RFID Tags là gì? Cấu tạo và các loại thẻ RFID phổ biến

Thẻ RFID được xem là thành phần cơ bản và bắt buộc phải có trong mọi hệ thống RFID. Vậy loại RFID Tags được cấu tạo như thế nào? Được phân làm bao nhiêu loại và chúng được ứng dụng trong thực tế ra sao? Câu trả lời sẽ được giải thông qua bài viết dưới đây.

thẻ rfid là gì

RFID Tags là gì?

RFID Tags (thẻ RFID) là loại thẻ chứa một con chip nhỏ và một ăng-ten. Nó cho phép theo dõi và nhận dạng đối tượng được gắn thẻ như số seri, ngày sản xuất,… Nó nhận tín hiệu đó thông qua anten và tận dụng năng lượng từ tín hiệu đó để hoạt động và truyền đạt lại thông tin được chứa trong chip RFID.

Thẻ từ RFID sẽ thực hiện xử lý thông tin trên thẻ từ để qua đó nhận dạng chính xác sản phẩm, xác định vị trí cụ thể và thu thập thêm một số dữ liệu quan trọng khác.

rfid tags

Thẻ từ RFID được cấu tạo như thế nào?

cấu tạo thẻ rfid

Cấu tạo thẻ RFID thường bao gồm những thành phần chính như sau:

  • Chip (IC): Để chứa dữ liệu và các thông tin cần thiết. Ngoài ra nó còn có chức năng xử lý cũng như truyền tải dữ liệu đến thiết bị đọc. Các thông tin và dữ liệu bao gồm, số serial, mã số định danh, thông tin sản phẩm,…
  • Ăng-ten: Là thành phần có nhiệm vụ thu phát sóng radio của thẻ tag RFID. Anten có thể được tích hợp ngay trên thẻ và được sử dụng để truyền dữ liệu giữa thẻ và thiết bị đọc thẻ RFID thông qua sóng vô tuyến.
  • Chất nền: Là lớp vật liệu cơ bản, nơi mà các thành phần của của thẻ tag RFID được gắn vào. Chất liệu của nó thường bằng một tấm nhựa có khả năng cách điện tốt và đủ chắc chắn để bảo vệ những thành phần bên trong không bị hư hại bởi tác động từ môi trường bên ngoài.
  • Vỏ bảo vệ: Một lớp bảo vệ cao hơn bao quanh RFID Tags nhằm bảo vệ những thành phần bên trong khỏi những va đập mạnh, sự mài mòn và các tác động mạnh khác từ bên ngoài, chúng có thể được làm từ silicon, nhựa hoặc các vật liệu tương tự.

Nhìn chung cấu trúc của thẻ từ RFID khả linh hoạt và nhỏ gọn, đủ để cho phép loại thẻ này được tích hợp vào đa dạng các sản phẩm cũng như vật liệu chẳng hạn như, thẻ keycard, nhãn dán, cốp xe,…

Các loại thẻ RFID

phân loại thẻ từ rfid

Phân loại thẻ RFID theo tần số

Tần số thấp (LF)

Là loại hệ thống hoạt động ở mức tần sóng dao động từ 30KHz đến 300KhZ. Thông thường thẻ RFID LF sẽ cung cấp phạm vi đọc vào khoảng 10cm với mức sóng 125KHz.

Dù không được đánh giá cao về tốc độ đọc dữ liệu nhưng đây lại là hệ thống ít bị nhiễu sóng hơn khi tiếp xúc với chất lỏng và kim loại rắn. Vì vậy thẻ RFID tần số thấp có thể được ứng dụng phổ biến trong công tác kiểm soát cũng như giám sát sự phát triển của các loài động vật nuôi trong ngành chăn nuôi.

Tần số cao (HF)

RFID Tags tần số cao có mức dao động cao hơn LF (từ 3MHz đến 30MHz). Đây là hệ thống cung cấp phạm vi đọc từ 10cm – 1m và hoạt động ở mức sóng 13.56 MHz. Thẻ RFID HF thường được ứng dụng rộng rãi trong thanh toán điện tử không tiếp xúc.

Tần số siêu cao (UHF)

Là loại tần số có bước sóng nhạy cảm nhất, có mức tần số hoạt động từ 300MHz đến 3GHz. Để hoạt động được, thẻ từ RFID tần số siêu cao buộc phải đáp ứng những tiêu chuẩn UHF Gen 2 cho RFID với mức băng tần là 860 – 960MHz.

Đây là hệ thống có phạm vi đọc dài nhất (Có thể lên đến 12m), chi phí sản xuất thấp hơn nhưng lại cho ra tốc độ truyền dữ liệu vượt trội hơn hẳn so với Tag RFID HF và LF. Chính vì vậy mà thẻ RFID UHF có thể được ứng dụng trong những lĩnh vực quản lý hàng hóa quy mô lớn như kho bãi hay tích hợp trong cấu hình các thiết bị truyền thông vô tuyến.

Phân loại thẻ RFID theo phương thức kết nối với đầu đọc

Thẻ RFID chủ động

Thẻ này tự có nguồn cấp năng lượng riêng nhờ pin, phạm vi đọc cực kỳ dài cùng với khả năng lưu trữ dữ liệu lớn và chúng có thể liên tục phát tín hiệu đến các đầu đọc thẻ, nó được dùng để xác định vị trí chính xác của đối tượng được gắn thẻ theo thời gian thực.

Thẻ RFID thụ động

Đây là loại thẻ không có nguồn năng lượng riêng bên trong, thẻ nhận được năng lượng từ đầu đọc RFID và sử dụng năng lượng đó để truyền tín hiệu về phía ngược lại. Nói cách khác, loại thẻ này chỉ có thể truyền năng lượng đến anten khi nhận được tín hiệu từ đầu đọc, tuy nhiên đây lại là thẻ có chi phí rẻ nhất.

Thẻ RFID bán chủ động

Gần giống với thẻ thụ động, nhưng có tích hợp thêm một chiếc Pin nhỏ, nó cho phép IC của thẻ được cấp nguồn liên tục qua đó giảm bớt tính cần thiết trong việc thiết kế anten thu năng lượng từ tín hiệu quay lại.

-> Đọc ngay: Chi phí triển khai hệ thống RFID hết bao nhiêu?

Thẻ RFID ứng dụng được gì trong cuộc sống?

Thẻ RFID có thể được ứng dụng rộng rãi trong đa dạng lĩnh vực chẳng hạn như:

  • Hệ thống theo dõi, kiểm soát hành lý tại sân bay.
  • Hệ thống tính tiền, thu phí điện tử không chạm
  • Các thiết bị cảnh báo, chống trộm trong trung tâm thương mại.
  • Công nghệ truy xuất hàng hóa.
  • Hệ thống kiểm soát truy cập
  • Thư viện thông minh
  • Hệ thống cập nhật hồ sơ bệnh án và danh sách bệnh nhân
  • Hệ thống quản lý giặt là
  • Dây chuyền sản xuất tự động
  • Thẻ Keycard nhận phòng khách sạn

Hiện nay, PMS đang triển khai dịch vụ tích hợp công nghệ RFID trong triển khai số hóa công nghiệp 4.0 cho các dịch vụ tư vấn sản xuất của PMS. Chúng tôi còn hỗ trợ cung cấp trọn gói tư vấn một cách toàn diện để giải quyết mọi khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi tiến hành chuyển đổi số 4.0 từ chuyển giao phần mềm, công nghệ, hỗ trợ đào tạo kỹ thuật và xây dựng đội ngũ cố vấn xuyên suốt giải pháp cho đến khi doanh nghiệp nhận được giá trị thực tiễn mà dịch vụ chúng tôi đem lại. Liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0965845468 để được hỗ trợ tư vấn.

Các bài viết liên quan:

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *