Phương thức sản xuất là gì trong triết học? Có bao nhiêu loại?

Phương thức sản xuất là một khái niệm quan trọng trong kinh tế học và xã hội học, dùng để thể hiện cách thức tổ chức sản xuất của xã hội ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Điều này phản ánh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên bao gồm 2 yếu tố là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

Phương thức sản xuất là gì

Phương thức sản xuất là gì?

Phương thức sản xuất được hiểu là cách con người tác động để tạo ra những của cải vật chất cần thiết có thể tồn tại và phát triển xã hội. Hay còn có nghĩa là con người tổ chức và tiến hành hoạt động sản xuất ra của cải vật chất trong mỗi giai đoạn lịch sử con người.

Theo Karl Marx, phương thức sản xuất là sự hợp nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Nói cách khác, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, tạo thành sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Lấy dẫn chứng, mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất giống như “cái áo” và “người mặc”. Khi “cái áo” (quan hệ sản xuất) vừa vặn với “người mặc” (lực lượng sản xuất) sẽ giúp người mặc thoải mái vận động. Ngược lại, nếu “cái áo” quá chật hoặc quá rộng sẽ gây khó chịu cho người mặc. Nói cách khác, quan hệ sản xuất phù hợp sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, mang lại lợi ích cho con người và hướng tới sự công bằng xã hội.

Để rõ hơn về hai yếu tố cấu thành nên phương thức sản xuất là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, hãy cùng tìm hiểu nội dung theo wikipedia dưới đây:

ket cau cua phuong thuc san xuat
Kết cấu của phương thức sản xuất

Lực lượng sản xuất

Trong Marx-Lenin, lực lượng sản xuất được hiểu là chỉ toàn bộ các yếu tố vật chất kỹ thuật mà con người sử dụng để tác động đến tự nhiên để tạo ra của cải vật chất, nhằm đáp ứng nhu cầu của họ. Lực lượng sản xuất sẽ bao gồm hai yếu tố là:

  • Sức lao động: Gồm số lượng người lao động và trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm sản xuất, sức khỏe, tinh thần lao động…
  • Tư liệu sản xuất: Là phương tiện vật chất mà con người tác động vào đối tượng lao động (đất đai, cây cối, nguyên vật liệu,…) và công cụ lao động (máy móc, thiết bị, dụng cụ lao động,…)

Quan hệ sản xuất

Quan hệ sản xuất phản ánh mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất nhằm tạo ra của cải vật chất cho mình, bao gồm các yếu tố:

  • Quan hệ sở hữu với tư liệu sản xuất
  • Quan hệ phân phối sản phẩm
  • Quan hệ tổ chức và quản lý lao động

Sự tác động của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất

Quan hệ sản xuất có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển lực lượng sản xuất. Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển; còn không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, những sự kìm hãm đó diễn ra trong giới hạn với những điều kiện nhất định. Lúc này, theo quy luật chung, quan hệ sản xuất cũ sẽ được thay thế bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất luôn diễn ra từ phù hợp đến không phù hợp, rồi đến sự phù hợp ở mức độ cao hơn. Ban đầu, chúng tồn tại hài hòa và thúc đẩy nhau cùng phát triển, nhưng đến một giai đoạn nhất định, khi lực lượng sản xuất phát triển còn quan hệ sản xuất không còn phù hợp. Lúc này, con người bằng trí tuệ và hành động của mình, sẽ nhận thức được và chủ động tìm ra giải pháp để thiết lập sự cân bằng mới ở trình độ cao hơn, thúc đẩy sản xuất phát triển lên một tầm cao mới.

Sự phát triển của các phương thức sản xuất

phuong thuc san xuat
Các phương thức sản xuất đã có trong lịch sử

Qua chiều dài lịch sử phát triển của loài người, đã có các phương thức sản xuất như cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa vã xã hội chủ nghĩa. Mỗi phương thức đều có các đặc điểm riêng về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và trình độ phát triển xã hội, cụ thể:

Phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy

Phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy xuất hiện ở giai đoạn sơ khai của xã hội loài người. Với các đặc điểm như:

  • Sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất
  • Lao động có tính chất thợ săn, hái lượm
  • Chưa có sự phân công lao động rõ rệt
  • Sản phẩm lao động được phân phối theo nhu cầu của mỗi thành viên.

Phương thức sản xuất châu Á

Phương thức sản xuất châu Á tồn tại ở một số nước Đông Á cổ đại như Trung Quốc, Ấn Độ, khác với các nước phương Tây. Phương thức này chủ yếu tập trung vào:

  • Nền sản xuất tự cung tự cấp
  • Công cụ lao động thô sơ
  • Sở hữu ruộng đất tập trung cao độ ở giai cấp thống trị
  • Hình thái ý thức chấp nhận sự cai trị độc đoán.

Phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ

Xuất hiện ở thời kỳ cổ đại, giống như cái tiên của nó. Tư liệu sản xuất chính của phương thức này là sở hữu nô lệ với việc phân chia xã hội thành 2 giai cấp đối lập nhau – chủ nô và nô lệ. Hình thức sản xuất của thời kỳ này còn đơn giản, chỉ mang tính tự cung tự cấp.

Phương thức sản xuất phong kiến

Là phương thức sản xuất chủ yếu ở châu Âu thời Trung Cổ. Phương thức này cũng bị ràng buộc và cổ hủ bởi một số điểm như:

  • Đất đai là tư liệu sản xuất chính, thuộc sở hữu của giai cấp phong kiến
  • Nông nô bị ràng buộc với ruộng đất, phải nộp tô, thuế cho chủ đất
  • Kinh tế tự cung tự cấp ở các lãnh địa phong kiến.

Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Xuất hiện cùng với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản vào thế kỷ 16-17. Tư bản dần lớn mạnh với nhiều lối ưu duy phát triển:

  • Tư liệu sản xuất là tư bản, thuộc sở hữu tư nhân
  • Người lao động được sử dụng và trả công theo tự do.
  • Sản xuất hàng hóa phát triển mạnh mẽ.
  • Có sự tồn tại của hai giai cấp chính là tư sản và vô sản.

Nhờ vào sự tiến bộ của nó, phương thức sản xuất dần trở nên mạnh mẽ ở hầu hết các nước tư bản hiện nay.

Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa

Xuất hiện trong Cách mạng Tháng Mười Nga vào những năm 1917, hình thức sản xuất này có đặc điểm là tài liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà nước hoặc tập thể. Không có sự phân biệt giai cấp và mục đích chính của sản xuất là để phục vụ nhu cầu xã hội, không phải vì lợi nhuận.

Tuy nhiên, mô hình này đã bị đổ bể ở Liên Xô và các nước Đông Âu vào cuối thế kỷ 20.

Phương thức sản xuất cộng sản

Là phương thức sản xuất cộng sản có đặc điểm như:

  • Tài nguyên sản xuất thuộc về toàn bộ cộng đồng, không có sự sở hữu riêng của cá nhân hay tổ chức nào.
  • Không có sự hiện diện của nhà nước và tiền tệ, mà mọi hoạt động sản xuất được quản lý và điều phối bởi cộng đồng.
  • Mỗi cá nhân đóng góp vào sản xuất theo khả năng của mình và được hưởng thụ các sản phẩm theo nhu cầu thực tế.

Qua chiều dài lịch sử, các phương thức sản xuất chủ yếu đã trải qua sự thay đổi và phát triển theo xu hướng ngày càng hoàn thiện hơn để phục vụ tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có phương thức sản xuất nào đạt đến trình độ lý tưởng.

► Đọc thêm: Các loại hình sản xuất trong doanh nghiệp

Các phương thức sản xuất tại xã hội hiện đại

phuong thuc san xuat gom nhung yeu to nao

Sản xuất để lưu kho

Sản xuất để lưu kho là phương thức sản xuất mà doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dựa trên dự báo nhu cầu thị trường chứ không phải sản xuất theo đơn đặt hàng. Sau đó, các sản phẩm được lưu kho để cung ứng khi có đơn đặt hàng.

Ưu điểm của phương thức này là giảm chi phí sản xuất nhờ sản xuất hàng loạt, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường nhanh chóng. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn rủi ro dư thừa hàng tồn kho nếu dự báo thị trường không chính xác.

Sản xuất theo đơn đặt hàng

Đây là phương thức sản xuất mà doanh nghiệp chỉ sản xuất khi có đơn đặt hàng cụ thể từ khách hàng. Sản xuất theo đơn hàng giúp doanh nghiệp hạn chế tồn kho, giảm rủi ro kinh doanh. Nhược điểm là chi phí sản xuất cao, thời gian đáp ứng đơn hàng chậm hơn so với sản xuất để lưu kho.

► Đọc thêm: Các bước lập kế hoạch sản xuất theo đơn hàng

Sản xuất lắp ráp theo đơn hàng

Phương thức sản xuất lắp ráp theo đơn hàng là sự kết hợp những điều tốt nhất của 2 phương pháp trên. Theo đó, các bộ phận, chi tiết máy móc được sản xuất để tồn kho. Khi có đơn hàng, doanh nghiệp sẽ lắp ráp lại thành sản phẩm hoàn chỉnh theo yêu cầu riêng của từng khách hàng.

Phương thức này đang ngày càng phổ biến do sự phát triển của công nghệ sản xuất linh hoạt. Nó kết hợp ưu điểm về chi phí của sản xuất hàng loạt với khả năng đáp ứng đơn hàng riêng biệt của sản xuất theo đơn đặt hàng.

Phương thức sản xuất phản ánh cách thức tổ chức sản xuất của xã hội ở một giai đoạn nhất định. Kết cấu của phương thức sản xuất gồm có lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Nó có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Sự vận động và thay đổi của phương thức sản xuất là động lực thúc đẩy sự phát triển của lịch sử loài người.

Qua các giai đoạn lịch sử, phương thức sản xuất ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *