Trong bài viết này, hãy cùng Học Viện PMS định nghĩa và phân biệt Scrum vs Kanban theo cách dễ hiểu nhất, mời bạn cùng xem qua ngay nhé!
1. Tìm hiểu sơ lược về Scrum và Kanban
Kanban là một phương pháp quản lý dự án giúp kiểm soát các công việc, còn Scrum là một phương pháp tập trung vào việc phân chia các công việc và hoàn thành nó.
Kanban và Scrum là phương pháp quản lý dự án bằng cách chia nhiệm vụ thành các bước nhỏ, trong quá trình này nó đặc biệt quan tâm đến tính quan trọng của công việc cải tiến liên tục.
Mặc dù có tính chất cốt lõi giống nhau, nhưng quy trình thực hiện để đạt được mục tiêu đó là khác nhau. Trong khi Kanban tập trung vào việc hình dung các nhiệm vụ và duy trì luồng làm việc liên tục, thì Scrum tập trung hơn vào việc thiết lập thời gian biểu cho mỗi chu kỳ công việc cũng như phân công các vai trò cụ thể.
1.1 Phương pháp Kanban là gì?
Kanban là một phương pháp quản lý trực quan dự án dựa trên bảng Kanban, nó có thể lựa chọn giữa bảng vật lý (bằng giấy) hoặc kỹ thuật số (bằng phần mềm chuyên dụng). Trong đó các giai đoạn của dự án được chia thành các cột. Các nhiệm vụ được viết trên thẻ và di chuyển theo từng cột cho đến khi hoàn thành.
Bằng cách làm rõ và hình dung những nhiệm vụ cần phải hoàn thành và xác định được công đoạn nào nhiệm vụ còn tồn đọng, Kanban giúp tăng tính minh bạch trong một dự án. Từ đó việc phân bổ tài nguyên được dễ dàng và chính xác hơn nơi cần đến. Theo Báo cáo của State of Kanban 2022, những lợi ích hàng đầu của Kanban bao gồm:
- Cải thiện mức độ hiển thị của quy trình làm việc.
- Đẩy nhanh sản lượng sản xuất.
- Tối ưu thời gian giao hàng
- Cải thiện khả năng dự báo và phân chia công việc.
- Cải thiện tính chính xác giữa mục tiêu với kết quả kinh doanh.
Nhờ vào việc áp dụng cả nguyên tắc từ mô hình Agile và Lean. Kanban có thể linh hoạt ứng dụng với các phương pháp khác. Trong số đó khi kết hợp cùng Scrum thì quy trình này gọi là Scrumban. Cũng theo báo cáo từ State of Agile 2022, số lần tham gia khảo sát sử dụng Scrumban là 27%, còn 56% là số doanh nghiệp sử dụng Kanban.
Một số công việc quan trọng khác trong Kanban như:
- Định nghĩa Quy trình làm việc – Definition of Workflow (DoW) để xác định các phần quan trọng của quy trình làm việc Kanban.
- Giới hạn công việc đang tiến hành – Work in progress (WIP) limits để hạn chế và không làm quá tải số lượng công việc đang tiến hành tại mỗi cột.
- Cải tiến – Kaizen khuyến khích cải thiện liên tục trong quá trình làm việc.
1.2 Phương pháp Scrum là gì?
Scrum là một phương pháp Agile được thiết kế cho các dự án phức tạp, nơi thường cần phải thích nghi với sự thay đổi. Scrum sử dụng phương pháp lặp để hoàn thành các nhiệm vụ, thay vì thực hiện các công việc của dự án trong một lần, nhóm phân chia và thực hiện các nhiệm vụ theo từng giai đoạn. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng thích nghi với các thay đổi và ưu tiên mới.
Được xây dựng trên ba nguyên tắc cơ bản: Thích nghi, minh bạch và kiểm tra. Thích nghi có nghĩa là Scrum chấp nhận sự thay đổi và có thể dễ dàng thích nghi với các dự án có hướng đi chiến thuật mới. Minh bạch đảm bảo mọi người trong nhóm đều biết điều gì đang xảy ra và tại sao. Kiểm tra giúp các thành viên trong nhóm và các bên liên quan kiểm tra dự án thường xuyên, khuyến khích một văn hóa cải tiến.
2. Kanban vs Scrum: So sánh những đặc điểm giống và khác nhau
2.1 Điểm tương đồng giữa Scrum vs Kanban
Cả Kanban và Scrum đều là phương pháp được rút ra từ mô hình Lean. Vì vậy cả 2 đều là phương pháp linh hoạt giúp giảm thiểu những sai lỗi còn tồn đọng trong quá trình thực hiện dự án, khuyến khích sự tham gia của tất cả các thành viên nhóm, có chu kỳ phát triển ngắn và có tính minh bạch cao.
2.2 Điểm khác biệt giữa hai phương pháp Kanban và Scrum
Kanban là việc hình dung các nhiệm vụ, trong khi Scrum thì giúp tạo cấu trúc cho quy trình làm việc. Kanban liên tục giao nhiệm vụ cho đến khi dự án hoàn thành, còn Scrum thì giao các phần công việc theo giai đoạn trong khoảng thời gian từ một đến bốn tuần.
Cụ thể sự khác nhau của 2 phương pháp được thể hiện như sau:
Tiêu chí | Kanban | Scrum |
Chu kỳ giao hàng | Liên tục | Chu kỳ sprint kéo dài từ một đến bốn tuần |
Chính sách thay đổi | Có thể tích hợp bất kỳ lúc nào | Thường không thực hiện trong chu kỳ sprint |
Các tư liệu | Bảng Kanban | Sản phẩm backlog, sprint backlog, sản phẩm tăng cường |
Khái niệm quan trọng | Hiệu quả, hiệu suất, dự đoán | Tính minh bạch, thích nghi, kiểm tra |
3. Giữa KanBan vs Scrum, nên chọn phương pháp nào?
- Khi nào nên sử dụng Kanban:
Kanban có nghĩa là “bảng biển” trong tiếng Nhật. Phương pháp Kanban được phát triển tại một nhà máy Toyota khi các thẻ được phát triển để theo dõi tiến độ sản xuất. Hiện nay, nó được sử dụng để cải thiện sản phẩm và quy trình ngoài lĩnh vực công nghiệp ô tô, bao gồm trong phát triển phần mềm, dịch vụ tài chính, tư vấn và các lĩnh vực sản xuất khác.
Kanban đã được chứng minh là cách thức hiệu quả để cải thiện tính hiển thị cho quy trình công việc. Ngoài ra, nó còn giúp thúc đẩy văn hóa cải tiến liên tục và hỗ trợ thúc đẩy năng suất công việc.
Kanban có thể phù hợp với các quy trình hiện có – bao gồm cả Scrum. Nếu bạn không muốn làm thay đổi toàn bộ quy trình làm việc nhưng vẫn nhận được những giá trị từ Agile, thì Kanban có thể là một cách tốt để bắt đầu.
- Khi nào nên sử dụng Scrum:
Scrum được xem như biện pháp giúp doanh nghiệp tăng năng suất cao hơn, giao hàng nhanh hơn, giá thành thấp hơn và đạt chất lượng cao hơn. Nhiều nhà quản lý dự án cũng xem Scrum là cách tốt nhất để giải quyết các vấn đề phức tạp hoặc các dự án thường phát sinh sự thay đổi thường xuyên.
Scrum có thể hợp lý nhất để sử dụng nếu doanh nghiệp bạn đang hoạt động trong lĩnh vực thường xuyên có sự biến động từ nhiều yếu tố, hoặc nếu dự án đó cần nhiều thời gian để thích nghi và xử lý. Điều này có thể bao gồm các ngành có sự cập nhật công nghệ thường xuyên hoặc các dự án tạo ra sản phẩm mới.
- Chọn cả hai phương pháp (Scrumban):
Thực tế thì Kanban và Scrum đều có những ưu điểm của riêng chúng. Nhưng thay vì băn khoăn không biết nên chọn phương pháp nào cho phù hợp, thì bạn có thể dễ dàng sử dụng cả hai để tối đa hóa các lợi ích. Việc kết hợp này gọi là Scrumban, điều này có thể là một quyết định đúng đắn khi bạn muốn kết hợp lợi ích của cả Scrum vs Kanban trong quá trình làm việc. Scrumban cho phép bạn sử dụng quy trình phát triển ngắn hạn của Scrum cùng với hình ảnh hóa công việc của Kanban. Điều này giúp tối ưu hóa tính minh bạch, quản lý công việc hiệu quả và thích nghi với thay đổi trong dự án.
Đăng ký nhận bản tin
Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS