để có thể tự động tạo ra phiếu xuất/nhập hàng hóa.
Công tác kiểm kêNhanh chóng, tiết kiệm thời gian và nhân lực nhờ ưu điểm về khả năng đọc chính xác với số lượng lớnNhân viên phải di chuyển liên tục để quét mã QR trên từng lô hàng, nếu số lượng hàng hóa quá nhiều công tác kiểm kê qua QR sẽ mất nhiều thời gian.

So sánh RFID và QR Code

Bảng so sánh công nghệ RFID và QR code trên đã cho bạn đọc thấy được những đặc điểm của hai loại này được so sánh với nhau. Để doanh nghiệp có thể tự nhìn nhận rằng công nghệ nào tốt hơn, hãy dựa vào về ngân sách, quy mô kho, quy trình vận hành hiện tại để có thể lựa chọn công nghệ phù hợp nhất cho công tác quản lý kho của mình.

Xem thêm bài viết liên quan:

  • RFID vs NFC: Sự khác nhau là gì? Công nghệ nào tốt hơn?
  • RFID vs Barcode: So sánh ưu và nhược điểm trong quản lý kho
  • RFID là gì? Xu hướng phát triển của công nghệ này trong tương lai

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *