Ứng dụng công nghệ 4.0 tiêu biểu trong sản xuất năm 2025

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất đang là xu hướng mà nhiều nhà máy đang dần đồng bộ cho quy trình và hệ thống sản xuất, vậy công nghệ 4.0 có thể áp dụng hiệu quả cho những công việc nào? Làm sao để công nghệ 4.0 được áp dụng một cách hiệu quả mà vẫn có thể tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp. Hãy cùng PMS tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất

Kiểm định chất lượng

kiểm định chất lượng

Công nghệ 4.0 có thể được ứng dụng trong công tác kiểm định chất lượng sản phẩm nhằm tăng cường độ chính xác, tránh bỏ qua những chi tiết mà mắt thường khó nhìn thấy để tối ưu hóa quá trình và tiết kiệm chi phí quản lý chất lượng.

Thông qua những thiết bị hiện đại chẳng hạn như như thị giác máy thông minh kết hợp với bộ lập trình PLC mà giờ đây công tác kiểm định chất lượng có thể được diễn ra tự động hóa hoàn toàn mà không cần sự can thiệp quá nhiều từ con người như trước.

Ngoài ra hiện nay một số bộ PLC hiện đại còn đi kèm thêm khả năng tích hợp với mọi thiết bị tự động hóa trong nhà máy để tạo thành hệ thống kết nối vạn vật công nghiệp (IIoT – Internet công nghiệp) hỗ trợ giám sát quá trình sản xuất và những tham số liên quan đến chất lượng sản phẩm.

Bốc xếp hàng hóa

Trong công tác bốc xếp hàng hóa công nghệ 4.0 được ứng dụng cụ thể như sau:

  • Hệ thống quản lý kho thông minh giúp tối ưu hóa vị trí lưu trữ.
  • Hệ thống tự động hóa sử dụng cảm biến và máy móc để nhận diện, phân loại sau đó dựa vào dữ liệu được thu thập để sắp xếp và bốc dỡ hàng hóa một cách chính xác và nhanh chóng.
  • Hệ thống cảm biến và phần mềm quản lý kho giúp theo dõi vị trí và trạng thái hàng hóa trong suốt quá trình bốc xếp và vận chuyển.

Truy xuất nguồn gốc

truy xuất nguồn gốc

Hiện nay nhiều doanh nghiệp đang áp dụng các công nghệ như Big Data, IIoT và AI trong công tác truy xuất nguồn gốc để tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

  • IIoT: Kết nối những thiết bị cảm biến và hệ thống vận hành (OT) với hệ thống điều hành và quản lý sản xuất MES, hệ thống quản lý vòng đời sản phẩm PLM cùng những hệ thống công nghệ thông tin khác của doanh nghiệp qua đó tạo nên một hệ thống truy xuất nguồn gốc hoàn chỉnh.
  • Big Data: Những dữ liệu thu thập được từ IIoT được phân tích thông qua công nghệ Big data qua đó đưa ra quyết định cho những vấn đề thuộc về quản lý kho hàng, phương pháp giảm thiểu lãng phí và lựa chọn nhà cung cấp.
  • AI: Công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể được sử dụng để phân tích cũng như dự báo những vấn đề trong quá trình sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng, từ đó kịp thời đưa ra những giải pháp phù hợp để giảm thiểu những rủi ro và quy trình được vận hành hiệu quả hơn.

Tự động hóa quy trình sản xuất

Một số ứng dụng của công nghệ 4.0 trong tự động hóa quy trình sản xuất bao gồm:

  • Công nghệ điện toán đám mây: Giúp những thiết bị di động có thể kết nối cũng như truy cập vào dữ liệu trên hệ thống đám mây để quy trình tự động hóa trở nên linh hoạt hơn.
  • AI: Sử dụng những thuật toán máy học để phân tích dữ liệu qua đó giúp hệ thống tự động hóa thấu hiểu được những dữ liệu đang được xử lý và tự động đưa ra những quyết định hợp lý.
  • Robot: Không chỉ trong y tế (Robot phẫu thuật) mà ngày nay trong sản xuất, Robot cũng có thể được sử dụng để thay thế con người trong những tác vụ sản xuất lặp đi lặp lại hoặc những công việc có độ rủi ro, nguy hiểm cao.

Bảo trì tiên đoán

bảo trì tiên đoán

Tại nhà máy, hệ thống IIoT sẽ thu thập toàn bộ dữ liệu của trang thiết bị, máy móc dùng trong sản xuất từ những thiết bị cảm biến dưới dạng Big Data. Sau đó, nó sẽ được kết hợp với Machine Learning và AI để phân tích các dữ liệu đã thu thập được và đánh giá tính trạng hiệu suất máy móc.

Thông qua những đánh giá, hệ thống sẽ đưa ra những dự đoán về các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra, tự động đưa ra khuyến nghị bảo trì thiết bị, thay thế linh kiện vào thời điểm thích hợp, bên cạnh đó, hệ thống còn thiết lập quy trình cảm báo và giải quyết sự cố cho các thiết bị qua đó hạn chế tình trạng gián đoạn trong hoạt động sản xuất.

Giám sát thông tin

giám sát thông tin

Đối với phương pháp giám sát thông tin theo kiểu truyền thống sẽ tốn khá nhiều thời gian và nhân lực mới có thể đạt được hiệu quả mang tính tương đối, ngoài ra, hiệu suất và tính chính xác trong công tác phát hiện lỗi cũng sẽ bị hạn chế do con người đôi lúc có thể sẽ có những thiếu sót trong quá trình giám sát.

Ngày nay, khi mà các nhà máy đang dần chạy theo xu hướng chuyển đổi số sản xuất 4.0, những trở ngại đó giờ đây đã không còn là mối lo đối với doanh nghiệp nữa.

Một vài ứng dụng tiêu biểu mà công nghệ 4.0 áp dụng cho hoạt động giám sát hệ thống thông tin bao gồm:

  • IIoT: Được sử dụng trong việc giám sát cũng như quản lý hệ thống thông tin, những thiết bị sản xuất tích hợp IoT có thể tiến hành thu thập dữ liệu và truyền tải thông tin đến những hệ thống khác.
  • Hệ thống giám sát mạng (Network Monitoring): Được dùng trong công tác giám sát và phân tích dữ liệu mạng để quản lý hệ thống an ninh mạng, kịp thời phát hiện ra những sự cố, các cuộc tấn công mã độc để có phương án ngăn chặn.
  • Ai: Sử dụng những thuật toán để hỗ trợ con người trong việc đưa ra những quyết định dựa trên dữ liệu thu thập và phát hiện những lỗi trên hệ thống. Ngoài ra công nghệ trí tuệ nhân tạo còn giúp đưa ra những dự đoán để kịp thời phòng tránh những sự cố thông tin trước khi chúng xảy ra.

Hiện nay, chuyển đổi số sản xuất đang là xu thế tất yếu để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí và nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Tuy vậy việc lựa chọn công nghệ nào phù hợp để áp dụng cho từng nhà máy lại đang là vấn đề khiến ban lãnh đạo phải đau đầu. Giữa muôn vàn những công nghệ mới, không phải công nghệ nào cũng sẽ phù hợp với quy mô, đặc tính và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

Do vậy cách tốt nhất để doanh nghiệp có thể biết được công nghệ nào phù hợp với doanh nghiệp của mình đó là lựa chọn những đơn vị tư vấn doanh nghiệp và công ty công nghệ sản xuất uy tín, để các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất sẽ đích thân khảo sát nhà máy sau đó nhận định tình hình một cách khách quan và đưa ra lộ trình chuyển đổi số phù hợp nhất với tình hình hiện tại của doanh nghiệp.

Hiện nay PMS chúng tôi đang triển khai chương trình tư vấn sản xuất ứng dụng các công nghệ chuyển đổi số sản xuất tiên tiến nhất hiện nay. Điểm khác biệt giữa chúng tôi và các đơn vị khác đó là chúng tôi ưu tiên vào hiệu quả thực tiễn sẽ đem lại cho doanh nghiệp chứ không phải là chi phí đầu vào hay những hiệu quả nói suông trên giấy.

Toàn bộ thiết bị, công nghệ đều hoàn toàn “Made in Vietnam”, với đội ngũ chuyên gia tư vấn, thiết lập hạ tầng phần mềm nhiều năm kinh nghiệm sẽ luôn sẵn sàng đồng hành cùng quý doanh nghiệp mọi lúc mọi nơi xuyên suốt hành trình số hóa sản xuất của doanh nghiệp.

Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình tư vấn của chúng tôi, quý anh/chị hãy liên hệ thông qua số hotline: 0965 845 468 – 028 7300 6069.

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *